Hàm Tham Chiếu Vlookup Trong Excel / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Nhóm Hàm Tham Chiếu Trong Excel (Bài 5)

Trong bài học này, chúng tôi sẽ trình bày 3 hàm trong nhóm hàm tham chiếu gồm hàm VLOOKUP, hàm HLOOKUP và hàm INDEX. Công dụng, cách sử dụng và ví dụ chúng tôi sẽ trình bày ngay bên dưới.

Nhóm hàm tham chiếu trong excel – Hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP được sử dụng để trích xuất thông tin từ bảng tham chiếu theo chiều dọc. Hãy quan sát bảng tham chiếu 1 (Bảng chức vụ) ở hình bên trên để thấy rõ cách thể hiện thông tin của bảng này.

Cú pháp hàm VLOOKUP trong excel

VLOOKUP(Trị dò, Bảng tham chiếu, Chỉ số cột tham chiếu, Cách dò)

Trong đó: Trị dò thuộc bảng chính; Chỉ số cột tham chiếu tính từ trái qua phải và bắt đầu từ 1; Cách dò là 0 nếu Trị dò là chuỗi hoặc ngày tháng năm, Cách dò là 1 nếu Trị dò là số.

Ví dụ sử dụng hàm VLOOKUP trong excel (Lập công thức cho cột CHỨC VỤ của bảng Danh sách nhân viên công ty ABC) dựa vào bảng CHỨC VỤ

B9 là Mã chức vụ ( Trị dò); B3:C6 là bảng chức vụ ( Bảng tham chiếu luôn luôn dùng địa chỉ tuyệt đối); 2 là Chỉ số của cột tham chiếu (cột Chức vụ trong bảng chức vụ); vì B9 chứa chuỗi nên Cách dò là 0.

Kết quả sau khi hoàn thành

Nhóm hàm tham chiếu trong excel – Hàm HLOOKUP

Nếu VLOOKUP dò tìm theo chiều dọc thì HLOOKUP dò tìm theo chiều ngang (Bảng khu vực)

Cú pháp hàm HLOOKUP trong excel

HLOOKUP(Trị dò, Bảng tham chiếu, Chỉ số dòng tham chiếu, Cách dò)

Ví dụ sử dụng hàm HLOOKUP trong excel (Lập công thức cho cột KHU VỰC của bảng Danh sách nhân viên công ty ABC) dựa vào bảng KHU VỰC

Kết quả sau khi hoàn thành

Nhóm hàm tham chiếu trong excel – Bài tập thực hành

Cho bảng tính như hình và lập công thức cho những cột tô màu vàng

Câu 1: SỐ NGÀY THUÊ = NGÀY ĐI – NGÀY ĐẾN

Câu 2: TIỀN PHÒNG = Đơn giá phòng (Tra trong bảng ĐƠN GIÁ PHÒNG) * SỐ NGÀY THUÊ

Câu 3: Dựa vào 2 ký tự cuỗi của MÃ THANH TOÁN và tra trong bảng ĐƠN GIÁ KHẨU PHẦN ĂN để lập công thức cho cột ĐƠN GIÁ KHẨU PHẦN ĂN

Câu 4: TIỀN ĂN = SỐ NGÀY THUÊ * ĐƠN GIÁ KHẨU PHẦN ĂN

Câu 5: THÀNH TIỀN = TIỀN PHÒNG + TIỀN ĂN

Câu 6: TỶ LỆ GIẢM dựa vào SỐ NGÀY THUÊ và tra trong bảng TỶ LỆ GIẢM

Câu 7: PHẢI TRẢ = THÀNH TIỀN – TỶ LỆ GIẢM

Các Kiểu Tham Chiếu Trong Excel

Lượt Xem:2070

Các kiểu tham chiếu trong Excel

Kiểu A1 là dạng tham chiếu Excel phổ biến nhất và là kiểu mặc định.

Kiểu tham chiếu này được tạo thành từ một chữ cái và một số, đại diện cho tham chiếu cột và số hàng tương ứng.

