Vị Trí Quan Trọng Nhất Trong Lol / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Vị Trí Nào Quan Trọng Nhất Trong Liên Minh Huyền Thoại?

Đương nhiên một trận đấu luôn cần sự cố gắng của cả 5 người chơi, nhưng đã bao giờ bạn thử hỏi đâu là vị trí quan trọng nhất trong trò chơi Liên Minh Huyền Thoại chưa?

Đây là một vị trí khó chơi nhất, bởi kể cả khi bạn làm tròn trách nhiệm cả trận nhưng chỉ sai lầm trong một giây phút cũng có thể bị “giáo huấn”. Tướng Hỗ Trợ cũng cần phải hi sinh cho cả đội rất nhiều, cũng vì vậy mà lượng vàng luôn ít hơn những thành viên khác trong đội. Thi đấu tốt chỉ với lượng trang bị ít ỏi, đó là cái khó của người chơi Hỗ Trợ phải giải quyết được.

Nhiệm vụ cao cả của tướng Hỗ Trợ là phải bảo kê được Xạ Thủ tốt, nắm bắt được tình huống để trợ giúp người Đi Rừng và Đường Giữa trong lúc cần. Nắm giữ nhiều kĩ năng khống chế mạnh để mở giao tranh, Hỗ Trợ chắc chắn xứng đáng được là vị trí quan trọng nhất.

Một vị tướng Hỗ Trợ đánh hay sẽ gây áp lực không kém gì người Đi Rừng.

Đi Rừng – Vị trí thứ hai

Người Đi Rừng có ảnh hưởng rất lớn đến một trận đấu. Từ việc hỗ trợ các đường, kiểm soát tầm nhìn cho đến tranh chấp các mục tiêu lớn, tất cả việc này đều được đặt lên vai người Đi Rừng. Khi một vị tướng Đi Rừng có được lợi thế đầu trận thì anh ta có thể giúp cả 3 đường lăn cầu tuyết nhanh chóng.

Việc ăn quái rừng khó hơn việc ăn lính ngoài đường bởi còn phải để ý về lượng máu và nắm rõ lượng sát thương bản thân có thể gây ra, vì vậy nên người Đi Rừng phải thật sự thuần thục vị tướng của mình. Cũng vì vậy mà trong trò chơi, tài khoản phải đạt đến cấp độ 10 thì mới có Phép Bổ Trợ Trừng Phạt là vì thế.

SofM “bán hành” cả đội bạn với Hecarim Đi Rừng.

Đường Giữa, Xạ Thủ, Đường Trên – Đồng hạng 3

Đây là những vị trí đem lại cho cả đội sức tấn công lẫn khả năng phòng thủ. Mỗi vị trí đều có một quãng thời gian mạnh và yếu khác nhau nên rất khó để so sánh vị trí nào quan trọng hơn, đó là lí do cả 3 đều được xếp ở cùng một thứ hạng. Cả 3 vị trí này đều cần sự giúp đỡ đến từ người chơi Đi Rừng và Hỗ Trợ nếu muốn chiếm được lợi thế trước kẻ địch cùng đường.

Trước hết, ai cũng hiểu rằng những trụ Đường Giữa quan trọng thế nào khi xét về mặt chiến thuật trong một trận đấu. Những người chơi Đường Giữa phải thi đấu cực tốt để bảo vệ những trụ đầu, cũng như giữ được thế trận trong thời gian dài.

Người chơi Đường Giữa cũng có thể đảo lên Đường Trên hay xuống Đường Dưới một cách dễ dàng, vì vậy khả năng trợ giúp đồng đội cũng không kém hơn so với người Đi Rừng là bao. Những kĩ năng gây sát thương lớn cũng sẽ đến từ các Pháp Sư, Sát Thủ ở Đường Giữa.

Đương nhiên, lượng sát thương đến từ Xạ Thủ để tấn công vào những tướng chống chịu bên địch hay để đẩy nhà cũng là rất cần thiết, nhưng sức ảnh hưởng của Xạ Thủ chỉ đáng kể khi trận đấu dần bước về giai đoạn cuối. Dù trong giai đoạn nào đi nữa thì Xạ Thủ cũng rất cần sự bảo vệ của cả đội để gây được nhiều sát thương nhất trong giao tranh.

Đối với những tướng Đường Trên thiên về khả năng gây sát thương hơn là chống chịu, họ có thể mạnh mẽ chẳng khác gì vị trí Xạ Thủ và Đường Giữa. Đây cũng là điều chúng ta thường được thấy trong những trận đấu thường hay xếp hạng đơn. Những Yasuo hay Riven có thể một mình cân cả đội địch nếu rơi vào tay những người chơi giỏi.

Graves xanh thế này thì ai đánh được!

Kết

Chỉ Số “Quan Trọng Nhất” Trong Dota 2 Là Gì?

Status Resistance – Chỉ số “quan trọng nhất” trong Dota 2 là gì?

“Kháng hiệu ứng” là một khái niệm mới chỉ được đưa vào thế giới Dota 2 cách đây 2 năm. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của Status Resistance đã nhanh chóng tạo nên một sự đột biến vô cùng mạnh mẽ trong các trận đấu Dota 2 từ phiên bản 7.07 cho đến nay, khiến cho các game thủ chuyên nghiệp phải chết mê chết mệt. Vậy chính xác thì chỉ số bá đạo – Status Resistance này là gì vậy?

Status Resistance là gì?

Status Resistance (Kháng Hiệu Ứng, gọi tắt SR) là một trong những chỉ số phụ của một Hero. Được giới thiệu vào game trong phiên bản 7.07, Status Resistance giảm thời lượng tác dụng của các hiệu ứng bất lợi (Debuff) và giảm cả lượng tốc chạy tốc đánh bị mất khi Hero bị làm chậm (Slow). Khi chỉ số SR của một Hero được thay đổi, giá trị SR mới sẽ chỉ ảnh hưởng đến các debuff xuất hiện sau đó, nghĩa là các debuff đã có trước đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá trị SR mới.

Tất cả các Hero trong DotA 2 có SR khởi đầu là 0. Các nguồn SR khác nhau sẽ được cộng dồn theo cấp số nhân

Làm thế nào để tăng chỉ số SR?

Ở Dota 2 hiện tại, chỉ có một số ít Hero có thể tăng chỉ số SR cho bản thân mà không cần dùng đến Item, chẳng hạn như Omniknight với W – Heavenly Grace, Spirit Breaker với W – Bulldoze, và Ursa với R – Enrage; còn lại chỉ có thể tăng SR thông qua một số Item như: Sange, các món đồ hợp thành từ Sange, Satanic, Aeon Disk (tăng SR sau khi được kích hoạt), và Titan Sliver.

Slardar có thể gia tăng SR cho bản thân sau khi lên Gậy Xanh

Một số tương tác đặc biệt của SR

– Hiệu ứng gây ra bởi các Aura (tính cả Aura tạm thời như W – Crippling Fear của Night Stalker, E – Tag Team của Tusk,…) không bị ảnh hưởng do không có thời gian hiệu lực. Thời gian Aura “nán lại” sau khi Hero ra khỏi vùng ảnh hưởng của Aura cũng không bị thay đổi.

– Nếu Debuff chỉ gây sát thương theo thời gian, thời gian hiệu lực của Debuff không bị thay đổi. Nếu Debuff đó gây Slow thì chỉ có lượng làm chậm bị giảm.

-Nếu Debuff vừa gây sát thương, vừa gây hiệu ứng khống chế thì thời gian hiệu lực sẽ bị giảm, nhưng sát thương từng lượt (Damage Per Tick) sẽ thay đổi sẽ đảm bảo sát thương tổng không đổi.

– SR âm có cách thức tính toán và hoạt động giống SR bình thường, chỉ thay bằng các giá trị âm mà thôi.

Bane là 1 trong 2 Hero duy nhất có thể giảm Status Resistance của các Hero, giảm đến cả giá trị âm

Ý nghĩa của SR

Chỉ nghe qua định nghĩa thôi cũng đủ thấy chỉ số SR quan trọng đến mức nào với các Hero, nhất là trong hoàn cảnh “lên bảng đếm số chỉ với một chiêu thức khống chế” xảy ra quá thường xuyên. Bớt đi một giây đứng im như trời trồng hoặc một giây bị “khóa mõm” thôi cũng có thể giúp bạn đóng góp nhiều hơn cho team, còn đối thủ của bạn chắc chắn sẽ chẳng vui vẻ gì đâu khi mục tiêu mà chúng dồn sức khống chế có thể tỉnh dậy tiếp tục đánh nhau chỉ sau khoảng hơn 1s. Tin tôi đi, nó có cho bạn cái cảm giác như thế đó.

Lý do mà Tiny lọt vào mắt xanh của các game thủ chuyên nghiệp cũng là nhờ Passive tăng Status Resistance của Ultimate

Top 10 Vị Tướng Có Tầm Ảnh Hưởng Quan Trọng Nhất Trong Lịch Sử Lmht (P.2)

Trong phần 2 này, chúng ta sẽ đi tìm nốt 5 cái tên của 5 vị tướng có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất của LMHT trong vòng 10 năm qua.

5. Lulu

Trái ngược với bản chất kỳ quái của mình, Lulu là một trong những lựa chọn đáng tin cậy nhất trong nhiều vai trò và meta trong nhiều năm qua. Lulu đã nhảy từ vai trò Hỗ Trợ đến đi Pháp Sư đường giữa, sau đó lên đường trên và gần đây lại quay về Hỗ Trợ, nhưng điểm chung là cô luôn luôn cung cấp những thứ tương tự: chiêu cuối tuyệt vời, lớp giáp và lượng sát thương tương đối khủng. Giống như Nidalee và Gragas, sự linh hoạt và sức mạnh vốn có của bộ chiêu thức giúp cho Lulu luôn tìm được cho mình chỗ đứng dù qua bao nhiêu meta và những lần giảm sức mạnh.

Trong lịch sử, độ phổ biến của Lulu có những lúc “lên voi xuống chó”, nhưng mỗi khi Lulu ở thời điểm đỉnh cao sức mạnh, cô luôn là lựa chọn Cấm hoặc Chọn đầu tiên. Lulu đã chứng minh được một điều rằng các tướng Hỗ Trợ pháp sư hoàn toàn có thể chơi tốt ở đường giữa, dẫn đến một bộ tướng cởi mở hơn với vị trí này trong nhiều năm nay ngay cả khi cô rời đi, chẳng hạn như Karma.

4. Zed

Từ khi được phát hành vào năm 2012 đến cuối năm 2014, Zed đã trở thành vị tướng hàng đầu của khu vực đường giữa. Lượng sát thương khủng và tiềm năng vượt trội giúp hăn tỏa sáng trong tay một số ngôi sao sáng nhất mọi thời đại, bao gồm Bjergsen, Ryu và Faker. Rất ít Sát Thủ có thể trụ vững trong mọi meta, nhưng Zed đã làm được điều này khi dù ở đỉnh cao sức mạnh hay đã bị nerf, hắn ta vẫn nhận được lượt Cấm & Chọn rất nhiều ở hàng chờ Xếp Hạng đơn.

Ngoài ra còn có một ý nghĩa vô hình đối với Zed : khi LMHT bùng nổ vào năm 2013, Zed là bộ mặt của cả trò chơi. Trong tay những người chơi giỏi nhất thế giới , Zed đã tạo nên một hình ảnh sôi động và thú vị của LMHT trong mắt khán giả mà rất ít vị tướng nào có thể thay thế.

3. Orianna

Orianna là một vị tướng cực kì quan trọng ngay cả khi cô không phải là một sự lựa chọn phổ biến. Bởi vì trong nhiều năm qua, nhiều vị tướng đi đường giữa đều được đánh gia dựa vào cô. Orianna là tiêu chuẩn vàng cho bất kỳ lựa chọn làn đường giữa nào, là cơ sở để đo lường tính hiệu quả của các vị tướng khác, cung cấp các tiện ích, giai đoạn đi đường hiệu quả, chiêu cuối mở giao tranh trên cả tuyệt vời và nhiều thứ khác. Vô cũng không bao giờ hoàn toàn out meta, bởi cô ta luôn cung cấp rất nhiều sự ổn định cho các vai trò khác. Điều này khiến cho Orianna luôn có chỗ đứng suốt từ Mùa 2 cho đến ngày hôm nay.

