Dota 2: Những Hero Nào Nên Có Aghanim’S Scepter?

Aghanim’s Scepter đang trở thành item mà mọi hero đều muốn sở hữu, nhưng không phải hero nào cũng nên lên món đồ đắt đỏ này.

Sau màn đổ bộ hoành tráng của Aghanim’s Scepter aka “gậy xanh” ở patch 7.22, tất cả các hero trong Dota 2 đều đã có thể sở hữu riêng cho mình Aghanim upgrade và không ai giống ai. Gậy xanh mang lại cho hero một nâng cấp quan trọng, thường là về mặt kỹ năng để trở nên mạnh mẽ hơn. Vậy những hero nào sử dụng gậy xanh sẽ hiệu quả nhất?

Aghanim’s Scepter là item mà hầu hết người chơi Rubick, từ rank thấp đến rank cao đều hướng đến. Item đặc biệt này nâng cấp kỹ năng quan trọng nhất của Rubick – Spell Steal. Khi có gậy xanh, cooldown của ultimate này sẽ giảm từ 20/18/16 xuống còn… 2 giây, đồng thời tăng 400 cast range lên thành 1400 (chấp gần hai cái Aether Lens) và là 1525 nếu có talent. Quan trọng nhất, Rubick cũng sở hữu Aghanim upgrade cho tất cả những skill mà hắn cướp được.

Aghanim’s Scepter có thể không làm nên một người chơi Rubick giỏi, nhưng một người chơi Rubick giỏi chắc chắn phải có gậy xanh. Việc giảm cooldown của Spell Steal xuống chỉ còn 2 giây giúp Ruick có thể thoải mái múa lượn và cướp những skill quan trọng như Black Hole hay Savage… Cuối cùng, việc cũng sở hữu Upgrade của skill cướp được (nếu có) khiến Rubick trở thành một hero cực kỳ nguy hiểm nếu được cầm bởi một player điêu luyện.

Ember Spirit

Trước phiên bản 7.22, việc build Aghanim’s Scepter cho Ember Spirit là một điều gì đó hết sức điên khùng và “thừa tiền”, bởi lẽ ngoài một đống stat ra thì nó chẳng mang lại lợi lộc gì cả. Thế nhưng kể từ khi có Aghanim upgrade, gậy xanh đã trở thành item trấn phái của một con Ember carry.

Khi sở hữu Aghanim’s Scepter, ultimate Fire Remnant sẽ cho phép Ember stack tối đa 5 bóng, tốc độ đẩy bóng nhanh gấp đôi, tầm cast tăng gấp 3 cũng như giảm mana cost của skill đẩy bóng từ 150 xuống còn 25. Ember Spirit vốn đã cơ động và khó bắt, thì với Aghanim’s Scepter, hero này còn khó bị sờ vào hơn gấp bội. Ngoài việc gia tăng độ cơ động và khả năng sống sót, việc sở hữu 5 bóng còn cải thiện khả năng burst damage, cũng như giúp Ember dễ dàng bay thẳng vào Back Line của đối phương để săn các support mà gần như không gặp phải sự ngăn cản. Khi kết hợp với Talent -20s Remnant Charge Restore Time ở level 25, Ember trở thành một hero cơ động không khác gì người anh em Storm Spirit.

IO là một hero thường xuyên được sử dụng ở vị trí support 4 và rất hiệu quả đối với bất kì một line-up nào. Đã từ lâu, những cặp đôi Gyro + IO hay CK + IO trở thành cơn ác mộng của bất cứ đội tuyển nào phải đối mặt. Tuy nhiên, đến The International 2023 vừa qua, người ta mới thấy một bộ mặt khác còn đáng sợ hơn nhiều của khối Rubick tình yêu này – IO carry pos 1. Trong bàn tay phù thủy của ana, IO carry có tỷ lệ thắng lên đến 100%, nhiều hơn bất kỳ hero nào được sử dụng ở pos 1. Và Aghanim’s Scepter chính là bí quyết cho thành công này của OG.