Các ô A1-D4 được gắn nhãn trong bảng tính bên dưới:

Kiểu tham chiếu R1C1 được tạo thành chữ R theo sau là một số hàng và chữ cái C theo sau là một số cột.

Các ô R1C1-R4C4 được gắn nhãn trong bảng tính bên dưới:

Nếu số hàng hoặc cột bị bỏ qua, điều này sẽ cho Excel biết sử dụng số hàng hoặc cột hiện tại.

Ví dụ: nếu ô hiện tại là R3C3 (hoặc ô C3 kiểu ô A1), thì:

R [2] C [2]- -đề cập đến ô R5C5 (hoặc ô kiểu A1 E5)

(thêm 2 hàng và 2 cột vào ô hiện tại)

RC [-2]- -đề cập đến ô R3C1 (hoặc ô kiểu A1 A3)

(sử dụng hàng hiện tại; trừ 2 cột khỏi ô hiện tại)

R [2] C1- -đề cập đến ô R5C1 (hoặc ô A5 kiểu A5)

(thêm 2 hàng vào ô hiện tại; sử dụng cột tuyệt đối 1)

Kiểu tham chiếu R1C1

Lưu ý rằng bạn cần phải cho Excel biết kiểu tham chiếu nào bạn đang sử dụng. Điều này được đặt bằng cách chọn hoặc bỏ chọn tùy chọn tham chiếu R1C1 tùy chọn trong menu tùy chọn Excel.

Trong các phiên bản Excel hiện tại (Excel 2010 trở lên):

Trong menu Tệp , trong Tùy chọn → Công thức

Trong menu Excel chính (truy cập bằng cách nhấp vào Biểu trưng Excel ở trên cùng bên trái của bảng tính), trong Excel Opt i ons → Công thức

Trong T ools trình đơn thả xuống, dưới O ptions → chung

Theo mặc định, Excel sử dụng kiểu tham chiếu A1 và các cột trong bảng tính của bạn được gắn nhãn bằng chữ cái. Tuy nhiên, nếu bạn chọn tùy chọn R1C1, bạn sẽ nhận thấy rằng các nhãn ở đầu các cột Bảng tính của bạn hiển thị số, thay vì chữ cái.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Cú Pháp Và Mô Tả Các Hàm Tìm Kiếm Và Tham Chiếu Trong Excel

ADDRESS (row_num, column_num, abs_num, a1, sheet_text): Hàm lấy địa chỉ của một ô trong một trang tính, với số hàng và số cột đã cho.

AREAS (reference): Hàm trả về số vùng tham chiếu trong một tham chiếu, mỗi vùng tham chiếu có thể là một ô hay một dãy các ô liên tục trong bảng tính.

CHOOSE (num, value1, value2): Hàm lấy một giá trị trong danh sách đối số đầu vào.

COLUMN (reference): Hàm trả về số thứ tự cột của tham chiếu ô nhất định.

COLUMNS (reference): Hàm trả về tổng số cột của một mảng hay vùng tham chiếu.

GETPIVOTDATA (data_field, pivot_table, field1, item1, field2, item2,…): Hàm trả về dữ liệu được lưu giữ trong PrivotTable, hàm truy xuất dữ liệu tóm tắt từ PrivotTable, với điều kiện là dữ liệu tóm tắt đó có thể thấy trong báo cáo.

HLOOKUP (lookup_value, table_array, row_index_num, range_lookup): Hàm tìm kiếm một giá trị trong hàng trên cùng của bảng hoặc mảng giá trị, sau đó trả về giá trị trong cùng cột từ hàng mà bạn chỉ định trong bảng hoặc mảng.

HYPERLINK (link_location, friendly_name): Hàm tạo một kết nối, một liên kết để mở một tài liệu.

INDEX (reference, row_num, column_num, area_num): Tìm một giá trị trong một bảng hoặc một mảng nếu biết vị trí của nó, dựa vào số thứ tự hàng và số thứ tự cột.

