Cách Sử Dụng Các Hàm Cơ Bản Trong Excel 2010 / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Các Hàm Cơ Bản Trong Excel Và Cách Sử Dụng

Các hàm cơ bản trong Excel và cách sử dụng. Với các hàm cơ bản trong Excel này bạn sẽ sử dụng Excel tốt hơn trông thấy đó.

Hãy ghi nhớ những hàm Excel này, chúng sẽ rất hữu dụng cho bạn đó. Bạn hãy copy chúng về máy tính rồi đợi khi nào rảnh mang ra nghiền ngẫm nha.

II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC. 1. Hàm ABS:Lấy giá trị tuyệt đối của một sốCú pháp: ABS(Number)Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.Ví dụ:=ABS(A5 + 5)2. POWER:Hàm trả về lũy thừa của một số.Cú pháp: POWER(Number, Power)Các tham số: – Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.– Power: Là số mũ.Ví dụ= POWER(5,2) = 25

3. Hàm PRODUCT:Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.Cú pháp:PRODUCT(Number1, Number2…)Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.

4. Hàm MOD:Lấy giá trị dư của phép chia.Cú pháp: MOD(Number, Divisor)Các đối số: – Number: Số bị chia.– Divisor: Số chia.

IV. NHÓM HÀM CHUỖI. 1. Hàm LEFT:Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)Các đối số: – Text: Chuỗi văn bản.– Num_Chars: Số ký tự muốn trích.Ví dụ:=LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”2. Hàm RIGHT:Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)Các đối số: tương tự hàm LEFT.Ví dụ:=RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”3. Hàm MID:Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.Cú pháp:MID(Text,Start_num, Num_chars)Các đối số:– Text: chuỗi văn bản.– Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.– Num_chars: Số ký tự cần trích.4. Hàm UPPER:Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa.Cú pháp: UPPER(Text)5. Hàm LOWER:Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường.Cú pháp: LOWER(Text)6. Hàm PROPER:Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa.Cú pháp: PROPER(Text)Ví dụ: =PROPER(phan van a) = “Phan Van A”7. Hàm TRIM:Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi.Cú pháp: TRIM(Text)

V. NHÓM HÀM NGÀY THÁNG. 1. Hàm DATE:Hàm Date trả về một chuỗi trình bày một kiểu ngày đặc thù.Cú pháp: DATE(year,month,day)Các tham số:– Year: miêu tả năm, có thể từ 1 đến 4 chữ số. Nếu bạn nhập 2 chữ số, theo mặc định Excel sẽ lấy năm bắt đầu là: 1900.(Ví dụ)– Month: miêu tả tháng trong năm. Nếu month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự động tính thêm các tháng cho số miêu tả năm.(Ví dụ)– Day: miêu tả ngày trong tháng. Nếu Day lớn hơn số ngày trong tháng chỉ định, thì Excel sẽ tự động tính thêm ngày cho số miêu tả tháng.(Ví dụ)Lưu ý:– Excel lưu trữ kiểu ngày như một chuỗi số liên tục, vì vậy có thể sử dụng các phép toán cộng (+), trừ (-) cho kiểu ngày.(Ví dụ)2. Hàm DAY:Trả về ngày tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Giá trị trả về là một số kiểu Integer ở trong khoảng từ 1 đến 31.Cú pháp: DAY(Serial_num)Tham số:Serial_num: Là dữ liệu kiểu Date, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(Ví dụ)3. Hàm MONTH:Trả về tháng của chuỗi ngày được mô tả. Giá trị trả về là một số ở trong khoảng 1 đến 12.Cú pháp: MONTH(Series_num)Tham số: Series_num: Là một chuỗi ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác. (Ví dụ)4. Hàm YEAR:Trả về năm tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Year được trả về là một kiểu Integer trong khoảng 1900-9999.Cú pháp: YEAR(Serial_num)Tham số:Serial_num: Là một dữ liệu kiểu ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(ví dụ)5. Hàm TODAY:Trả về ngày hiện thời của hệ thống.Cú pháp: TODAY()Hàm này không có các đối số.6. Hàm WEEKDAY:Trả về số chỉ thứ trong tuần.Cú pháp:WEEKDAY(Serial, Return_type)Các đối số: – Serial: một số hay giá trị kiểu ngày.– Return_type: chỉ định kiểu dữ liệu trả về.

