Một Số Hàm Cơ Bản Trong Excel Và Công Dụng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Một Số Hàm Cơ Bản Trong Excel

HÀM (FUNCTION)I. ĐỊNH NGHĨA HÀMHàm là một thành phần của dữ liệu loại công thức và được xem là những công thứcđược xây dựng sẵn nhằm thực hiện các công việc tính toán phức tạp.Dạng thức tổng quát: (Tham số 1, Tham số 2,…)Trong đó: là tên qui ước của hàm, không phân biệt chữ hoa hay thườngCác tham số: Đặt cách nhau bởi dấu “,” hoặc “;” tuỳ theo khai báo trong Control PanelCách nhập hàm: Chọn một trong các cách:– C1: Chọn lệnh Insert – Function– C2: Ấn nút Insert Function trên thanh công cụ– C3: Gõ trực tiếp từ bàn phímII. CÁC HÀM THÔNG DỤNG1. Nhóm Hàm xử lý số:a. Hàm ABS:– Cú pháp: ABS(n)– Công dụng: Trả về giá trị tuyệt đối của số n– Ví dụ: ABS(-5) = 5b. Hàm SQRT:– Cú pháp: SQRT(n)– Công dụng: Trả về giá trị là căn bật hai của số n– Ví dụ: SQRT(9) = 3c. Hàm ROUND:– Cú pháp: ROUND(m, n)– Công dụng: Làm tròn số thập phân m đến n chữ số lẻ. Nếu n dương thì làm tròn phần thập phân. Nếu n âm thì làm tròn phần nguyên.– Ví dụ 1: ROUND(1.45,1) = 1.5, Ví dụ 2: ROUND(1.43,1) = 1.4– Ví dụ 3: ROUND(1500200,-3) = 1500000– Ví dụ 4: ROUND(1500500,-3) = 1501000d. Hàm INT:– Cú pháp: INT(n)– Công dụng: Trả về giá trị là phần nguyên của số thập phân n– Ví dụ: INT(1.43) = 1e. Hàm MOD:– Cú pháp: MOD(m,n)– Công dụng: Trả về giá trị phần dư của phép chia số m cho số n– Ví dụ: MOD(10,3) = 12. Nhóm hàm xử lý dữ liệu chuỗi:a. Hàm LOWER:– Cú pháp: LOWER(s)– Công dụng: Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi s sang chữ thường.– Ví dụ: LOWER(“ExCeL”) = “excel”b. Hàm UPPER:– Cú pháp: UPPER(s)– Công dụng: Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi s sang chữ hoa.– Ví dụ: UPPER(“ExCeL”) = “EXCEL”c. Hàm PROPER:– Cú pháp: PROPER(s)– Công dụng: Chuyển tất cả các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi s sang chữ hoa và các ký tự còn lại là chữ thường.– Ví dụ: PROPER(“MiCRosoFt ExCeL”) = “Microsoft Excel”d. Hàm LEFT:– Cú pháp: LEFT(s, n)– Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ bên trái.– Ví dụ: LEFT(“EXCEL”,2) = “EX”e. Hàm RIGHT:– Cú pháp: RIGHT(s, n)– Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ bên phải.– Ví dụ: RIGHT(“EXCEL”,2) = “EL”f. Hàm MID:– Cú pháp: MID(s, m, n)– Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ vị trí thứ m.– Ví dụ: MID(“EXCEL”,3,2) = “CE”g. Hàm LEN:– Cú pháp: LEN(s)– Công dụng: Trả về giá trị là chiều dài của chuỗi s.– Ví dụ: LEN(“EXCEL”) = 5h. Hàm TRIM:– Cú pháp: TRIM(s)– Công dụng: Trả về chuỗi s sau khi đã cắt bỏ các ký tự trống ở hai đầu.– Ví dụ: TRIM(” EXCEL “) = “EXCEL”@ Chú ý: Nếu các hàm LEFT, RIGHT không có tham số n thì Excel sẽ hiểu n=1.3. Nhóm hàm thống kê:a. Hàm COUNT:– Cú pháp: COUNT(phạm vi)– Công dụng: Đếm số ô có chứa dữ liệu số trong phạm vi.– Ví dụ: Để đếm số sinh viên trong bảng dưới thì dùng công thức:COUNT(E2:E6) = 5

b. Hàm COUNTA:– Cú pháp: COUNTA(phạm vi)– Công dụng: Đếm số ô có chứa dữ liệu trong danh sách

Hàm If Trong Excel Và Cách Sử Dụng Hàm If Cơ Bản Và Nâng Cao

Là hàm chức năng được dùng thông dụng trong Excel. Để giúp bạn làm việc với hàm IF hiệu quả, bài viết xin chia sẻ về hàm IF trong Excel và cách sử dụng hàm IF cơ bản và nâng cao.