INDIRECT (ref_text, a1): Hàm trả về một tham chiếu từ chuỗi ký tự, các tham chiếu có thể được đánh giá ngay tức thì để hiển thị nội dung của chúng. Sử dụng hàm khi các bạn muốn thay đổi tham chiếu tới một ô trong một công thức mà không thay đổi chính công thức đó.

LOOKUP (lookup_value, lookup_vector, resulf_vector): Tìm kiếm dạng Vecto. Hàm tìm kiếm trên một dòng hoặc một cột, nếu tìm thấy sẽ trả về giá trị của ô cùng vị trí trên dòng (hoặc cột) được chỉ định. Sử dụng dạng Vecto khi có một danh sách gồm nhiều giá trị cần tìm hoặc khi các giá trị có thể thay đổi theo thời gian.

LOOKUP (lookup_value, array): Tìm kiếm dạng mảng. Hàm tìm kiếm trên dòng (cột) đầu tiên của một mảng giá trị, nếu tìm thấy sẽ trả về giá trị của ô cùng vị trí trên dòng (cột) cuối cùng trong mảng đó. Sử dụng dạng tìm kiếm mảng khi có một danh sách gồm ít các giá trị và các giá trị đó không đổi theo thời gian.

MATCH (lookup_value, lookup_array, match_type): Hàm tìm kiếm một mục đã xác định trong một phạm vi ô rồi trả về vị trí tương đối của mục trong phạm vi đó.

OFFSET (reference, rows, cols, height, width): Hàm trả về tham chiếu đến một vùng nào đó được tính bằng một ô hay một dãy ô với số dòng hoặc số cột được chỉ định.

ROW (reference): Hàm trả về số thứ tự hàng của một tham chiếu.

ROWS (reference): Hàm trả về tổng số dòng của vùng được tham chiếu.

TRANSPOSE (array): Hàm trả về một phạm vi các ô dọc dưới dạng một phạm vi ngang hoặc ngược lại. Hàm phải được nhập dưới dạng công thức mảng trong một phạm vi có cùng số hàng và số cột tương ứng với số cột và số hàng trong phạm vi nguồn.

VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup): Hàm dùng để dò tìm một giá trị ở cột đầu tiên bên trái của một bảng dữ liệu. Nếu tìm thấy sẽ trả về giá trị ở cùng trên một dòng với giá trị tìm thấy trên cột mà các bạn chỉ định.

Hàm Vlookup Trong Excel, Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Trong Excel.

Hàm Vlookup trong Excel là hàm tìm kiếm giá trị theo cột và trả về phương thức hàng dọc (theo cột), nó giúp chúng ta thống kê, dò tìm dữ liệu theo cột một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đây là một trong những hàm phổ biến và hữu ích nhất trong Excel, nhưng lại ít người hiểu về nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng hàm Vlookup một cách thành thạo qua các ví dụ thực tế nhất.

1. Chức năng của hàm Vlookup trong Excel.

Chúng ta sử dụng hàm Vlookup để tìm kiếm dữ liệu trong bảng hoặc một phạm vi theo cột trong một bảng dò tìm đã định nghĩa trước. Như vậy, chức năng chính của hàm Vlookup là dùng để tìm kiếm giá trị trong một bảng giá trị cho trước.

2. Cú pháp hàm vlookup trong excel.

Lookup_value (bắt buộc): Giá trị cần tìm, có thể là ô tham chiếu, một giá trị hoặc chuỗi văn bản.

Table_array (bắt buộc): Bảng tìm kiếm giá trị gồm hai cột dữ liệu trở lên. Có thể là mảng thường, được đặt tên hoặc bảng Excel. Cột chứa giá trị tìm kiếm phải được đặt đầu tiên của Table_array.

Row_index_num (bắt buộc): Số thứ tự của cột chứa kết quả trả về trong Table_array.

Range_lookup (tuỳ chọn): Một giá trị logic (Boolean) cho biết hàm VLOOKUP cần phải tìm kết quả chính xác hay tương đối.

