Xây Dựng Công Thức Trong Excel / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Tự Xây Dựng Công Thức Đọc Số Tiền Bằng Chữ Trong Excel

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách tự xây dựng công thức đọc số tiền bằng chữ trong excel. Trong bài viết tại phần 1, chúng ta đã tìm hiểu xong về Sự phức tạp của việc đọc số tiền bằng chữ theo tiếng việt và Các bước xây dựng hàm đọc số bằng chữ tiếng việt, trong đó đã tìm hiểu tới phần đọc thành chữ cho hàng tỷ. Các bạn có thể xem lại bài viết tại địa chỉ:

Hướng dẫn cách tự xây dựng công thức đọc số tiền bằng chữ trong excel từ A đến Z – Phần 1

Tải về file mẫu tại địa chỉ: http://bit.ly/2Upapa1

Các bước xây dựng hàm đọc số bằng chữ tiếng việt

Đọc vị trí hàng trăm triệu

Tại vị trí này, việc đọc giống như đọc ở vị trí hàng trăm tỷ. Tuy nhiên có thêm một số yêu cầu:

Phần bên trái (từ vị trí hàng trăm triệu tới hàng trăm tỷ) có số nào lớn hơn 0 không. Nếu không có thì bằng rỗng, nếu có thì xét thêm trường hợp sau:

Nếu có bất kỳ số nào hàng triệu, mà tại vị trí F3 (hàng trăm triệu) bằng 0 thì đọc là “không trăm“

Còn lại tùy theo số tại F3 mà đọc thành chữ tương ứng từ “một” đến “chín“, kết hợp thêm chữ ” trăm” (có dấu cách trước chữ trăm)

Công thức đọc số tiền bằng chữ tại vị trí hàng trăm triệu:

F5=IF(SUM(C3:F3)=0,””,IF(SUM(F3:H3)=0,””,IF(F3=0,”không trăm”,CHOOSE(F3,”một”,”hai”,”ba”,”bốn”,”năm”,”sáu”,”bảy”,”tám”,”chín”)&” trăm”)))

Trong đó:

SUM(C3:F3)=0 để xét phần từ vị trí hàng trăm triệu trở về bên trái (hàng trăm tỷ) có số nào lớn hơn 0 không

Đọc vị trí hàng chục triệu

Vị trí này đọc giống như hàng chục tỷ. Công thức tại vị trí hàng chục triệu:

Trong đó:

SUM(C3:G3)=0 để xét từ vị trí hàng chục triệu trở về bên trái (hàng trăm tỷ) có số nào lớn hơn 0 không

Còn lại thì đọc theo số hàng chục từ “mười” đến “chín mươi“

Đọc vị trí hàng triệu

Vị trí này đọc giống như hàng tỷ. Công thức tại vị trí hàng triệu:

Trong đó:

SUM(F3:H3)=0 xét toàn bộ số hàng triệu, nếu đều = 0 thì không đọc hàng triệu

Còn lại trường hợp có số hàng triệu thì đọc giống như cách đọc hàng tỷ, nhưng thay chữ “tỷ” bằng chữ “triệu” (vị trí H4) có kèm thêm dấu cách.

Như vậy kết quả hàng triệu như sau:

Đọc vị trí hàng nghìn

Các vị trí ở hàng nghìn: trăm nghìn, chục nghìn, nghìn được đọc giống như ở hàng triệu. Điểm chú ý duy nhất là đơn vị ở hàng nghìn có 2 cách đọc: ngàn/ nghìn tùy theo địa phương. Do đó cần tạo danh sách chọn đơn vị này tại dòng 4, cột K (chữ số đơn vị hàng nghìn)

Công thức tại các vị trí:

I5=IF(SUM(C3:I3)=0,””,IF(SUM(I3:K3)=0,””,IF(I3=0,”không trăm”,CHOOSE(I3,”một”,”hai”,”ba”,”bốn”,”năm”,”sáu”,”bảy”,”tám”,”chín”)&” trăm”)))

Như vậy kết quả hàng nghìn như sau:

Đọc vị trí hàng đơn vị

Gồm các chữ số thể hiện tiền ” lẻ“, gồm trăm đồng, chục đồng, đồng.