Khi sở hữu gậy xanh, IO có khả năng tự động tạo ra những viên bi bay xung quanh người (tối đa là 5 bi) sau mỗi giây. Tức là việc bật Spirit sẽ hoàn toàn tự động, và người chơi chỉ cần điều khiển mà thôi. Thậm chí, Spirit không thể bị dispel và passive này còn không bị disable bởi hiệu ứng Break (đến từ Silver Edge hay Nethertoxin của Viper chẳng hạn). Nhờ đó, IO với Aghanim’s Scepter có thể đá bi liên tục vào mặt đối phương, gây lượng damage cực lớn mà vẫn có thể giữ khoảng cách hợp lý.

Death Prophet

Death Prophet là một trong số những hero được update hiệu ứng của Aghanim’s Scepter trong phiên bản 7.22 mới đây. Theo đó, bất cứ khi nào người chơi cast spell hoặc khi đánh thường một hero đối phương, một con ma sẽ bay ra và đánh đối phương với lượng damage bonus gấp 1.75 damage thường, sau đó quay lại và hồi máu cho Death Prophet. Những con ma này làm chậm 100% trong 0.3 giây.

Nếu bạn đánh giá thấp hiệu ứng này thì chắc chắn bạn đã nhầm. Đối với một hero phụ thuộc vào kỹ năng như Death Prophet, việc tạo ra những con ma mỗi lần tấn công bằng đòn đánh tay hoặc cast spell sẽ giúp tối đa hóa lượng damage gây ra, đồng thời hồi lại lượng máu không nhỏ trong quá trình đi lane. Nhờ đó, Death Prophet sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều khi sở hữu trong mình Aghanim’s Scepter.

Earthshaker

Việc rush Aghanim’s Scepter cho Earthshaker không phải điều gì quá xa lạ đối với người chơi Dota 2. Kể cả khi được sử dụng với vai trò support 4, nhiều người vẫn chọn Aghanim’s Scepter như là một món item gần như bắt buộc cho con Earthshaker của mình.

Hiệu ứng của Aghanim’s Scepter trên người hero này cũng không phải quá xa lạ nữa. Nó sẽ khiến Enchant Totem trở thành một kỹ năng target area với cast range lên đến 1100. Nếu trước kia, chỉ với Force Staff và Blink, Earthshaker đã trở nên cực kỳ nguy hiểm và khó lường trong combat thì giờ đây, hero này còn trở nên nguy hiểm hơn gấp bội với khả năng “slam dunk” vào bất kỳ vị trí nào hắn muốn. Thậm chí, khả năng dunk này của hắn còn không thể bị dispel.

Với những update về hiệu ứng của Aghanim’s Scepter, cộng thêm việc Roshan giờ đây sẽ rơi ra Aghanim buff kể từ con thứ 3 thì meta game hiện nay đang xoay quanh những hero có khả năng tối ưu hóa hiệu quả của item này. Trong thời gian tới, người ta sẽ còn nhìn thấy nhiêu lối build đồ với first item Aghanim trong cả pub lẫn competitive. Và cho đến khi nào sức mạnh của gậy xanh bị giảm, người ta sẽ vẫn còn thấy nó xuất hiện trên đấu trường Dota 2.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Mọt Game: http://bit.ly/2ByvA1e

Những Bí Ẩn Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết Trong Dota 2

Dota 2 chưa bao giờ làm cho người chơi cảm thấy chán nản với những bất ngờ mà khi bạn gặp phải chỉ có thể thốt lên ” thật bất ngờ !”

1. Ăn Roshan dễ dàng nhờ…. Illusions

Nếu bạn chưa biết thì, các Illusions trong game bên cạnh việc hỗ trợ trong việc push trụ, lừa tình đối phương, thì chúng còn có một công dụng khác cũng vô cùng hữu ích. Đó chính là hỗ trợ người chơi trong việc ăn Roshan.

Theo lẽ thông thường thì những chiếc bóng sẽ bị biến mất ngay lập tức nếu như chúng tấn công Roshan trước. Nhưng nếu chúng ta cho bóng tới gần Roshan từ Skill, rune hay từ item của mình sau đó cho Roshan tấn công trước thì những chiếc bóng của bạn sẽ là hàng phòng thủ trước những đòn tấn công của hắn. Phần còn lại chỉ là việc bạn ung dung chờ đợi kết quả của mình mà không cần sự giúp đỡ từ đồng đội. Lưu ý rằng nên tắt chế độ Auto Attack nếu không muốn kế hoạch thất bại.

2. Chết nhưng không bị mất charge của Bloodstone

Điểm thú vị ở đây là việc hero này có thể sử dụng số lượng Charge từ item Bloodstone mà không phải lo bị mất đi mỗi khi chết. Chỉ cần mỗi khi chết là một bản sao của Meepo thì khi đó Bloodstone vẫn giữ nguyên số Charge của nó. Tưởng tượng một Meepo chém giết với số lượng charge lên đến 30 hoặc 40 thì khi hắn chết lại hồi sinh với một tốc độ đáng sợ, có lẽ trận đấu sẽ lâu hơn bao giờ hết.

3. Rubick và câu chuyện về Spell Steal

Sử dụng “Đại Pháp Sư” và đánh cắp chiêu thức Chronosphere của Faceless Void vừa có lợi và vừa có hại nhưng có lẽ hại lại nhiều hơn lợi. Bởi vì nó hoàn toàn vô tác dụng với gã này. Chẳng may mà Chàng “Pháp sư” của chúng ta cast trúng vào đồng đội thì có lẽ Faceless Void như lượm được 1 cục Refresh Orb và lao vào đánh tan nát cả team bạn.

4. Kỹ năng Sun Ray của Phoenix khiến hero này trở nên miễn dịch với các kỹ năng trói như Overgrowth của Treant Protector, Ensnare của Naga Siren hay Entangling Claws của Spirit Bears. 5. Super Nova của Phoenix khi được nâng cấp với gậy xanh có thể cứu đồng đội của bạn khỏi hiệu ứng disable đến từ Unlimited Duel của Legion Commander. 6. Tinker có thể Re-arm Guardian Greaves nhưng lại không có tác dụng với Arcane Boots. 7. Pulse Nova của Leshrac hay Song of the Siren của Naga sẽ không bị cancel khi Lifestealer nuốt chửng 2 heroes trên. Và cũng tương tự với Voodoo’s Restoration của Witch Doctor, và lượng mana của vị thầy mo này sẽ không bị trừ đi. 8. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng khi bị Spirit Breaker track, thì thay vì chạy đi thì bạn lại đâm đầu chạy ngược lại theo hướng mà hắn đang húc tới? điều đó hoàn toàn xảy ra khi mang Lotus Orb. Và thật sự bạn sẽ không muốn đối mặt với con bò này một mình đâu.9. Mỗi Helm of Dominator sẽ cho bạn được điều khiển một con creep. Vậy nếu như bạn có 6 HoD thì sẽ như thế nào? Vừa được hút máu, mà vừa có một bầy đệ tử đi theo, tại sao lại không ? 10. Nature’s Prophet có thể miễn nhiễm sát thương đến từ fountain đối phương bằng kỹ năng Sprout của mình.

Có Thể Bạn Chưa Biết: Hero Mới Trong Dota 2 Chính Là Chiến Thần God Of War

Như thông tin chúng tôi đã đưa, vào sáng nay theo giờ Việt Nam, DOTA 2 đã giới thiệu 2 hero mới mang tên . Sau Pangolier và Dark Willow , đây chính là thành viên mới nhất trong đại gia đình những đứa con của Ice Frog.

Bên cạnh Grimstroke đã được ra mắt chính thức, Mars cũng là cái tên khiến cộng đồng DOTA 2 phải đứng ngồi không yên. Từ thiết kế ý tưởng cho đến tên gọi, hero này không ai khác chính là thần chiến tranh “” của người La Mã .