Nếu TRUE hoặc bỏ qua, kết quả khớp tương đối được trả về. Nghĩa là nếu kết quả khớp chính xác không được tìm thấy, hàm Vlookup của bạn sẽ trả về giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn look_up value.

Nếu FALSE, chỉ kết quả khớp chính xác được trả về. Nếu không giá trị nào trong hàng chỉ định khớp chính xác với giá trị tìm kiếm, hàm Vlookup sẽ trả về lỗi #N/A.

3. Ví dụ về hàm VLOOKUP trong Excel.

3.1. Các trường hợp sử dụng hàm Vlookup trong Excel.

Hàm Vlookup trong Excel có 2 cách sử dụng. Khi khi lập công thức ta có thể lựa chọn 1 trong 2 bằng cách gán giá trị cho Range_lookup là TRUE (1) hoặc FALSE (0).

Hàm Vlookup để tìm kiếm chính xác (Range_lookup = FALSE). Cách tìm kiếm này được áp dụng trong những trường hợp cần tìm kiếm kết quả khớp chính xác. Nếu không giá trị nào trong hàng chỉ định khớp chính xác với giá trị tìm kiếm, hàm Vlookup sẽ báo lỗi. VD: Tìm kiếm tên, tuổi, quê quán, … với mã nhân viên khớp với mã nhân viên cho trước.

Hàm Vlookup để tìm kiếm tương đối (Range_lookup = TRUE). Cách tìm kiếm này được áp dụng trong những trường hợp tìm kiếm theo khoảng giá trị kết quả khớp tương đối. Nghĩa là nếu kết quả khớp chính xác không được tìm thấy, hàm Vlookup của bạn sẽ trả về giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn look_up value. VD: Xếp loại học lực của học sinh theo điểm tổng kết.

3.2. Ví dụ về hàm Vlookup để tìm kiếm chính xác.

VD: Giả sử, bạn có một bảng dữ liệu nhân viên, lưu trữ mã nhân viên, họ tên, chức vụ. Một bảng khác lưu trữ mã nhân viên, quê quán, trình độ học vấn. Giờ bạn muốn điền thông tin quê quán, trình độ học vấn cho từng nhân viên thì phải làm như thế nào?

Để điển thông tin quê quán cho nhân viên, tại ô E4, ta nhập công thức dò tìm chính xác như sau: =VLOOKUP(B4,$B$17:$D$26,2,0).

Trong đó:

B4: Là giá trị cần đối chiếu.

$B$17:$D$26: Là bảng dò tìm, địa chỉ của bảng dò tìm phải là địa chỉ tuyệt đối.

2: Số thứ tự cột dữ liệu trên bảng dò tìm.

0: Kiểu tìm kiếm chính xác.

Sau khi điền xong công thức cho ô E4, tiếp tục kéo xuống copy công thức cho những nhân viên còn lại. Quan sát hình để hiểu rõ về công thức hơn.

Ảnh mình hoạ sử dụng hàm Vlookup để tìm kiếm chính xác trong Excel.

Chúng ta cũng thực hiện tương tự như vậy vậy để điền trình độ nhân viên, với công thức ở ô F4 là: =VLOOKUP(B4,$B$17:$D$26,3,0)

Trong đó:

Quan sát hình bên dưới để hiểu cách tìm kiếm và lấy giá trị của hàm Vlookup khi tìm kiếm chính xác.

Tìm kiếm tương đối chỉ có thể áp dụng khi giá trị cần dò tìm trong table_array đã được sắp xếp theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần hay theo bảng chữ cái). Với những bảng như vậy bạn có thể dùng dò tìm tương đối, khi đó nó tương tự như dùng hàm IF vô hạn vậy.

VD: Căn cứ vào bảng quy định xếp loại tương ứng với điểm đã cho, tiến hành xếp loại học lực cho các sinh viên có tên trong danh sách:

Giờ ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để nhập xếp loại cho các học sinh. Bạn để ý thấy rằng bảng Quy định xếp loại đã được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao (từ yếu đến giỏi) nên trong trường hợp này ta có thể dùng dò tìm tương đối.