VI. HÀM VỀ THỜI GIAN. 1. Hàm TIME:Trả về một chuỗi trình bày một kiểu thời gian đặc thù. Giá trị trả về là một số trong khoảng từ 0 đến 0.99999999, miêu tả thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59.Cú pháp:TIME(Hour,Minute,Second)Các tham số: Được tính tương tự ở hàm DATE.– Hour: miêu tả giờ, là một số từ 0 đến 32767. – Minute: miêu tả phút, là một số từ 0 đến 32767.– Second: miêu tả giây, là một số từ 0 đến 32767.2. Hàm HOUR:Trả về giờ trong ngày của dữ liệu kiểu giờ đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 (12:00A.M) đến 23 (11:00P.M).Cú pháp: HOUR(Serial_num)Tham số:Serial_num: Là dữ liệu kiểu Time. Thời gian có thể được nhập như:– Một chuỗi kí tự nằm trong dấu nháy (ví dụ “5:30 PM”)– Một số thập phân (ví dụ 0,2145 mô tả 5:08 AM)– Kết quả của một công thức hay một hàm khác.3. Hàm MINUTE:Trả về phút của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.Cú pháp: MINUTE(Serial_num)Tham số:Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.4. Hàm SECOND:Trả về giây của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.Cú pháp: SECOND(Serial_num)Tham số:Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.5. Hàm NOW:Trả về ngày giờ hiện thời của hệ thống.Cú pháp: NOW()Hàm này không có các đối số.

VII. NHÓM HÀM DÒ TÌM DỮ LIỆU. 1. Hàm VLOOKUP:Tìm ra một giá trị khác trong một hàng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong cột đầu tiên của bảng nhập vào.

Cú pháp:VLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])Các tham số:– Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm. – Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối.Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần.– Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh. – Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về.Chú ý:– Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A.Ví dụ:=VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0)Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2. 2. Hàm HLOOKUP:Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào.Cú pháp:HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.3. Hàm INDEX:Trả về một giá trị hay một tham chiếu đến một giá trị trong phạm vi bảng hay vùng dữ liệu.Cú pháp:INDEX-(Array,Row_num,Col_num)Các tham số:– Array: Là một vùng chứa các ô hoặc một mảng bất biến.Nếu Array chỉ chứa một hàng và một cột, tham số Row_num hoặc Col_num tương ứng là tùy ý.Nếu Array có nhiều hơn một hàng hoặc một cột thì chỉ một Row_num hoặc Col_num được sử dụng.– Row_num: Chọn lựa hàng trong Array. Nếu Row_num được bỏ qua thì Col_num là bắt buộc.– Col_num: Chọn lựa cột trong Array. Nếu Col_num được bỏ qua thì Row_num là bắt buộc.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm trên Google:

cách sử dụng các hàm trong excel

Các Hàm Cơ Bản Trong Excel Thường Sử Dụng Nhất

Các hàm cơ bản trong excel, các hàm excel thông dụng sử dụng nhiều trong kế toán nói riêng và những công việc khác sử dụng excel nói chung, tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết này.

Sau khi nắm được chi tiết các nhóm hàm bây giờ chúng ta sẽ đi vào nội dung chính đó là tìm hiểu các hàm cơ bản trong excel cũng như cách sử dụng chúng ra sao.

Các hàm cơ bản trong excel thông dụng

– Nhóm hàm này bao gồm: Hàm SUM, hàm AVERAGE, hàm MAX, hàm MIN, hàm INT, hàm ROUND.

Là hàm tính tổng, bạn có thể sử dụng hàm SUM để tính tổng trong 1 vùng dữ liệu.

=SUM(A1,A2,An,….) trong đó A1, A2, An là những số cần tính tổng.

Trong VD trên mình muốn tổng tiền lương từ tháng 1 đến tháng 5 của từng người, các bạn sử dụng hàm SUM và bồi đen số tiền từ tháng 1 đến tháng 5, tức là vùng dữ liệu B3:G3 sau đó ấn ENTER ⇒ Kết quả: 28,200,000 VNĐ.

Là hàm tính trung bình của 1 vùng dữ liệu.

= AVERAGE(A1,A2,An,…) trong đó A1, A2, An là những số cần tính trung bình.