Ở hàng đơn vị có phân ra 2 loại là “Lẻ/chẵn” và cách đọc cũng có sự khác nhau.

Có bất kỳ số nào ở hàng đơn vị thì sẽ là “lẻ” và đọc chi tiết từng đồng

Không có bất kỳ số nào ở hàng đơn vị (đều = 0) thì đọc là “đồng chẵn”

Kết thúc đọc tiền bằng chữ là dấu “./.” để thể hiện đã kết thúc đoạn bằng chữ.

Như vậy phần hàng trăm và hàng chục không ảnh hưởng gì, chỉ ảnh hưởng ở hàng đơn vị cuối cùng.

Đọc chữ số hàng trăm đồng:

L5=IF(SUM(C3:L3)=0,””,IF(SUM(L3:N3)=0,””,IF(L3=0,”không trăm”,CHOOSE(L3,”một”,”hai”,”ba”,”bốn”,”năm”,”sáu”,”bảy”,”tám”,”chín”)&” trăm”)))

Trong đó:

N3=0 là khi ngoài 2 logic trên sẽ là đồng lẻ (không đọc chữ “lẻ”, chỉ đọc là “đồng”), số 0 sẽ không đọc.

Các số còn lại thì đọc giống các chữ số hàng đơn vị khác. Kết thúc với dấu “./.“

Kết quả cuối cùng như sau:

Xử lý viết hoa chữ cái bắt đầu

Có 1 nguyên tắc là phải viết hoa chữ cái bắt đầu trong cả dãy số tiền bằng chữ. Tuy nhiên chúng ta phải xác định được tại vị trí nào là bắt đầu, và tại vị trí đó sẽ tách ký tự đầu tiên ra để viết hoa.

Logic trên có thể diễn giải như sau (viết công thức trên dòng 6):

Nếu tại vị trí đọc ra chữ tương ứng là ô trống (giá trị rỗng) thì trả về giá trị rỗng (không xử lý)

Nếu tại vị trí đó không rỗng thì xét tổng số ô trống ở phía trước nó có bằng với vị trí số đó không, nếu đúng thì sẽ xử lý viết hoa chữ cái đầu tiên, nếu không thì trả về giá trị đọc bằng chữ đã có.

Tại C6 ta có công thức:

IF(C5=””,””,IF(COUNTIF(B5:B5,””)=C2,UPPER(LEFT(C5,1))&RIGHT(C5,LEN(C5)-1),C5))

Trong đó:

C5 là vị trí kết quả đã đọc bằng chữ cần xử lý

COUNTIF(B5:B5,””) là đếm số ô trống trong vùng từ B5. Với các vị trí khác sẽ bắt đầu đếm từ B5 và tăng dần lên (sang bên phải)

UPPER(LEFT(C5,1))&RIGHT(C5,LEN(C5)-1) là hàm xử lý viết hoa chữ cái đầu tiên trong nội dung ở C5

Xem lại bài viết: Hướng dẫn cách chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên trong Excel

Fillright công thức tại C6 tới N6 (trong đó chú ý vị trí B5 đầu tiên trong hàm COUNTIF phải giữ nguyên, không được thay đổi; có thể cố định vị trí này với phím F4)

Kết quả thu được như sau:

(nên làm bước này trước, bởi làm ở bước sau thì hàm xử lý viết hoa sẽ rất dài, dễ bị rối)

Ghép các từ đã đọc thành kết quả số tiền bằng chữ

Từng vị trí chữ số đã được đọc, việc còn lại chỉ đơn giản làm ghép lại các từ này là xong.

Ở đây chúng ta có 12 vị trí nên sẽ phải ghép theo nguyên tắc sau:

Mỗi vị trí (mỗi ô ở dòng 6) sẽ nối với vị trí bên cạnh nó và phải thêm 1 dấu cách ở giữa 2 chữ này.