Tại ô E4, ta nhập vào công thức là: =VLOOKUP(D4,$B$17:$C$20,2,1)

Trong đó:

Sau khi điền xong công thức cho ô E4, tiếp tục kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Quan sát hình để hiểu rõ hơn về công thức và cách dò tìm tương đối.

Dễ thấy, khi không do tìm được kết quả nào trùng khớp với giá trị dò tìm thì hàm Vlookup sẽ lấy giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn nó.

4. Những điều cần biết khi sử dùng hàm Vlookup trong Excel.

4.1. Một số lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup trong Excel.

Khi tạo công thức hàm bạn cần cố định Table_array (vùng cần tìm kiếm) bằng cách thêm kí tự $ vào địa chỉ của vùng ( VD: $A$18:$B$21) để khi ta copy công thức xuống các hàng khác thì vùng cần tìm kiếm không bị thay đổi theo.

Hàm Vlookup trong Excel chỉ có thể tìm ở cột ngoài cùng bên trái của vùng ta chọn. Nếu bạn cần tìm ở những vị trí khác, hãy sử dụng công thức Index kết hợp Match.

Hàm Vlookup trong Excel không phân biệt được chữ hoa và thường.

Nếu range_lookup được đặt là TRUE hoặc bỏ trống (kết quả khớp tương đối), các giá trị ở hàng đầu của table_array phải được xếp theo thứ tự tăng dần (A-Z) từ trái sang phải.

Khi dùng hàm Vlookup để tìm kiếm tuyệt đối nhưng vùng cần tìm kiếm lại không chứa giá trị đó thì kết quả trả về sẽ là #N/A!.

4.2. Hướng dẫn sử dụng dấu chấm dấu phẩy.

Bạn có đang gặp vấn đề trong việc dùng dấu chấm “.” dấu dấu chấm phẩy “;” trong việc ngăn cách cách thành phần trong hàm, hay dấu chấm “.” dấu phẩy “,” trong việc phân cách chữ số thập phân?

Trong Excel người ta thường dấu phẩy “,” trong việc ngăn cách thành phần trong hàm và phân cách các hàng nghìn, triệu, tỷ trong số. Dấu chấm “.” để phân cách chữ số thập nhân. Nhưng trong ở một số bản phần mềm Excel khác lại dùng dấu phẩy “,” để phân cách hàng thập phân và dấu chấm “.” để phân cách các nhóm 3 chữ số (các hàng nghìn, triệu, tỷ), còn dấu “;” để phân cách các thành phần trong hàm. Điều này khiến người dùng dễ nhầm lẫn khi dùng dấu chấm và dấu phẩy trong Excel.

Trong Excel có 2 kiểu quy ước:

Quy ước kiểu phương Tây: Dấu chấm “.” là dấu để phân cách chữ số thập phân, còn phân cách các hàng nghìn, triệu, tỷ và các thành phần khi viết hàm là dấy phẩy “,”.

Quy ước của Việt Nam: Dấu phẩy “,” để phân cách hàng thập phân và dấu chấm “.” để phân cách các nhóm 3 chữ số (các hàng nghìn, triệu, tỷ), còn dấu “;” để phân cách các thành phần trong hàm.

Vậy làm thế nào để biết Excel của mình dùng tuần theo quy ước nào, bạn có thể thử cách sau:

Nhập thử một số thập phân tại ô nào đó, nếu Excel không dịch số đó về bên phải thì dấu ngăn cách thập phân là dấu “.” (chấm).

Nếu dấu ngăn cách thập phân là dấu “,” thì dấu ngăn cách phần ngàn là dấu “.” và dấu ngăn cách trong công thức là dấu “;” (chấm phẩy).

Khi Excel của bạn tuần theo quy ước của Việt Nam bạn cần đề ý hơn khi nhập dữ liệu, lập công thức, tra cứu công thức để phù hợp.