Cũng với ví dụ trên mình sẽ tính tiền lương trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 của từng người, cách làm cũng tương tự như SUM, ta chỉ thay hàm SUM ⇒ hàm AVERAGE.

Hàm MAX là hàm đưa ra giá trị lớn nhất trong 1 vùng dữ liệu, ngược lại hàm MIN đưa ra giá trị bé nhất trong 1 vùng dữ liệu.

= MAX(A1,A2,An,…) trong đó A1,A2,An,… là các số trong vùng dữ liệu cần tìm ra giá trị lớn nhất.

= MIN(A1,A2,An,…) trong đó A1,A2,An,… là các số trong vùng dữ liệu cần tìm ra giá trị bé nhất.

Mình muốn biết số tiền cao nhất của anh A từ tháng 1 đến tháng 5 là bao nhiêu, các bạn sử dụng hàm MAX, và chọn vùng dữ liệu muốn tính ⇒ ấn ENTER.

Hàm ROUND là hàm làm tròn đến số, các chữ số mong muốn.

= INT(A1) trong đó A1 là số thập phân cần làm tròn thành số nguyên,

= ROUND(A1) trong đó A1 là số cần làm tròn.

Nhóm hàm logic bao gồm các hàm IF, AND, OR, đây là một trong các hàm cơ bản trong excel được sử dụng khá nhiều, nếu bạn nào từng học qua môn logic thì các hàm này không có gì lạ phải không nào.

– Đối với hàm IF các bạn hiểu đơn giản nó dùng để kiểm tra các biểu thức logic dưới dạng nếu…thì, cụ thể hơn với 1 điều kiện cho trước, nếu thỏa mãn điều kiện thì đưa ra 1 giá trị, còn sai thì sẽ đưa ra 1 giá trị khác. Còn với hàm AND – OR thì các bạn chỉ cần hiểu theo đúng nghĩa của nó, tức là VÀ – HOẶC.

= IF(Điều kiện, giá trị 1, giá trị 2) ⇒ Hiểu như sau: Với 1 điều kiện cho trước, giá trị đem đi so sánh với điều kiện cho trước đó mà đúng, thì sẽ trả về giá trị 1, còn sai thì sẽ trả về giá trị 2.

– Giá trị đem đi so sánh là những giá trị thuộc cột “Điểm TB”, cụ thể ở đây là “F2=9.5” ta thấy nó lớn hơn 9, như vậy điều kiện đúng, nó sẽ trả về giá trị là “1 triệu”, còn ngược lại F2 lúc này mà bằng 1 số <9 thì sẽ trả về “0”.

Đối với các ô còn lại công thức cũng tương tự như vậy. (Ngoài ra bạn nên sử dụng chức năng “Auto Fill” trong excel để áp dụng cho danh sách có nhiều dữ liệu.)

Bao gồm hàm YEAR, hàm MONTH, hàm TODAY.

Trả về giá trị năm trong Date tham số

=YEAR(A1) trong đó A1 là tham số được định dạng theo kiểu Date vd: ngày/tháng/năm.

Từ hình trên bạn sẽ thấy sau khi áp dụng hàm YEAR ta sẽ được năm sinh=1998.

Trả về giá trị tháng trong Date tham số

=MONTH(A1) trong đó A1 là tham số được định dạng theo kiểu Date vd: ngày/tháng/năm.

Bạn chỉ cần thay hàm YEAR ⇒ MONTH với tham số theo kiểu Date là có thể tìm được tháng sinh.

Mình thấy hàm này khá hay, nó giúp trả về ngày hiện thời, và hàm này lưu ý sẽ không có tham số.

Bạn chỉ cần gõ cú pháp: =TODAY() ⇒ ENTER, ngay lập tức nó sẽ trả về ngày tháng năm hiện tại.

Bao gồm hàm LEFT, hàm RIGHT, hàm MID

Trả về số các ký tự rút ra từ bên trái, của chuối kỹ tự gốc

=LEFT(text, num_chars) trong đó: text là chuỗi ký tự gốc, num_chars là số ký tự muốn rút ra từ bên trái chuỗi ký tự gốc.

Với hình dưới bạn thấy ô dữ liệu A2(text) là chuỗi ký tự gốc, num_chars=2, tức là rút 2 ký tự từ bên trái

Trả về số các ký tự rút ra từ bên phải, của chuối kỹ tự gốc

=RIGHT(text, num_chars) trong đó: text là chuỗi ký tự gốc, num_chars là số ký tự muốn rút ra từ bên phải chuỗi ký tự gốc.