Dùng hàm TRIM để loại bỏ những dấu cách thừa trong kết quả ghép được.

Tại ô B2 chúng ta có kết quả như sau:

B2=TRIM(C6&” “&D6&” “&E6&” “&F6&” “&G6&” “&H6&” “&I6&” “&J6&” “&K6&” “&L6&” “&M6&” “&N6)

Nếu việc ghép như trên là dài và mất nhiều công, bạn có thể tìm hiểu về hàm TEXTJOIN ở các phiên bản Excel2016 trở đi, công việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Tham khảo bài viết: GHÉP NỐI KÝ TỰ VỚI HÀM CONCAT VÀ TEXTJOIN TRONG EXCEL

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành được hàm đọc số bằng chữ trong Excel rồi. Logic tuy dài dòng nhưng hoàn toàn có thể phân tích được, sử dụng những hàm Excel mà ai cũng biết. Bài toán này sẽ giúp các bạn luyện tập rất tốt cho việc phân tích logic, phát triển logic thành công thức, hàm trong Excel.

Ngoài ra tính ứng dụng của hàm này rất đơn giản, chúng ta chỉ cần làm như sau:

Gán số cần đọc vào vị trí Nhập số

Gán kết quả đọc tiền bằng chữ vào vị trí kết quả cần đọc.

Bảng Tính Excel Quản Lý Tiến Độ Công Trình Xây Dựng

Công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng

Trong Xây dựng, Tổ chức thời gian thực chất là lập kế hoạch về thời gian, Xây dựng kế hoạch thời gian chính là “Tiến độ xây dựng”. Mục đích của việc lập kế hoạch thời gian và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn thành những mục tiêu của sản xuất xây dựng, quen gọi là tiến độ thi công.

Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trong xây dựng là hai việc không thể tách rời nhau. Không có kế hoạch thì không thể kiểm tra được, vì kiểm tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động sản xuất đúng với tiến trình thời gian, bằng cách điểu chỉnh các sai lệch so với thời gian trong kế hoạch đã định. Như vậy tiến độ là cơ sở để quản lý thi công xây dựng

Quản lý việc xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của dự án

Thông thường khi lập tiến độ thi công phải theo 10 bước:

– Bước 1: Xác định cấp độ quản lý kế hoạch tiến độ.

– Bước 2: Xác định đối tượng và phạm vi lập kế hoạch tiến độ.

– Bước 4: Xác định tài nguyên trong công việc.

– Bước 5: sắp xếp trình tự thực hiện công việc (trình tự thi công).

– Bước 6: Xác định thời gian thực hiện từng công việc.

– Bước 7: Chọn hình thức thể hiện và lập tiến độ ban đầu.

– Bước 8: Lập biểu đồ nhu cầu tài nguyên theo tiến độ.

– Bước 9: Phân tích, đánh giá tiến độ vừa lập theo mục tiêu đề ra.

– Bước 10: Điều chỉnh và đưa ra tiến độ chấp nhận được.

(Từ bước 3 – 6 là các bước chính và quan trọng để thiết lập được kế hoạch tiến độ ban đầu).

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Excel tính giá trị động đất theo TCXDVN 198-1997 chuẩn nhất.

Nhận dạng các loại nền đất bằng Excel đơn giản hay nhất.

Bảng tính kiểm tra kết cấu mặt đường theo 3230/QĐ-BGTVT.

Bảng tính độ võng dầm hai đầu ngàm theo TCVN đơn giản nhất.

Bảng tính Sức chịu tải của nền đất theo Terzaghi chuẩn nhất 2020.