Nhưng để tiện sử dụng và tra cứu bạn nên đổi sang quy ước của phương Tây bằng cách:

4.3. Hướng dẫn sử dụng địa chỉ tuyệt đối khi dùng hàm Vlookup trong Excel.

Trong excel có 3 loại địa chỉ:

Địa chỉ tương đối: Là địa chỉ bị thay đổi tương ứng với mỗi dòng và cột khi chúng ta thực hiện sao chép công thức. (VD: B5 là địa chỉ của hàng 5 cột B).

Địa chỉ tuyệt đối: Là địa chỉ được cố định lại, không thay đổi khi ta copy công thức. (VD: $A$1- địa chỉ tuyệt đối của 1 ô, $B$17:$C$20 – địa chỉ tuyệt đối của 1 vùng)

Để tạo địa chỉ tuyệt đối, thì bạn nhấn phím F4, lúc này sẽ có dấu đô la ($) ở trước chỉ số cột và dòng.

Tóm lại nếu là địa chỉ tuyệt đối thì bạn thấy có dấu đô la ($) trước chỉ số cột và dòng.

Địa chỉ hỗn hợp: Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ chỉ cố định dòng hoặc cột mà thôi.

Cố định cột: Ví dụ: $A1, thì bạn thấy chỉ số cột được cố định, còn chỉ số dòng không được cố định.

Cố định dòng: Ví dụ: A$1 thì bạn thấy chỉ số cột không được cố định, còn chỉ số dòng cố định.

Khi sử dùng hàm Vlookup trong Excel bạn thường phải tìm kiếm cho cả cột nên việc copy công thức là không tránh khỏi. Lúc này bạn cần lưu ý để địa chỉ của vùng tìm kiếm là địa chỉ tuyệt đối để khi ta copy công thức cho những hàng khác thì vùng tìm kiếm của ta không bị thay đổi.

4.4. Đặt tên cho bảng trong Excel.

Địa chỉ các ô, các bảng, các vùng trong Excel được lưu bằng những kí tự và số rất khó nhớ, điều này gây khó khăn và tồn thời gian cho chúng ta khi phải gọi ra các bảng, các vùng dữ liệu từ nhiều nơi. Để đơn giản hoá việc này chúng ra có thể đặt tên cho các vùng dữ liệu. Khi cần sử dụng đến chúng ta chỉ cần gọi tới vùng đó thông qua tên đã đặt.

Đặt tên cho vùng dữ liệu dữ liệu bằng cách:

B1: Chọn vùng muốn đặt tên, vùng này có thể là 1 ô hoặc 1 vùng tuỳ theo mục đích sử dụng của bạn.

B2: Tại ô địa chỉ của vùng dữ liệu (góc bên trên phía bên tay trái, ngay trên cột A) ta nhập tên cho vùng dữ liệu và Enter.

Sau khi đặt tên cho vùng dữ liệu ta chỉ cần gọi vùng đó ra thông qua tên mà không lo địa chỉ bị sai khi copy công thức từ dòng này sang dòng khác.

Khi sử dụng hàm Vlookup ta có thể đặt tên cho cùng cần tìm kiếm mà không cần quan tâm tới địa chỉ tuyệt đối của nó.

VD: Ở ví dụ bên trên sau khi đã đặt tên cho bảng quy định xếp loại.

Từ công thức: =VLOOKUP(D4,$B$17:$C$20,2,1).

Cả 2 công thức này đều tương đương nhau nhưng với công thức mà vùng tìm kiếm được đặt tên giúp ta dễ dàng copy cho những hàng khác và đơn giản, dễ hình dung.

Video hướng dẫn:

Trọn bộ khoá học Excel cơ bản miễn phí: Học Excel cơ bản

Hàm VLOOKUP nâng cao trong ExcelHàm VLOOKUP 2 điều kiện trong ExcelHàm VLOOKUP kết hợp hàm IF trong ExcelHàm VLOOKUP ngược và cách dùng hàm VLOOKUP ngược trong Excel