Cũng giống như hàm LEFT, ta cũng có ô dữ liệu A2 (text) là chuỗi ký tự gốc, num_chars=4, tức là rút 4 ký tự từ bên phải

Trả về một số lượng ký tự cụ thể từ chuỗi ký tự gốc, bắt đầu từ vị trí do bạn chỉ định.

=MID(text, Start_num, Num_chars) Trong đó: Text: Chuỗi ký tự gốc , Start_num: Vị trí bắt đầu rút ký tự , Num_chars: Số ký tự muốn rút ra kể từ vị trí Start_num trong chuỗi ký tự gốc

Nhóm các hàm cơ bản trong excel tiếp theo là nhóm hàm tham chiếu, bao gồm hàm VLOOKUP, hàm HLOOKUP.

– Hàm VLOOKUP: Hàm tham chiếu, điền dữ liệu dựa vào bảng phụ. Việc so sánh sẽ thực hiện đối với mỗi giá trị dòng của cột đầu tiên trong bảng phụ.

– Hàm HLOOKUP: Hàm tham chiếu. Việc so sánh sẽ thực hiện đối với mỗi giá trị dòng của dòng đầu tiên trong bảng phụ.

=VLOOKUP(giá _trị _đem _đi _so_sánh, vùng _tìm _kiếm, thứ tự cột_lấy_giá_trị, kiểu_tìm_kiếm)

=HLOOKUP(giá _trị _đem _đi _so_sánh, vùng _tìm _kiếm, thứ tự dòng_lấy_giá_trị, kiểu_tìm_kiếm)

Tổng Hợp Các Hàm Cơ Bản Trong Excel Và Cách Sử Dụng

Sự thật mà nói, thì câu trả lời là “Có” – Chỉ có điều bạn chưa biết cách học và sử dụng các công thức hàm cơ bản trong Excel một cách hợp lý mà thôi.

Microsoft Excel có thể khiến bạn gặp khó khăn theo một cách nào đó. Một mặt, đây là một công cụ đặc biệt mạnh mẽ để phân tích và báo cáo dữ liệu tiếp thị (Marketing). Mặt khác, nếu như không được đào tạo một cách bài bản, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy giống như Excel đang cố tình chống lại bạn. Để bắt đầu, sẽ có rất nhiều công thức tính trong Excel quan trọng có thể tính toán tự động giúp bạn mà không cần phải lướt qua hàng trăm ô bảng tính bằng chiếc máy tính của bạn.

Công thức Excel là gì?

Công thức trong Excel giúp bạn xác định mối quan hệ giữa các giá trị trong các ô của bảng tính, thực hiện các phép tính toán học dựa trên những giá trị đó và trả về giá trị kết quả trong ô bạn đã chọn. Các công thức hàm cơ bản trong Excel mà bạn có thể tự sử dụng dễ dàng bao gồm: Phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tỷ lệ phần trăm, hay thậm chí là cả ngày tháng.

Chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt các hàm Excel thông dụng và cũng bổ sung thêm một vài phép tính khác. Tất cả điều có trong bài viết hướng dẫn sử dụng Excel cơ bản này.

Cách chèn công thức trong Microsoft Excel

Có thể bạn đang tự hỏi tab “Công thức” trên thanh công cụ điều hướng trên cùng trong Excel có nghĩa là gì. Trong các phiên bản gần đây của Microsoft Excel, thanh Menu ngang này – được hiển thị ở bên dưới – cho phép bạn có thể tìm và chèn các công thức Excel vào các ô cụ thể để sử dụng trực tiếp trong bảng tính của mình.

Các công thức Excel cũng được gọi là “hàm”. Để chèn một công thức vào bảng tính, hãy chọn một ô mà bạn muốn sử dụng công thức , sau đó nhấn vào biểu tượng ở bên trái, ” Insert Function “, để tìm các công thức Excel phổ biến và xem luôn công dụng, chức năng của hàm đó. Cửa sổ chèn hàm trong Microsoft Excel sẽ trong như thế này:

Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu hơn vào một số công thức quan trọng nhất trong Excel, cũng như cách thực hiện từng công thức trong một số tình huống cụ thể.