Chủ đề được quan tâm nhiều nhất

Cách Xây Công Thức Đọc Số Tiền Bằng Chữ Trong Excel Từ A Đến Z

Tải về file mẫu tại địa chỉ: http://bit.ly/2Upapa1

Sự phức tạp của việc đọc số tiền bằng chữ theo tiếng việt

Trước khi đi vào tìm hiểu cách làm, xin phép được nhắc lại một số vấn đề khiến cho việc đọc số tiền bằng chữ lại ” khó “, khiến nhiều người không làm được:

Số tiền có thể lớn, lên tới hàng tỷ, nghìn tỷ, thậm chí lớn hơn nữa. Do đó việc phân tách cách thành phần tỷ / triệu / nghìn / trăm khiến không thể dùng 1 công thức mà đạt được ngay. Phải phối hợp nhiều công thức khác nhau, mỗi nhóm lại có logic khác nhau.

Phiên âm có sự thay đổi không đồng nhất giữa các địa phương. Những từ như “bảy/ bẩy”, “nghìn / ngàn”, “linh / lẻ” đôi khi có thể dùng mỗi nơi một khác, nhưng đều đúng. Do đó cần có sự biến đổi linh hoạt các từ này để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Số tiền chẵn và lẻ sẽ có đuôi kết thúc khác nhau. Với tiền chẵn sẽ có kết thúc là “đồng chẵn”, còn tiền lẻ chỉ kết thúc với “đồng”. Do đó việc tùy biến phần kết thúc cũng khiến vấn đề trở nên phức tạp khi xác định khi nào là lẻ, khi nào là chẵn (trong khi các cách đọc của tiền USD không quy định việc này)

Trong chính những từ như “một / mốt”, “bốn / tư”, “năm / lăm” lại thay đổi trong những hoàn cảnh nhất định. Việc xác định khi nào dùng từ nào đòi hỏi phải biện luận logic phức tạp hơn nhiều so với cách đọc trực tiếp từng số.

Ngoài ra còn một phần mở rộng nữa là khi đọc số tiền ngoại tệ theo cách tiếng việt có thể khác với cách đọc của nước ngoài (tiếng anh). Do đó cần lưu ý khi thay đổi cách đọc với các loại ngoại tệ

Với những vấn đề phức tạp trên, chúng ta sẽ thực hiện việc xây dựng hàm đọc số tiền bằng chữ theo từng bước để tránh nhầm lẫn.

Các bước xây dựng hàm đọc số bằng chữ tiếng việt

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách đọc số tới hàng trăm tỷ (gồm 12 chữ số). Những số từ hàng nghìn tỷ trở lên các bạn tự phát triển tiếp theo ý tưởng của bài viết.

Chuyển số bất kỳ về dạng số có trên 12 chữ số

Bản chất của 1 con số là không có số 0 ở trước (hoặc có thì cũng không có ý nghĩa gì). Tuy nhiên khi muốn phân tách thứ tự của từng vị trí các số ra tương ứng từng chữ số, chúng ta lại cần phải chuyển con số về dạng có đủ 12 chữ số, nếu số đó nhỏ hơn hàng trăm tỷ thì phải thêm số 0 ở trước.

Phương pháp đơn giản để chuyển 1 số về dạng số có trên 12 chữ số là cộng số đó với 10 mũ 12 (một số có 12 chữ số 0 ở phía sau)

Ví dụ:

Số 10.010.001.010 là số có 11 chữ số. Khi đem số này cộng với 10^12 ta có kết quả là: 1.0 10.010.001.010

Nếu lấy 12 chữ số từ phải qua trái thì ta có kết quả 0 10.010.001.010. Số này về bản chất giống với số ban đầu với 11 chữ số, nhưng có thêm số 0 ở trước để phản ánh đúng từng con số trong các chữ số.

Từ cột C đến cột N, chúng ta có 12 số tương ứng từ 1 đến 12 (dòng 2) giúp nhận biết từng vị trí các chữ số.