Được biết, Mars (tiếng Latinh: Mārs, Martis) là thần chiến tranh và người bảo vệ nông nghiệp La Mã trong tôn giáo La Mã cổ và thần thoại La Mã. Ông là vị thần quan trọng chỉ đứng sau thần Jupiter và thần Neptune đồng thời cũng là vị thần nổi bật nhất trong tôn giáo của quân đội La Mã. Đa số lễ hội La Mã dành cho thần Mars đều được tổ chức vào tháng 3 (tháng 3 trong tiếng Latinh (Martius) cũng là tháng được đặt tên theo Mars) và tháng 10, các tháng bắt đầu và kết thúc mùa chinh chiến và thu hoạch.

Dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp , Mars được xem là tương ứng với thần Ares trong thần thoại Hy Lạp. Dù thế, nhân vật Mars khác Ares ở nhiều điểm căn bản. Mars là một trong ba vị thần của Bộ ba Cổ xưa (cùng với Jupiter và Quirinus). Bàn thờ Mars ở Campus Martius (một khu vực ở Roma được đặt theo tên thần Mars) được cho là do Numa Pompilius lập ra.

Trong khi Ares bị xem là thế lực tàn phá và gây mất ổn định thì Mars lại đại diện cho một sức mạnh Quân sự theo hướng hòa bình và được coi là ba của người La Mã. Trong gia phả học thần thoại và các truyền thuyết về sự thành lập La Mã thì Mars và Rhea Silvia đã đấng sinh thành của cặp song sinh Romulus và Remus.

Như vậy, sau Zeus và Monkey King, đại gia đình DOTA 2 sẽ tiếp tục chào đón Mars, một trong những vị thần có thật trong lịch sử văn hóa nhân loại. Theo dự kiến, Mars sẽ chính thức xuất hiện trong bản cập nhật mùa đông năm 2023.

DOTA 2: Valve hé lộ 2 tướng mới trong ngày áp chót của The International 2023, một ra mắt ngay hôm nay!

Những Hero Có Khả Năng Trở Thành Tạ Nhất Dota 2 (Phần 2)

Clock là một hero ganker khá mạnh kể cả early game lẫn late game. Ngoài ra Clock mở đầu combat bằng bộ combo skills Hookshot + Power Cogs + Battery Assault , cô lập 1 vài hero team địch. Giúp team chiến thắng dễ dàng hơn. Ngoài ra skill Power Cogs có thể cứu đồng đội thoát chết khi đang bị truy đuổi nhờ tính năng đẩy lùi và hút mana bất cứ hero địch nào tiến lại gần.

Clock dùng Power Cogs không tốt nhốt chung người đồng đội của mình.

Khi dùng Power Cogs, Clock sẽ gom những đơn vị gần nhất kể cả bạn hay thù vào trong cái lồng của hắn. Vì vậy trong combat người chơi phải dùng Power Cogs thật cẩn thận để tránh để tránh những pha nhốt đồng đội, dẫn đến một kết cục không mấy tốt đẹp.

Nhắc đến VS không thể không nhắc đến ultimate Nether Swap của cô nàng này bởi sự hữu dụng của nó. Khi dùng Nether Swap, ngay lập tức VS sẽ hoán đổi vị trí với 1 hero đã chọn và làm gián đoạn các kĩ năng đang thi triển của mục tiêu. Một điều khá mạnh nữa khi Nether Swap là một trong những ultimate có thể xuyên được trạng thái của item Black King bar. Do đó VS thường là người mở đầu những cuộc gank lẻ hoặc mở đầu combat bằng cách sử dụng Nether Swap hoán đổi vị trí với hero chủ lực team địch.

Vs swap cứu huskar team địch thoát khỏi mắc kẹt trên núi.