Công thức Excel

Để giúp bạn có thể học và sử dụng các công thức hàm cơ bản thông dụng trong Excel một cách hiệu quả hơn (cũng như tiết kiệm nhiều thời gian hơn), chúng tôi đã liệt kê ra một danh sách các công thức Excel thiết yếu, phím tắt, các thủ thuật và chức năng nhỏ khác mà dân văn phòng và kế toán cần phải biết.

Ghi chú: Các công thức sau được áp dụng cho Excel 2023. Nếu bạn đang sử dụng một phiên bản Excel khác, vị trí của từng chức năng được đề cập bên dưới có thể khác nhau một chút.

Hàm tính tổng trong Excel – Sum

Tất cả các công thức trong Microsoft Excel đều được bắt đầu bằng dấu “=”, theo sau là phần hàm cụ thể biểu thị công thức mà bạn muốn Excel thực hiện.

Hàm Sum là một trong những hàm cơ bản nhất trong Excel mà bạn có thể nhập vào bảng tính, cho phép bạn tìm tổng (hay tổng cộng tất cả) của hai hay nhiều giá trị. Để biểu diễn công thức SUM, hãy nhập các giá trị bạn muốn thêm vào bằng cách sử dụng định dạng:

=SUM(value 1, value 2, v.v)

Các giá trị bạn điền vào công thức SUM có thể là số thực hoặc chính là giá trị của một ô cụ thể trong bảng tính của bạn.

Ví dụ: Để tìm SUM của 30 và 70, hãy nhập công thức sau vào một ô trong bảng tính của bạn: =SUM(30, 70). Nhấn ” Enter” và ô đó sẽ trả về giá trị tổng của hai con số trên là 100.

Trường hợp, để tìm SUM của các giá trị có trong các ô B2 và B10. Hãy nhập công thức sau vào một ô trong bảng tính của bạn: =SUM(B2, B10), Sau đó nhấn phím ” Enter” và ngay lập tức ô đó sẽ giá trị tổng của các số có trong các ô B2 và B10. Nếu không có số nào trong một ô, công thức sẽ trả về kết quả bằng 0.

Hãy nhớ rằng, bạn cũng có thể tính tổng giá trị của một danh sách các số trong Excel. Để tìm SUM của các giá trị trong các ô từ B2 đến B11, hãy nhập công thức sau vào một ô trong bảng tính của bạn: =SUM(B2:B11). Hãy chú ý dấu hai chấm giữa cả hai ô, thay vì sử dụng dấu phẩy. Bạn có thể xem xét kĩ hơn ví dụ này ở hình bên dưới.

Hàm IF trong Excel

Công thức hàm IF trong Excel được ký hiệu như sau:

=IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)

Điều này cho phép bạn nhập một giá trị văn bản vào ô “nếu” một cái gì đó trong bảng tính của bạn là đúng hoặc sai. Ví dụ: =IF(D2=”Canh Rau Blog”,”10″,”0″) tức có nghĩa sẽ trao điểm 10 cho ô D2 nếu ô đó có chứa từ ” Canh Rau Blog “.

Đôi khi chúng ta cũng muốn biết tổng số lần hiển thị của một giá trị trong bảng tính của mình. Nhưng cũng sẽ có những lúc chúng ta lại muốn tìm các ô có chứa giá trị đó và nhập giá trị cụ thể bên cạnh nó.

Chúng ta sẽ quay lại ví dụ bên trên một chút. Nếu như chúng tôi muốn trao điểm 10 cho những người là “fan cứng” của Canh Rau Blog, thay vì nhập thủ công số 10 bên cạnh mỗi người dùng, chúng ta sẽ sử dụng công thức IF-THEN để nói rằng: Nếu những ai đã là “fan cứng” của Canh Rau Blog, thì anh ấy (hoặc cô ấy) xứng đáng được 10 điểm.

Công thức hàm IF: IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)

Logical_Test: Kiểm tra logic là phần “IF” của câu lệnh. Trong trường hợp này, logic là D2=”Canh Rau Blog”. Đồng thời hãy đảm bảo giá trị Logical_Test phải được nằm trong dấu ngoặc kép.