1. Tìm hiểu về hàm IF trong Excel

Hàm điều kiện IF là một trong những hàm chức năng của Excel được sử dụng nhiều nhất. Nếu biết kết hợp hàm IF với những hàm khác như AND, OR, NOT…sẽ rất thuận tiện cho việc khai thác dữ liệu và đánh giá, xếp loại tự động.

=IF (Logical_test,Value_if_true,Value_if_false)

Một câu lệnh IF sẽ cho ra 2 kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False.

2. Hướng dẫn sử dụng hàm IF có nhiều điều kiện

Trong trường hợp bạn muốn làm bảng xếp loại với nhiều hơn chỉ một trường hợp điều kiện, bạn có thể lồng ghép nhiều hàm IF với nhau theo cấu trúc dạng như sau:

=IF(Mệnh đề điều kiện 1, Giá trị 1, IF(Mệnh đề điều kiện 2, Giá trị 2.1, Giá trị 2.2))

Công thức trên được giải thích như sau: Nếu mệnh đề điều kiện 1 sai thì Excel sẽ xét tiếp đến mệnh đề điều kiện 2.

3. Hướng dẫn cách sử dụng hàm IF, AND, OR trong Excel kết hợp

Trong nhiều trường hợp, điều kiện của hàm IF là bao hàm của nhiều điều kiện thành phần, và khi đó chúng ta sẽ phải phối hợp các điều kiện bằng các hàm AND, OR…

Chẳng hạn bạn có bản kê điểm tốt nghiệp của các sinh viên ở cột A, có bản kê điểm thi quân sự ở cột B, và muốn cột C sẽ tự động xếp loại sinh viên nào được cấp bằng tốt nghiệp, sinh viên nào sẽ bị treo bằng. Điều kiện ở đây là cả điểm tốt nghiệp lẫn điểm quân sự, không điểm nào được dưới điểm 5. Vì thế chúng ta sẽ phải lồng ghép hàm AND vào mệnh đề điều kiện hàm IF trong ô C2 để đảm bảo phải thỏa mãn cả 2 điều kiện thành phần như sau:

=IF(OR(A2<5,B2<5),”Chưa được cấp”,”Được cấp”)

4. Một vài lưu ý khi sử dụng hàm IF

Trong công thức của hàm IF, tham số “Giá trị 1” chính là kết quả đúng khi dữ liệu thỏa mãn điều kiện, “Giá trị 2” là kết quả sai khi dữ liệu không khớp với “điều kiện”. Nếu bất kỳ tham số nào trong IF được cho dưới dạng các mảng, hàm IF sẽ đánh giá mọi phần của mảng.

Bạn cũng có thể lồng ghép nhiều hàm IF vào với nhau, con số tối đa các hàm IF có thể lồng vào nhau là 64. Tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng các hàm khác, chẳng hạn như hàm tìm kiếm VLOOKUP hoặc HLOOKUP, hai hàm này có thể giúp bạn tối ưu các điều kiện một cách nhanh nhất.

Trường hợp bạn muốn đếm các số với điều kiện cho trước, bạn có thể sử dụng hàm COUNTIF hoặc COUNTIFS. Nếu bạn muốn cộng tổng các số với điều kiện cho trước, bạn có thể sử dụng hàm SUMIF hoặc hàm SUMIFS.

Excel cho phép bạn lồng ghép đế 64 hàm IF khác nhau, song bạn không nên thực hiện như vậy. Việc lồng ghép quá nhiều câu lệnh IF rất mất thời gian, yêu cầu bạn suy nghĩ lâu để xây dựng chính xác cũng như đám bảo tính logic của câu lệnh có thể tính toán qua từng điều kiện cho đến khi kết thúc. Trườn hợp bạn không lồng công thức chính xác thì khả năng đến 25% công thức không trả về kết quả mong muốn.

Bên cạnh đó thì nhiều cây lệnh IF có thể rất khó duy trì, đặc biệt là khi bạn quay lại một thời gian sau đó và cố gắng tìm hiểu điều mà bạn đang cố gắng thực hiện.

Sử Dụng Các Hàm Cơ Bản Trong Excel Và Ví Dụ

Home »

Sử dụng các hàm cơ bản trong Excel và ví dụ

Sử dụng các hàm cơ bản trong Excel và ví dụ

Save

Saved

Removed

1

Deal Score

0

Deal Score

0

5

/

5

(

1

vote

)

Nếu bạn chưa có Excel trong máy tính thì hãy download các phiên bản Excel được mình trình bày trong bài viết này.