Nether Swap là 1 skill mạnh, hữu dụng điều đó không có gì phải bàn, tuy nhiên không phải ai hoặc người chơi nào cũng phát huy được hết khả năng của nó. Với những người mới chơi chưa có được khả năng teamwork hoặc là do người đồng đội sử dụng VS muốn troll bạn thì khi họ bị truy đuổi có lẽ họ sẽ dùng Swap kéo bạn vào làm người thế mạng cho họ.

Destroyer sử dụng Astral Imprisonment không đúng thời điểm, vô tình cứu Mirana thoát chết.

Nhờ khả năng đặc biệt của Astral Imprisonment mà người chơi Destroyer có thể cứu đồng đội khỏi những skill khi đang bị truy đuổi, và cũng nhờ khả năng đặc biệt đó mà người chơi có thể vô tình cứu sống Hero địch khỏi những skill đang bay vèo vèo vào mặt trong combat.

Bộ skills Tether + Relocate làm cho IO trở thành một hero khá thú vị. Tether giúp IO nối dây với một đơn vị đồng minh, tăng tốc độ chạy cho cả hai, bất cứ đơn vị đối phương nào chạm vào sợi dây sẽ bị stun trong khoảng 2s . Còn về Ultimate Relocate sẽ giúp IO cùng một đơn vị đang được Tether dịch chuyển đến nơi mà IO chọn, ngay cả ở những điểm không có Sight trong vòng 12s trước khi trở về vị trí cũ.

IO sử dụng Tether vào Ezalo rồi dùng Relocate kéo cả 2 vào hồ máu team địch.

Nhờ Tether + Relocate, trong tích tắc IO có thể cứu người đồng đội của mình khỏi vòng vây kẻ địch, về nhà hồi phục rồi chờ những người đồng đội của mình để quay trở lại combat. Nhưng cũng nhờ 2 skill đó, mà người chơi IO thường có xu hướng nối dây rồi bay đến để gank ở những điểm không có tầm nhìn, để rồi có thể rơi vào giữa 5 hero địch. Hoặc người chơi mang tính chất troll, bay thẳng vào hồ máu team địch.

Qua 1 vài hero đã điểm qua ta có thể thấy một thứ rất quan trọng với người chơi DotA 2 . Đó là cần ở người chơi có một kĩ năng thật tốt và khả năng tính toán thời điểm sử dụng skill sao cho hợp lý. Bởi cho dù là một Hero có hay, có hoàn hảo thế nào mà người chơi không biết cách sử dụng, cũng như tính toán thời điểm dùng skill thì cũng có thể thành những quả tạ được gánh lên vai đồng đội.

Những Hero Có Cốt Truyện “Kinh Dị” Nhất Dota 2 (Phần 1)

GTV News – 19:55, 01/11/2023

Các Hero trong Dota 2 có xuất xứ rất đa dạng, từ người rồi nửa người rồi quỷ dữ quái thú không thiếu thứ gì. Mặc dù phần cốt truyện của các Hero đời đầu vẫn chưa được xây dựng đầy đủ, nhưng có một số Hero sở hữu “lai lịch” gây mất thiện cảm với những ai đọc kĩ chúng.

Chaos Knight

Một Bản Ngã Nguyên Tố Cơ Bản (Fundamental) đại diện cho lực tương tác mạnh, tồn tại dưới dạng một kỵ sĩ bất khả chiến bại. Nghe cũng chưa có gì kinh dị cho lắm, nhưng cần biết là Chaos Knight đã du hành khắp Bảy Cõi Giới (The Seven Planes) chỉ để truy lùng và tận diệt Keeper of the Light, người em trai đã rời bỏ cõi giới của mình. Giờ mới thấy ông CK này quả là “rảnh rỗi” và đủ độ “điên” để tìm đuổi cùng giết tận em trai mình chỉ vì nó… bỏ nhà đi bụi! Đó là chưa kể đến sự hỗn loạn, chiến tranh và giết chóc mà ông ta gây ra trên cuộc hành trình của mình.