Value_if_True: Nếu giá trị đúng – Nghĩa là, nếu những ai đã là “fan cứng” của Canh Rau Blog – giá trị này là giá trị mà chúng tôi muốn hiển thị. Trong trường hợp này, chúng tôi muốn nó là số 10, để chỉ ra những ai đã được trao điểm 10. Lưu ý: Chỉ sử dụng dấu ngoặc kép nếu như bạn muốn trả về kết quả là dạng văn bản thay vì dạng số.

Value_if_False: Nếu giá trị là sai – tức là những ai chưa là “fan cứng” của Canh Rau Blog – chúng tôi muốn ô kết quả hiển thị “0”, tức là 0 điểm (có hơi phũ phàng nhỉ).

=IF(D8="Canh Rau Blog","10","0")

Để thực hiện công thức tính tỷ lệ phần trăm trong Excel, hãy nhập các ô mà bạn đang muốn tìm tỷ lệ phần trăm theo định dạng, =A1/B1. Để chuyển đổi giá trị thập phân thành tỷ lệ phần trăm, hãy tô đậm ô, nhấp vào tab Home và lựa chọn ” Percentage ” từ danh sách được thả xuống.

Mặc dù không có công thức (hoặc hàm) nào được dùng để tính tỷ lệ phần trăm trong Excel trong mỗi ô, nhưng Excel đã giúp bạn dễ dàng chuyển đổi giá trị của bất kỳ ô nào thành tỷ lệ phần trăm để bạn không bị sai sót khi tự mình tính toán và nhập lại từng con số.

Cài đặt cơ bản để chuyển đổi giá trị của một ô thành tỷ lệ phần trăm nằm trong tab Home của Excel. Lựa chọn tab này, sau đó tô đậm một (hoặc một số) ô mà bạn muốn chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm và nhấp vào Menu thả xuống bên cạnh Conditional Formatting (nút Menu này lúc đầu có thể là ” General“). Sau đó, lựa chọn ” Percentage ” từ danh sách những tùy chọn được xuất hiện. Việc làm này sẽ chuyển đổi giá trị của từng ô mà bạn đã tô đậm thành tỷ lệ phần trăm. Xem tính năng này thông qua hình ảnh bên dưới.

Công thức hàm trừ trong Excel

Để thực hiện một phép tính trừ trong Excel, hãy nhập các ô bạn đang muốn trừ theo định dạng:

Điều này sẽ trừ một ô bằng cách sử dụng công thức SUM để thêm dấu âm trước ô bạn đang trừ. Ví dụ, nếu ô A1 là 10 và B1 là 6, =SUM(A1, -B1) sẽ thực hiện phép tính 10 + -6, và trả về giá trị là 4.

Giống như tỷ lệ phần trăm, phép tính trừ cũng không có công thức riêng trong Excel, nhưng điều đó không có nghĩa là không thực hiện được. Bạn có thể thực hiện phép tính trừ với bất kỳ giá trị nào (hoặc các giá trị bên trong các ô) theo hai cách khác nhau.

Sử dụng định dạng =A1-B1. Để trừ nhiều giá trị với nhau, chỉ cần nhập một dấu “=” theo sau là giá trị hoặc sổ đầu tiên của bạn, sau đó là dấu gạch nối và giá trị (hoặc ô ) mà bạn đang muốn trừ. Nhấn Enter để trả về kết quả giữa cả hai giá trị.

Phép tính nhân trong Excel

Để biểu diễn công thức phép nhân trong Excel, hãy nhập các ô bạn đang muốn nhân theo định dạng:

Công thức này sử dụng kí hiệu dấu hoa thị để nhân ô A1 với ô B1. Ví dụ: nếu ô A1 là 10 và B1 là 6, =A1*B1 sẽ trả về giá trị là 60.

Bạn có thể nghĩ rằng phép tính nhân giá trị trong Excel có công thức riêng hoặc sử dụng ký tự “x” để biểu thị phép nhân giữa nhiều giá trị. Nhưng trên thực tế, nó được thể hiện bằng dấu hoa thị – *.

=A1*B1*C1*D1..*Z1

Dấu hoa thị sẽ thực hiện phép tính nhân giữa từng giá trị có ghi trong công thức.

Nhấn Enter để trả về kết quả bạn muốn. Xem nó trông như thế nào so với ảnh chụp ở trên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện phép tính nhân trong Excel bằng cách sử dụng hàm PRODUCT.