Nhưng điều khiến Orianna trở nên đặc biệt hơn cả đó là cô ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp thi đấu của nhiều game thủ chuyên nghiệp. Hầu như bất kỳ người đi đường giữa chuyên nghiệp nào cũng phải chơi được Orianna. Về cơ bản, đó là vị tướng đánh giá khả năng của họ.

2. Thresh

Không giống như nhiều vị tướng trong danh sách này, Thresh đạt được thành công chỉ trong một vai trò duy nhất. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Thresh đối với sự phát triển và ý nghĩa của vai trò Hỗ Trợ đã giúp hắn ta trở thành một trong những vị tướng có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất mọi thời đại của LMHT .

Thresh trao cho người chơi Hỗ Trợ những quyền năng mà họ chưa bao giờ đạt được trước đó: khả năng mở giao tranh và cả tránh giao tranh, kĩ năng giải thoát cho các chủ lực trong team,… Phong cách chơi năng động, có sức ảnh hưởng của Thresh là bước khởi đầu cho những Hỗ Trợ truyền thống như Sona, Janna và Alistar. Thresh hiếm khi nào out meta khi mà bằng cách này hay cách khác, hắn ta luôn hoàn thành tốt vai trò Hỗ Trợ trong team mà ít có vị tướng nào có thể luôn luôn làm được.

1. Lee Sin

Lee Sin luôn luôn là vị tướng quan trọng nhất trong LMHT và đây cũng là vị tướng có lượng fan hâm mộ trên toàn thế giới đông đảo nhất. Mặc dù mất đôi chút thời gian để những game thủ chuyên nghiệp có thể khám phá ra sức mạnh của Lee Sin song những người Lee Sin đỉnh cao đã sớm đẩy ranh giới của mechanic mỗi tướng lên một tầm cao mới. Lee Sin đã từng được chơi trên Top, rừng, và đôi khi thậm chí là Mid, trở thành một lựa chọn với tỉ lệ cực cao suốt từ Mùa 3 đến Mùa 6. Bộ chiêu thức của Lee Sin biến anh ta trở thành vị tướng cơ động số 1, có tác động cực lớn giai đoạn đầu và giữa game .

Sự thống trị của Lee Sin khi ở thời kì đỉnh cao có thể sánh ngang với Zed, tiện ích mà anh ta mang lại ngang ngửa với Thresh và sự nhất quán khiến anh ta trở thành một tiêu chuẩn vàng không khác gì Orianna. Giống như ý nghĩa của Orianna với những vị tướng đường giữa khác, Lee Sin thiết lập nên một chuẩn mực những gì người ta có thể trông đợi ở một tướng đi rừng và một lần nữa phải nhắc lại, Lee Sin thay đổi suy nghĩ của chúng ta về mechanic ở đẳng cấp chuyên nghiệp khác biệt như thế nào.

​Theo GameK

LMHT: Điểm danh những vị tướng Đường Giữa “nóng bỏng tay” của phiên bản 7.17, leo rank cực thích

Twisted Fate

Sau khi hàng loạt những vị tướng Đường Giữa mạnh mẽ hàng đầu như Syndra, Ahri hay LeBlanc liên tục bị giảm sức mạnh thì Twisted Fate đã dễ dàng leo lên vị trí thứ nhất về tỉ lệ chọn ở Đường Giữa. Hắn ta là một mẫu tướng cực kì phù hợp để leo xếp hạng, bởi Twisted Fate không quá khó chơi mà lại dễ dàng đi gank giúp đồng đội nhờ vào chiêu cuối Định Mệnh – R của mình.

Thêm nữa, Twisted Fate cũng nổi tiếng với khả năng dồn sát thương một mục tiêu mạnh, nhất là sau khi có Song Kiếm Tai Ương trong tay. Ngoài ra, vị tướng này cũng là một con bài có khả năng đẩy lẻ cực khó chịu vào giai đoạn cuối trận đấy.

Lucian

Tưởng đây chỉ là một sự lựa chọn mang tính đùa cho vui, nhưng cuối cùng thì Lucian Đường Giữa đã trở thành một meta trong mùa giải 7. Điểm mạnh mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ của vị tướng này là gần như không bị thua đường so với bất kì vị tướng nào khác, thậm chí nếu người chơi sử dụng Lucian một cách khéo léo thì còn có thể thắng đường các Pháp Sư khác là chuyện bình thường.

Zed

Zed thì vẫn luôn có rất nhiều người hâm mộ, chỉ là hắn ta phải nằm trong danh sách cấm nhiều quá nên ít được xuất hiện mà thôi. Tại phiên bản 7.17 này, Zed cũng đã được tăng sức mạnh nhẹ, và điều đó càng làm cho vị tướng này trở nên đáng sợ hơn. Với việc chiêu Phân Thân Bóng Tối – W được gia tăng thời gian tồn tại lên 5 giây, thậm chí giờ đây Zed đã có đủ thời gian để sử dụng E 3 lần kết hợp với chiếc bóng đấy (với điều kiện là hắn có đủ 45% giảm thời gian hồi chiêu ở cấp độ cuối của chiêu E).

Orianna

Dù Orianna đã nhận một đợt giảm sức mạnh nhẹ trong thời gian gần đây, nhưng có vẻ như Quý Cô Dây Cót vẫn còn đang rất được ưa chuộng trong thời điểm hiện tại. Orianna mạnh trong mọi giai đoạn của trận đấu, từ lúc đi đường cho tới những giao tranh cuối trận thì vị tướng này đều có khả năng gây sát thương cực kì ấn tượng.

Với sức mạnh hiện tại của Orianna, có lẽ cô nàng này sẽ không có thêm bất kì thay đổi nào trong phiên bản tới bởi đây sẽ là một con bài hứa hẹn được nhiều người chơi sử dụng tại Chung Kết Thế Giới 2017. Và đương nhiên, đây cũng là một con bài vừa mạnh mẽ vừa an toàn mà các bạn có thể sử dụng trong những trận xếp hạng tại phiên bản này nữa đó.

Orianna sở hữu khả năng đi đường khá ổn định, có thể đi hòa đường với hầu hết các vị tướng đường giữa khác trong Liên Minh Huyền Thoại. Càng về cuối game, sức mạnh của vị tướng này càng tăng tiến. Chỉ cần 1 pha xoáy chiêu cuối đẹp, Orianna có thể giúp những người đồng đội của mình tìm đến chiến thắng chung cuộc.

Theo GameK

5 mẹo nhỏ giúp bạn khuấy đảo đấu trường LMHT với ZED Nếu gặp khó khăn khi chơi vị tướng này, hãy thử những mẹo của chúng tôi để cải thiện kết quả trận đấu. ​ Normal cast và Quick cast Cách tốt nhất để sử dụng ZED là kết hợp giữa normal cast và quick cast để phát huy…

Lmht: Những Thay Đổi Quan Trọng Trong Phiên Bản 5.9

Một phiên bản tràn ngập các trang phục mới cũng như có những thay đổi quan trọng về việc làm lại tướng Ashe, hay điều chỉnh sức mạnh cho Akali, Hecarim…

Ashe được làm lại

Tiếp theo Ryze, thêm một trong những vị tướng lâu đời nhất trong lmht được làm lại, đó chính là Ashe – Cung Băng. Dù không được làm lại toàn bộ các kĩ năng của mình, nhưng những thay đổi mạnh mẽ hướng đến nội tại và kĩ năng Q (cùng việc cải thiện kĩ năng W và E) hứa hẹn sẽ đem lại một Ashe “cực mạnh”, vừa không làm mất bản chất cốt lõi của vị tướng này mà vẫn cải thiện lối chơi đã có phần cũ kĩ của Cung Băng.