1. Hàm Sum: Hàm tính tổng

Hàm Sum là hàm tính đầu tiên mà người học cần phải biết trong Excel. Hàm này sẽ giúp bạn tính tổng các giá trị mà bạn đã chọn từ các cột hoặc các hàng hay tính tổng trong một phạm vi nào đó.

Công thức: =SUM (number 1, number 2;…)

Ví dụ:

=SUM (B2: G2) – Một sự lựa chọn đơn giản để tính tổng các giá trị của một hàng.

=SUM (A2: A8) – Một sự lựa chọn đơn giản để tính tổng các giá trị của một cột.

=SUM (A2: A7, A9, A12: A15) – Một sự lựa chọn để tính tổng các giá trị từ phạm vi A2 đến A7, bỏ qua A8, thêm A9, bỏ qua A10 và A11, sau đó thêm từ A12 đến A15.

=SUM (A2: A8) / 20 – Tính tổng các giá trị trong phạm vi từ A12 đến A15 sau đó chia tổng đó cho 20.

2. Hàm Average: Hàm tính trung bình cộng các số

Hàm Average là hàm giúp bạn tính giá trị trung bình của các số được chọn trong một hàng, cột hoặc trong một phạm vi theo cách đơn giản và dễ dàng nhất, chẳng hạn như tính cổ tức trung bình của một nhóm cổ đông nhất định.

Công thức: =AVERAGE (number 1, number 2,…)

Ví dụ:

=AVERAGE (B2: B11) – Tính giá trị trung bình của các số trong khoảng từ B2 đến B11, nó tương tự với SUM (B2: B11)/10.

3. Hàm Min/Max: Hàm tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất

Hàm MIN và hàm MAX giúp ta tìm được giá trị nhỏ nhất hoặc giá trị lớn nhất trong một phạm vi giá trị được chọn.

Công thức:  =MIN (number 1, number 2,…)

                      =MAX (number 1, number 2,…)

Ví dụ:

=MIN (B2: C11) – Tìm giá trị nhỏ nhất trong phạm vi từ B2 đến C11.

=MAX (B2: C11) – Tương tự như vậy, hàm này yêu cầu tìm giá trị lớn nhất trong phạm vi từ B2 đến C11.

4. Hàm If: Hàm điều kiện

Hàm IF thường được sử dụng khi bạn muốn sắp xếp dữ liệu của mình theo một điều kiện nhất định nào đó. Khi sử dụng hàm này, bạn có thể lồng ghép cả các hàm trong Excel khác ở bên trong.

Công thức: =IF ( logic_test, [value_if_true], [value_if_false] )

Ví dụ:

=IF (C2

5. Hàm Trim: Hàm giúp loại bỏ các khoảng trống

Hàm TRIM là hàm giúp đảm bảo loại bỏ các khoảng trống trong các dữ liệu mà bạn nhập vào để khi thực hiện các thao tác khác không bị trả về các giá trị lỗi. Không giống như các hàm trong Excel với các chức năng khác có thể hoạt động trên một phạm vi các ô, hàm TRIM chỉ có thể hoạt động trên một ô duy nhất.

Công thức: =TRIM (text)

Ví dụ:

=TRIM(A2) – Loại bỏ khoảng trống trong giá trị của ô A2.

6. Hàm Count/CountA: Hàm đếm dữ liệu/ Đếm ô chứa dữ liệu

Hàm COUNT là hàm dùng để đếm tất cả các ô trong một phạm vi nhất định chỉ chứa các giá trị số.

Công thức: =COUNT ( value1, [value2],…)

=COUNT (A : A) – Đếm tất cả các giá trị bằng số trong cột A. Tuy nhiên, để đếm hàng, thì bạn phải điều chỉnh địa chỉ bên trong công thức thì hàm mới có thể được thực hiện

=COUNT (A1: C1) – Bây giờ công thức đã có thể đếm hàng.

Hàm COUNTA cũng giống như hàm COUNT, COUNTA đếm tất cả các ô có dữ liệu. Tuy nhiên, không giống với hàm COUNT chỉ đếm các giá trị số, hàm COUNTA có thể đếm giá trị nhiều loại như ngày, thời gian, văn bản…

Công thức: = COUNTA ( value1, [value2],…)

Ví dụ:

=COUNTA (C2: C13) – Đếm các hàng từ 2 đến 13 trong cột C bất kể giá trị nào. Tuy nhiên, giống như hàm COUNT, bạn không thể sử dụng cùng một công thức để đếm hàng. Bạn phải điều chỉnh lựa chọn bên trong dấu ngoặc, ví dụ  =COUNTA (C2: H2) sẽ đếm các cột từ C đến H.