CK không màng ngày đêm đi đuổi giết một cụ già…

Axe

Axe vốn chỉ là một trong số chiến binh ưu tú của đội quân Màn Sương Đỏ (The Red Mist Army). Khác hẳn với anh chàng dũng cảm và thân thiện trong comic “The Last Castle”, Mogul Khan lúc đó không khác gì một kẻ điên loạn cuồng chém giết. Hắn quăng rìu lấy mạng cấp trên lẫn đồng đội nhanh như cách hắn xông pha chiến trận lấy đầu kẻ địch. Sau khi “chém đầu” (theo nghĩa đen) gần hết mọi kẻ ngang hàng, Mogul tự phong mình làm chỉ huy tối cao, nhưng bất kì ai tỉnh táo đều không chịu đầu quân dưới trướng hắn, và Axe quyết định “I’m going solo” cho đến khi gặp được cậu yêu tinh ham viết lách Goodkind. Nhìn chung nếu cốt truyện của Axe mà được chuyển thể thành phim chắc độ máu me và bạo lực phải ngang tầm “Rambo” của diễn viên Sylvester Stallone.

Không biết làm thế nào mà Goodkind lại khống chế được tính nóng nảy của Axe

Lifestealer

Ngoại hình giống y chang mấy con zombie trong The Walking Dead của N’aix cũng đã là một cái gì đó rất kinh dị nếu chưa kể đến cốt truyện của hắn. Bị giam cầm suốt nhiều năm trời, N’aix đã chấp nhận sống như một cái xác không hồn, cho đến khi một tên phù thủy ngu ngốc xâm nhập vào ý thức của hắn, và phát hiện một sự điên cuồng trong thân xác tưởng chừng tàn tạ và vô dụng. N’aix phá ngục, giết sạch nhà tù rồi trốn thoát mang theo cả tiềm thức của gã phù thủy đã gián tiếp giúp hắn. Hình dung trường hợp này như “hồn Trương Ba, da hàng thịt” phiên bản đen tối vậy. Ý thức của tên phù thủy vẫn tồn tại trong đầu N’aix, và hắn buộc phải cảm nhận được những sự khủng khiếp mà bàn tay N’aix gây ra mà không có cách nào dừng lại được.

Bị mắc kẹt trong thân xác của một tên giết người…

Night Stalker

Được gọi là “ông ba bị” của Dota 2, Night Stalker chính là kẻ được nêu tên để hù dọa những đứa trẻ. Kẻ sống sót cuối cùng của một tộc quỷ bóng đêm, Balanar săn đuổi những kẻ ngây thơ ra ngoài giữa đêm tối, khiến họ hồn bay phách lạc với bộ mặt và hàm răng kinh khủng của hắn, và chỉ để lại bộ xương của nạn nhân vào trời sáng. Cốt truyện của Night Stalker giống như kịch bản cho một bộ phim Slasher kiểu “Halloween” vậy, một tên sát thủ rình rập kẻ xấu số, tấn công lúc họ không ngờ đến nhất, và để lại một cảnh tượng kinh hoàng cho mọi người vào ngày hôm sau.

Fun fact: Night Stalker được lồng tiếng bởi diễn viên nổi tiếng với thể loại phim kinh dị, Tony Todd

Pudge

Nói về mức độ “kinh tởm” thì không ai qua được Pudge. Một tên dân phu quèn mang trọng trách dọn dẹp chiến trường, cơn đói khát dần dần chiến thắng lí trí của Pudge. Một miếng thịt ở đây, một chút máu ở kia, và sau nhiều lần thì Pudge chén luôn thân xác của các tử sĩ, cải tiến kĩ năng chặt thịt của hắn với những xác chết trên chiến trường. Cơ thể của hắn vốn béo phì, nay càng lúc càng ục ịch đến mức từ “quái nhân” không còn đúng với hắn nữa, da thịt của hắn còn đang bị phân hủy do hấp thụ quá nhiều thịt thối rữa. Lai lịch của một tên tâm thần ăn thịt người chết, nếu bạn không thấy có gì ghê tởm thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lí.

Pudge cũng là một trong những nỗi sợ của những người mới chơi Dota 2 (còn tiếp)