Tương ứng với các cột này, tại dòng 3 chúng ta sẽ dùng hàm để tách từng vị trí các chữ số trong dãy số ở ô B2 như sau:

Sử dụng hàm MID để tách từng vị trí trong dãy số, trong đó:

Text: là dãy số ở ô B2. Khi viết công thức chúng ta chú ý cố định tham chiếu ô B2

Start_num: là bắt đầu từ ký tự thứ mấy. Vì dãy số ở ô B2 có 13 ký tự, trong khi chúng ta chỉ lấy 12 ký tự bên phải, tức là lệch so với ký tự bắt đầu 1 chữ số. Do đó Start_num sẽ bằng số tương ứng ở dòng 2 + 1

Num_char: là số ký tự cần lấy. Ở đây chúng ta chỉ lấy duy nhất 1 ký tự tương ứng với vị trí chữ số cần tách.

Tuy nhiên hàm MID chỉ trả về dữ liệu là dạng text. Do đó chúng ta kết hợp thêm hàm VALUE để chuyển kết quả về dữ liệu dạng Number (tránh xung đột về bản chất dữ liệu)

C3=MID($B$2,C2+1,1)

Từ C3:N3 chúng ta sao chép công thức từ C3 sang phải (thao tác Fill Right, phím tắt Ctrl+R)

Kết quả chúng ta có được từng vị trí các con số tương ứng như sau:

Vì các vị trí có thể bao gồm các số từ 0 đến 9, trong đó số 0 lại có cách đọc rất đặc biệt, phụ thuộc vào trước đó có số nào khác 0 không, nên khi đọc số ra chữ chúng ta phải xét 2 phần:

Phần phía bên trái tính từ vị trí đó trở đi

Số tại vị trí đó

Các hàm sẽ viết ở dòng 5 (dòng 4 phục vụ cho mục đích chuyển đổi các từ mang yếu tố địa phương để tùy biến cách đọc cho phù hợp)

Đọc vị trí hàng trăm tỷ

Tại vị trí này là vị trí đầu tiên trong chuỗi 12 chữ số, do đó không xét phần bên trái mà xét ngay tại vị trí đó là ô C3

Nếu C3=0 thì trả về giá trị rỗng, tức không đọc gì cả

Nếu C3 khác 0 thì sẽ đọc từ một đến chín, kèm theo đơn vị là “trăm” (hàng trăm tỷ)

Hàm tại C5 được viết như sau:

IF(C3=0,””,CHOOSE(C3,”một”,”hai”,”ba”,”bốn”,”năm”,”sáu”,”bảy”,”tám”,”chín”)&” trăm”)

Trong đó:

Hàm IF để xét logic tại C3 có bằng 0 hay không.

Hàm CHOOSE để lấy tương ứng vị trí số ở C3 với các từ phiên âm bằng chữ của số đó. Các từ phiên âm bằng chữ đặt trong dấu nháy kép vì là dữ liệu dạng text.

Nối hàm CHOOSE với từ “trăm” bởi dấu &, trước từ “trăm” có thêm dấu cách là ” trăm” để tạo khoảng cách giữa từ phiên âm với đơn vị. Toàn bộ phần này đặt trong mệnh đề value_if_false của hàm IF. Do đó phía sau mệnh đề này sẽ đóng ngoặc để kết thúc hàm IF.

Đọc vị trí hàng chục tỷ

Các trường hợp logic có thể xảy ra với vị trí này bao gồm:

Phần từ vị trí hàng chục tỷ trở về bên trái (từ C3:D3) có vị trí nào có số liệu không, hay nói cách khác là so sánh tổng C3:D3 có =0 hay không. Nếu =0 thì tức là không có nội dung gì. Khi đó sẽ không cần đọc vị trí này, kết quả là rỗng.