7. Hàm Left : hàm lấy kí tự ở bên trái

Trong các hàm excel, hàm left là hàm xử lý chuỗi, sử dụng hàm left nhằm mục đích lấy ra các kí tự ở bên trái chuỗi kí tự

Cú pháp của hàm left: =LEFT( text,n )

( Trong công thức trên text là chuỗi kí tự, n là số kí tự cần cắt ra từ chuỗi kí tự và n có giá trị mặc định là 1 )

Ví dụ minh họa: Yêu cầu bạn là phải lấy được 4 kí tự bên trái trong cột họ và tên của học sinh thì ta phải sử dụng hàm left với cú pháp như sau :

=LEFT( B2,4 )

8. Hàm Right : Hàm lấy kí tự ở bên phải

Trái ngược với hàm left, hàm right được sử dụng nhằm mục đích lấy ra các kí tự ở bên phải chuỗi kí tự và đây cũng là một trong những hàm excel hay được sử dụng nhất

Cú pháp của hàm Right : =RIGHT( text,n )

( Trong công thức trên text là chuỗi kí tự, n là số kí tự cần cắt ra từ chuỗi kí tự và n có giá trị mặc định là 1 )

Ví dụ minh họa: Yêu cầu bạn là phải lấy được 4 kí tự bên phải trong cột họ và tên của học sinh thì ta phải sử dụng hàm left với cú pháp như sau :

=RIGHT( B2,4 )

9. Hàm Sumif : Hàm dùng để tính tổng các ô có điều kiện

Trong các hàm excel thì hàm sumif được sử dụng để tính tổng các vị trí các ô. Không giống như hàm sum, hàm sumif cũng là tính tổng nhưng phải thõa mãn điều kiện, yêu cầu đề ra

Cú pháp hàm sumif=SUMIF(Range, Criteria, Sum_Range) Range

( Trong đó Range là vị trí của điều kiện, criteria là điều kiện còn sum_range là vị trí cần tính tổng )

Lưu ý: Trong trường hợp vị trí phạm vi của điều kiện trùng với vị trí phạm vi cần tính tổng thì cú pháp của nó không như cũa nữa mà sẽ đơn giản hơn =SUMIF( Phạm vi điều kiện, Điều kiện ).

Ví dụ minh họa : Đề bài yêu cầu bạn tính tổng số điểm của các bạn nam trong lớp thì bạn nhập cú pháp như sau

=SUMIF(C2:C11,”nam”,D2:D11)

10.  Hàm year, month, day : ngày, tháng, năm

Đây là 3 hàm excel có đặc điểm là chỉ về thời gian : day có nghĩa là ngày, month có nghĩa là tháng, year có nghĩa là năm

Cú pháp chung của cả 3 hàm này là =YEAR(today()), =MONTHtoday()), =DAY(today()). Mục đích chính mà mọi người hay sử dụng là nhằm để tách lấy 1 trong 3 yếu tố ngày tháng năm từ một chuỗi số liệu thống kê trên excel.

– Với biểu thức ngày hoặc tháng hoặc năm ở đây là một giá trị số chỉ giá trị ngày tháng năm.

– Ví dụ về hàm: Nếu hôm nay là ngày 22/09/2019, thì khi bạn gõ =DAY(TODAY()) → 22; =MONTH(TODAY()) → 9; =YEAR(TODAY()) → 2019.

11. Hàm Networkdays : hàm tính số ngày làm việc

Đây là một hàm excel dùng để tính thời gian, tiêu biểu là bạn làm công việc này trong bao lâu, bạn đã sử dụng cái này trong bao lâu, gặp lại bạn cũ trong bao lâu,…vv

Networkday là một hàm rất thuận tiện để làm việc đó

Cú pháp hàm networkday : =NETWORKDAY ( Number1, Number2 )

Ví dụ minh họa : Để tính số ngày bạn đã làm việc cho công ty A từ 10/11/2016 đến 01/07/2019 bạn gõ như sau:

=NETWORKDAY( C2, D2 ) 

Và kết quả nhận lại được là 585 ngày.

12. Hàm And: hàm logic

Hàm and được biết đến như là một hàm logic cơ bản trong phần mềm Microsoft Excel, đây là hàm thường để sử dụng với hàm IF để xét nhiều logic cùng lúc.

Kết quả trả về là TRUE nếu tất cả các đối số là TRUE

Cú pháp hàm And : =AND (Logical 1 , Logical 2, ….)