Chỉnh sửa cân bằng tướng

Không có quá nhiều những thay đổi quan trọng về mặt tướng ngoại trừ việc Akali được tăng sức mạnh khá nhiều để quay trở lại, ngoài ra còn có những điều chỉnh sức mạnh nho nhỏ cho Hecarim, Riven, Morgana, Olaf…

– Akali

Múa Liềm (E) thời gian hồi chiêu giảm từ 7/6/5/4/3 giây xuống 5/4/3/2/1 giây

Múa Liềm (E) tỷ lệ SMPT tăng từ 0.3 lên 0.4

Múa Liềm (E) giờ đây có hiệu ứng hình ảnh riêng hiển thị tầm của kĩ năng này, cho cả kẻ địch và đồng minh

Vũ Điệu Bóng Đêm (R) giờ đây đặt Akali vào vị trí đằng sau mục tiêu khoảng 150-250 đơn vị

– Annie

Tầm đánh cơ bản giảm từ 625 xuống 575

– Hecarim

Càn Quét (Q) năng lượng tiêu hao tăng từ 20/23/25/29/32 lên 32/34/36/38/40

Càn Quét (Q) loại bỏ việc giảm sát thương lên quái vật (hiện tại là giảm 66%)

– Kalista

Phong Thái Quân Nhân (Nội tại) phần mô ta sẽ không còn “sẽ xa hơn 25% khi nhảy về phía sau.”

– Morgana

Vùng Đất Chết (W) sát thương giảm từ [24/38/52/66/80 đến 36/57/78/99/120] xuống [16/32/48/64/80 đến 24/46/72/96/120]

– Nocturne

Nỗi Kinh Hoàng Tột Độ (E) sát thương kích hoạt tăng từ 50/100/150/200/250 lên 80/125/170/215/26

– Olaf

Tận Thế Ragnarok (R) kích hoạt giờ đây bao gồm “Olaf nhận một buff tăng 50/60/70% tốc độ di chuyển về phía kẻ địch trong 1 giây.”

– Riven

Tốc độ di chuyển cơ bản giảm từ 345 xuống 340

Chém Gió (R) tốc độ bay giảm từ 2200 xuống 1600

– Tristana

Bọc Thuốc Súng (E) sát thương tăng thêm với mỗi đòn đánh cơ bản cộng dồn tối đa 4 lần tăng từ 25% lên 30%

Bọc Thuốc Súng (E) thời gian dùng chiêu giảm đi theo tốc độ đánh của Tristana

Cột Băng (E) làm chậm tăng từ 25/30/35/40/45% lên 30/35/40/45/50%

– Veigar

Bẻ Cong Không Gian (E) [Ghi chú giờ đây ghi khoảng thời gian trễ từ 0.75 giây thành 0.5 giây]

Dấu Ấn Tử Thần (R) giờ đây có một 1 giây thời gian hồi chiêu sau khi dùng chiêu trước khi được tái kích hoạt và quay về cái bóng từ R

Chỉnh sửa về trang bị

Thay đổi đáng chú ý nhất về mặt trang bị trong phiên bản này đó là việc trang bị Phù Phép: Quỷ Lửa tiếp tục bị giảm sức mạnh. Phù phép này đang quá mạnh, và trang bị thường xuyên đi kèm Đao Đụng Độ cũng “chịu chung số phận”.

– Đao Đụng Độ

Nội tại- Trừng Phạt Thách Thức thời gian bị đánh dấu giảm từ 6 giây xuống 4 giây

– Phù Phép: Quỷ Lửa

Nội tại duy nhất – Hiến Tế: Sát thương thay đổi từ [16 (+1 cấp độ tướng) nâng dần lên 24 (+1.5 cấp độ tướng)] thành [15 ( + 0.6 cấp độ tướng) nâng dần lên 30 (+1.2 cấp độ tướng)]

Nội tại duy nhất – Hiến Tế : Không còn gây 100% sát thương thêm vào lính (vẫn gây thêm 100% sát thương vào quái vật)

Những trang phục mới

Đây là một phiên bản bùng nổ về mặt trang phục mới với tổng cộng 10 trang phục. Trong đó có 5 trang phục thuộc nhóm trang phục Samsung White, 4 trang phục thuộc nhóm trang phục Bài Tây và 1 trang phục Lux Vệ Binh Tinh Cầu.