Nếu logic trên là sai, tức là có thể có 1 trong 2 vị trí ở hàng trăm tỷ hoặc chục tỷ (hoặc cả 2) thì sẽ xét chi tiết hơn, bao gồm:

1. Hàng chục tỷ và hàng tỷ không có con số nào (đều bằng 0) thì sẽ không đọc phần hàng chục tỷ (dù có số hàng trăm tỷ thì chỉ đọc hàng trăm, không đọc hàng chục)

2. Hàng chục tỷ = 0 nhưng hàng tỷ thì có (khác 0) thì sẽ đọc theo phiên âm được chọn ở D4, là “linh” hoặc “lẻ” (tức là có hàng trăm, có hàng đơn vị nhưng không có hàng chục thì sẽ đọc hàng chục là linh/lẻ tùy theo tiếng địa phương)

Công thức tại ô D5 được viết như sau:

Chú ý: Hàng đơn vị khi đọc các con số bằng chữ sẽ khác với hàng trăm ở những vị trí:

1 đọc là mười thay vì một, không phải đọc là mươi mà là mười

từ 2 đến 9 đọc có kèm theo chữ mươi chứ không phải toàn bộ ghép với chữ mươi như với hàng trăm (đoạn &” trăm”).

Tại vị trí D4 thiết lập danh sách chọn theo Data Validation/List:

Đọc vị trí hàng tỷ (hàng đơn vị)

Các trường hợp logic có thể xảy ra với vị trí này bao gồm:

Phần từ vị trí hàng tỷ trở về bên trái (từ C3:E3) có vị trí nào có số liệu không, hay nói cách khác là so sánh tổng C3:E3 có =0 hay không. Nếu =0 thì tức là không có nội dung gì. Khi đó sẽ không cần đọc vị trí này, kết quả là rỗng.

Nếu logic trên là sai, tức là có thể có 1 trong 3 vị trí thì sẽ xét chi tiết hơn, bao gồm:

2. Không đúng theo logic 1 thì tức là tại vị trí E3 có con số. Khi đó việc đọc số ở E3 ra chữ phụ thuộc theo chữ số ở phía trước nó (hàng chục). Chú ý sẽ đọc khác ở vị trí số 1 và số 5 như sau:

Nếu có phần hàng chục thì hàng đơn vị đọc là 1=mốt và 5=lăm

Nếu không có phần hàng chục thì hàng đơn vị đọc là 1=một và 5=năm

Lưu ý: Ngoài ra có thể tùy biến ở vị trí số 4 đọc là ” bốn” hay ” tư” tùy theo cách đọc từng địa phương. Có thể tạo danh sách chọn riêng cho từ này và tham chiếu ở vị trí ” bốn ” cho giá trị được chọn đó.

Công thức tại ô E5 được viết như sau:

Như vậy chúng ta đã đọc xong phần hàng tỷ. Kết quả như sau:

Hướng dẫn cách tự xây dựng công thức đọc số tiền bằng chữ trong excel – Phần 2

Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!

Add-in đọc số thành chữ từ Học Excel Online

Biết Cách Xây Dựng Dashboard

Dashboard excel là một chức năng trong excel, giúp bạn tạo ra một dashboard (bảng điều khiển) có dạng báo cáo từ những con số đầu vào khô khan, giúp việc trình bày có tính sinh động và trực quan. Biết cách xây dựng dashboard trong excel là bạn đã sở hữu kỹ năng nâng cao tuyệt vời mà bao người mong muốn có được. Bài viết hướng dẫn này sẽ giúp bạn cách xây dựng dashboard trong excel.

Chức năng dashboard trong excel

Dashboard tuy trông giống như một báo cáo, nhưng dashboard không phải là một báo cáo.

Báo cáo chỉ thu thập và hiển thị dữ liệu ở một nơi duy nhất.

Dashboard thu thập dữ liệu từ một hay nhiều nhóm dữ liệu (có thể từ các báo cáo) để tạo ra các kết quả trực quan. Từ đó, dashboard giúp bạn ra được những quyết định đúng đắn, có cơ sở khoa học rõ ràng.

Các dashboard có thể là tĩnh hoặc tương tác. Dashboard tương tác thì gười dùng có thể thực hiện các lựa chọn và thay đổi chế độ xem và dữ liệu sẽ tự động cập nhật.