Trong đó các đối số Logical 1, Logical 2 là các biểu thức điều kiện

Kết quả hàm sẽ trả về cho bạn giá trị TRUE ( 1 ) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về cho bạn kết quả có giá trị FALSE ( 0 ) nếu thấy trong đó có một hay nhiều đối số là sai.

13. Hàm OR : hàm lý luận

Hàm OR là hàm lý luận tương tự như hàm and, hàm OR này được sử dụng kết hợp với các hàm khác như SUMIF, HLOOKUP, VLOOKUP, COUNTIF, SUMIF,… mà hàm này không dùng độc lập.

Cú pháp hàm OR : =OR( D1, D2… )

( Trong đó các đối số D1, D2 là các biểu thức điều kiện )

Sau khi thực hiện hàm sẽ trả về cho bạn giá trị TRUE ( 1 ) nếu bất cứ đối số của nó là đúng, và ngược lại nó sẽ trả về cho bạn kết quả có giá trị FALSE ( 0 ) nếu thấy trong đó có một hay nhiều đối số là sai.

14. Hàm choose: chọn lựa

Hàm choose sẽ trả về kết quả từ danh sách bạn chỉ định, dựa trên các vị trí được yêu cầu

Ví dụ trên cho thấy hàm CHOOSE trả về giá trị BOAT ở vị trí thứ 3.

Tổng kết các hàm cơ bản trong excel

Các bạn đã được tìm hiểu các hàm cơ bản trong Excel và cách sử dụng của từng hàm. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm chắc được kiến thức của các hàm cơ bản trong Excel và sử dụng chúng một cách linh hoạt và tiện lợi.

Hướng Dẫn Về Hàm Làm Tròn Số Cơ Bản Thường Sử Dụng Trong Excel

Hàm Round được sử dụng để làm tròn số hoặc dãy số bất kỳ. Đó là khi ta làm việc với bảng tính gắn liền với đơn vị tiền tệ (tính lương, chuyển đổi đơn vị tiền tệ, …) hay số trung bình (tính hệ số trung bình, tính giá trị trung bình,…). Lúc này, sử dụng hàm Round để làm tròn tất cả các cột số trong bảng, khiến trang tính của bạn trông gọn gàng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Việc sử dụng hàm ROUND sẽ giúp bạn giảm thời gian, công sức trong việc tính toán.

Công thức hàm Round được biểu diễn như sau:

=ROUND(number, num_ditgits)

Number: Số được làm tròn, cần xét làm tròn.

Num_digits: Số chữ số muốn làm tròn đến vị trí đó.

Thông thường theo mặc định được cài trong máy tính, dấu “,” sẽ ngăn cách các số ở phần nguyên. Ví dụ: 240,000 sẽ được hiểu là hai trăm bốn mươi nghìn.

Dấu “.” sẽ ngăn cách các số giữa phần nguyên và phần thập phân. Ví dụ: 5.5 sẽ được hiểu là năm phẩy năm.

Làm tròn số trong tính giá trị trung bình

Chúng ta có một bảng tính điểm trung bình như sau và muốn làm tròn số điểm trung bình.

Làm tròn điểm trung binh

Trường Hợp 1: Làm tròn 2 chữ số thập phân

Lam tròn điểm trung bình đến 2 chữ số thập phân

Tính điểm trung bình làm tròn đến 2 số thập phân nghĩa là làm tròn 2 chữ số sau dấu thập phân.

Chúng ta có Hàm: = ROUND(G3,2) hoặc =ROUND(6.666666667,2)

Trường hợp 2: Làm tròn 3 chữ số thập phân

Làm tròn điểm trung bình đến 3 chữ số thập phân

Tính điểm trung bình làm tròn đến 3 số thập phân nghĩa là làm tròn 3 chữ số sau dấu thập phân.

Chúng ta có Hàm: = ROUND(G3,3) hoặc =ROUND(6.666666667,3)

Làm tròn số trong tính tổng tiền

Ví dụ khi tính tổng giá trị mặt hàng sản phẩm. Tổng tiền thường sẽ bị lẻ, ta sử dụng hàm làm tròn để đơn giản hơn trong tính toán. Cụ thể:

Ta sẽ sử dụng hàm Round để làm tròn tổng tiền đến một chữ số sau dấu thập phân. Ở ô I2 sẽ có công thức: =ROUND(H2,1)

Giải thích: H2 là giá rị cần làm tròn ở đây là con số ở ô H2.

1 là số chữ số muốn làm tròn. Sau dấu thập phân 1 chữ số thì ta điền số 1.

Và ta sẽ có kết quả như bên dưới: