Hàm sumif trong excel là một hàm được sử dụng để tính tổng có điều kiện trong excel. Có thể áp dụng hàm sumif trong excel trong các phiên bản Excel 2003, Excel 2007, Excel 2010, Excel 2013. Bài viết này Hiếu sẽ giới thiệu cụ thể cho các bạn về khái niệm và định nghĩa, cách sử dụng,… Các bạn kế toán cần ghi nhớ để có thể vận dụng và mang lại hiệu qủa cao nhất trong công việc.
1, Định nghĩa, cú pháp và ví dụ về hàm sumif trong excel:
Hàm sumif trong excel là hàm tính tổng có điều kiện được sử dụng khá nhiều trong kế toán. Hàm này giúp tính toán các số liệu một cách chính xác và hiệu quả trong các công việc của bạn.
1.1, Định nghĩa
Hàm sumif trong excel là hàm excel được sử dụng để tính tổng có 01 điều kiện trong excel.
Hàm sumif trong excel thường được dùng trong kế toán để thực hiện các công việc sau:
Tính tổng tiền phụ cấp cho nhân viên.
Tính lương nhân viên theo các điều kiện nào đó.
Kết chuyển các bút toán cuối kỳ.
Lập bảng cân đối phát sinh trong tháng/năm, hay bảng nhập xuất tồn kho,…từ bảng nhập liệu.
1.2, Ví dụ về hàm Sumif
Tính tổng lương theo từng cấp bậc:
Đây là ví dụ về 10 người nhưng áp dụng cho danh sách trên 10.000 người. Không cần công tay mất thời gian và có được độ chính xác cực cao.
1.3, Cú pháp hàm SUMIF trong excel:
=SUMIF(range, criteria, [sum_range]) hay SUMIF( Vùng điều kiện, Điều kiện, Vùng tính tổng)
Giải thích hàm:
=SUMIF(….): Là cú pháp lệnh bắt buộc.
Range (bắt buộc): Là vùng chọn ( cùng điều kiện) có chứa các ô điều kiện. ở ví dụ là cột E5-E10 chứa dánh sách chức vụ từng người.
Criteria (bắt buộc): Là điều kiện, cấp bậc nên có thể ở dạng số, dạng chữ hay ô tham chiếu, biểu thức hoặc hàm xác định sẽ cộng những ô nào. Ví dụ như tính tổng lương cho trưởng phòng thì điều kiện là ” Trưởng phòng”
Sum_range (tùy chọn): Vùng chọn thực tế mà các bạn cần tính tổng. Ở ví dụ này là cột Tổng thực lĩnh G5 đến G14.
Các bước cụ thể sử dụng hàm SUMIF trong Excel:
Bước 1: Xác định rồi chọn vùng chứa các ô điều kiện
Bước 2: Nhập vào hàm điều kiện
Bước 3: Chọn vùng chọn để thỏa mãn điều kiện mà công việc yêu cầu.
Lúc này Hàm sumif sẽ được viết như sau:
1.4, Hàm sumif trong excel có 2 cách viết:
Khi thấy ở trên có 2 cách viết tính tổng lương cho các cấp bậc trong công ty, khác nhau về ĐIỀU KIỆN tính tổng.
Cách 1: Tại điều kiện tính tổng ta sử dụng chuỗi Text. Các chuỗi text trong excel thì ta để trong dấu ” “.
Cách 2: Sử dụng địa chỉ ô thay vì nhập chuỗi Text. Viết địa chỉ chứa giá trị của chuỗi text như trưởng phòng là K11.
Các bạn nên ghi nhớ và sử dụng cách thứ hai vì đơn giản hơn và giúp các bạn tiết kiệm thời gian hơn.
2, Các lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm sumif trong excel:
2.1, Thêm dấu $ trong công thức tai vùng điều kiện và vùng tính tổng:
Trong excel chúng ta sử dụng dấu $ để cố định dòng hoặc cố định cột. Nên khi sử dụng chúng ta chỉ cần viết công thức cho ô thứ nhất sau đó copy cho các ô còn lại rất nhanh chóng.
Khi các bạn không sử dụng dấu $ để cố định vùng tính tổng và vùng điều kiện. Thì địa chỉ vùng sẽ bị thay đổi khi copy sang dòng hay các cột khác và sai kết quả.
2.2, Cách tính tổng với điều kiện bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn một giá trị cho trước.
Ví dụ: nếu muốn tính lương với những người có mức lương < 5.000.000. Thì ta sẽ làm như sau:
Sử dụng hàm sumif trong excel để tính tổng các điều kiện lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn như sau:
= SUMIF( G5:G14, “<“&5000000,”G5:G14)= 10.800.000
2.3, Dùng hàm sumif trong excel để tính tổng các giá trị khác 1 giá trị nào đó:
Ví dụ: Yêu cầu tính lương của tất cả công ty trừ những người có cấp bậc Trưởng phòng.
Yêu cầu: tính tổng với điều kiện KHÁC Trưởng phòng.
Và viết hàm sumif trong excel để tính tổng như sau:
2.4, Tính tổng nâng cao với dấu (*)
Ví dụ: tính tiền lương của những người mang họ Phạm. Cái này sẽ khó hơn vì có nhiều người mang họ Phạm khác nhau.
Xử lý: Ta kết hợp dấu * ngay sau chữ Phạm tại điều kiện.
Cụ thể:
= SUMIF(D5:D14, “Phạm*”, G5:G14)= 20.500.000
Tương tự như vậy thì chúng ta có thể dùng công thức để tính tiền lương của Nhân viên theo vùng điều kiện là cột Mã nhân viên. Không cần sử dụng cột cấp bậc.
Công thức:
Tổng tiền lương nhân viên thực lĩnh: = SUMIF(C5:C14,”NV*”,G5:G14)
3, Vận dụng hàm sumif trong excel vào thực tế:
Hàm sumif trong excel được sử dụng khá nhiều và mang lại giá trị thực tế cho kế toán, nhân sự,…
Các bạn làm nhân sự yêu cầu phải báo cáo tổng số nhân sự là bao nhiêu? Nhân sự kinh doanh tháng này và tháng trước chênh lệch như thế nào. Hay chi phí các phân xưởng A, B của tháng này là bao nhiêu,…
Lúc này bạn sẽ cần danh sách chi tiết lương toàn công ty. Rồi sau đó dựa vào từng điều kiện phòng hay phân xưởng yêu cầu để tính lương hoặc số lượng nhân sự.
Sử dụng hàm sumif trong excel để tính:
Tổng tiền lương phòng A = Sumif( Cột phòng ban, “phòng A”, cột thực lĩnh)
Tổng lương của phân xưởng B= Sumif ( Cột phân xưởng, “Phân xưởng B”, Cột lương thực lĩnh)
Số lượng nhân sự Công đoạn dệt= Sumif ( Cột công đoạn, ” Dệt”, Cột số lượng nhân sự.
Ứng dụng về tổng hợp báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa:
Trong một kì thì sẽ nhập nhiều hàng hóa và để thống kê số lượng hay doanh thu từng mặt hàng. Các bạn sẽ sử dụng hàm tính tổng có điều kiện.
Sử dụng hàm sumif trong excel như sau:
Tổng số lượng của mặt hàng A= Sumif ( CỘt mã hàng, mã hàng A, cột số lượng)
Tổng doanh thu ngày 15= Sumif ( Cột ngày tháng, ngày 15, cột doanh thu)