Cách xây dựng dashboard trong excel

Để xây dựng được một dashboard thực sự hiệu quả (dashboard có thể sử dụng được, không phải làm đi làm lại vì một số trục trặc kỹ thuật), người làm dashboard cần có một số kiến thức và kỹ năng excel nhất định.

Các kiến thức và kỹ năng này bao gồm:

Biết cách sử dụng các hàm tổng hợp dữ liệu như SUMIFS, COUNTIFS, SUMPRODUCTS

Các kĩ năng sử dụng và lồng ghép các hàm

Các kĩ năng sử dụng Shapes, vẽ đồ thị và sử dụng Sparklines trong Excel.

Nếu bạn đã trang trị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng trên, bạn có thể bắt đầu đến với cách xây dựng dashboard trong excel.

1. Xác định mục đích

– Bạn phải biết chính xác bạn muốn gì tại dashboard, hình dung một cách rõ ràng mục đích mà dashboard được tạo ra, phục vụ cho điều gì, cần lấy dữ liệu gì hoặc từ dữ liệu đã có thể cho ra dashboard loại gì.

– Không chỉ là xác định “loại” dashboard, bạn cũng cần chắc chắn về tính thường xuyên của dashboard: dashboard sử dụng một lần hay dashboard cần được cập nhật lại, với mức độ thường xuyên như thế nào?

– Bạn cũng cần phải biết đối tượng hướng đến của dashboard: đó là khách hàng, quản lý, đối tác hay là ai. Điều này sẽ vạch đúng con đường bạn cần đi.

– Một lưu ý mà bạn cũng nên để tâm là phiên bản Microsoft Office mà đối tượng của dashboard sử dụng. Ví dụ như nếu đối tượng sử dụng Excel 2003 thì khi bạn sử dụng hàm IFERROR sẽ gây ra lỗi do phiên bản Excel 2003 chưa hỗ trợ hàm excel n

2. Xác định và xử lý dữ liệu nguồn

Lấy dữ liệu

Lý tưởng nhất là khách hàng cung cấp dữ liệu excel cho bạn và bạn chỉ cần xử lý, làm dashboard.

Nếu bạn có dữ liệu nhưng lại ở dạng CSV hoặc tệp văn bản, bạn có thể xử lý nó qua định dạng excel.

Nếu bạn có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu, bạn có thể tạo kết nối và cập nhật gián tiếp.

Làm sạch dữ liệu

Dữ liệu mà bạn nhận được có thể chưa được “sạch”, nên bạn cần thực hiện thanh lọc dữ liệu trước xây dựng dashboard.

Bạn có thể cần thực hiện nhiều việc: loại bỏ các khoảng trắng hàng đầu, dấu hoặc kép, tìm và xóa các bản sao, xóa khoảng trống và lỗi,… Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể cần cơ cấu lại dữ liệu như tạo bảng Pivot. Mọi thứ tùy thuộc vào dữ liệu mà bạn nhận được.

3. Lên phác thảo cho dashboard

Vẽ phác thảo là bước cần thiết cho bất kỳ điều gì, kể cả dashboard. Bước này giúp bạn xác định được bạn muốn gì và sẽ có gì, một cách gần như chính xác và chắn chắn.

Bạn có thể phác theo ra giấy, hay một số công cụ (ví dụ như powerpoint), chỉ cần đảm bảo được việc lên ý tưởng này có được bản phác thảo tốt nhất.

4. Thực hiện tạo dashboard

Khi đã hoàn thành xong 3 bước trên, bước 4 trở nên cực kỳ dễ dàng, bạn chỉ cần sử dụng các công cụ có excel, kết hợp với các hàm trong excel để tạo nên một dashboard hoàn chỉnh.

Kết

Nhìn chung, dashboard đem đến cho bạn các nhìn trực quan sinh động, hô biến các con số khô khan để cho ra một bản trình bày “biết nói”, giúp bạn đưa ra quyết định một cách chính xác. Do đó, nắm được cách xây dựng dashboard trong excel là một kỹ năng quan trọng mà bạn nên thuần thục.