Phép tính chia trong Excel

Để biểu diễn công thức chia trong Excel, hãy nhập các ô bạn muốn thực hiện phép tính chia theo định dạng,

Công thức này sử dụng dấu gạch chéo ở phía trước, “/,” để chia ô A1 cho ô B1. Ví dụ: nếu A1 là 5 và B1 là 10, =A1/B1 sẽ trả về giá trị thập phân là 0.5.

Phép chia trong Excel là một trong những chức năng đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện. Để làm được điều này, hãy bắt đầu bằng một ô trống và nhập dấu “=”, và bổ sung thêm hai (hoặc nhiều) giá trị bằng muốn chia bằng dấu gạch chéo, “/,” ở giữa. Kết quả phải ở định dạng sau =B2/A2, như hình ảnh ở bên dưới.

Hàm tính ngày tháng trong Excel

Công thức DATE trong Excel được ký hiệu bằng:

=DATE(year, month, day)

Công thức này sẽ trả về một ngày tương ứng với các giá trị được nhập trong ngoặc đơn – ngay cả đối với các giá trị được nhập từ ô khác. Ví dụ, nếu A1 là 2023, B1 là 7 và C1 là 11, =DATE(A1,B1,C1) sẽ trả về kết quả là 7/11/2023.

Tạo ngày trong các ô của bảng tính Excel có thể xem là một nhiệm vụ hay thay đổi liên tục. May mắn thay, có một công thức tiện dụng để xử lý việc này rất dễ dàng. Có hai cách để sử dụng công thức này:

Tạo ngày từ một loạt các giá trị ô. Để thực hiện việc này, hãy chọn một ô trống, nhập “=DATE,” và trong dấu ngoặc đơn, nhập các ô có giá trị tạo ngày mong muốn của bạn – bắt đầu bằng năm, sau đó là số tháng và cuối cùng là ngày. Định dạng cuối cùng sẽ giống như thế này: =DATE(year, month, day). Bạn có thể xem kĩ hơn ở ảnh bên dưới.

Tự động đặt ngày hôm nay. Để làm điều này, hãy chọn một ô trống và nhập chuỗi văn bản sau

=DATE(YEAR(TODAY()), MONTH(TODAY()), DAY(TODAY()))

Sau đó nhấn Enter để trả về ngày hiện tại bạn đang làm việc trong bảng tính Excel của mình.

Hàm VLOOKUP trong Excel

Đây là một công thức Excel có thể sẽ khiến bạn gặp nhiều lúng túng trong quá trình sử dụng. Nhưng nó đặc biệt hữu ích trong những lúc bạn có đến hai bộ dữ liệu trên hai bảng tính khác nhau và muốn kết hợp chúng thành một bảng tính chung.

Lưu ý: Khi sử dụng công thức này, bạn phải chắc chắn rằng có ít nhất một cột xuất hiện giống nhau trong cả hai bảng tính. Quét toàn bộ dữ liệu của bạn đang sử dụng để đảm bảo những thông tin này là giống hệt nhau và không bao gồm những khoảng trắng thừa.

Công thức hàm VLOOKUP:

VLOOKUP(lookup value, table array, column number, [range lookup]) Hàm COUNT trong Excel

Công thức hàm COUNT trong Excel được ký hiệu là

=COUNT(Vị trí đầu:Vị trí cuối)

Công thức này sẽ trả về một giá trị bằng với số lượng giá trị dữ liệu được tìm thấy trong phạm vi ô mong muốn của bạn. Ví dụ, nếu có tất cả tám ô được nhập giá trị giữa phạm vi từ ô A1 đến ô A10, =COUNT(A1:A10) sẽ trả về giá trị là 8.

Hàm AVERAGE – Công thức tính giá trị trung bình trong Excel

Để tính giá trị trung bình trong Excel, hãy nhập vào các giá trị, ô hoặc phạm vi ô mà bạn đang muốn tính kết quả trung bình theo định dạng:

=AVERAGE(number1, number2,...)

hoặc

=AVERAGE(Vị trí đầu:Vị trí cuối)

Điều này sẽ giúp bạn tính giá trị trung bình của tất cả các giá trị hoặc phạm vi của các ô hiện có ở bên trong dấu ngoặc đơn.

Đây cũng là một trong những hàm cơ bản mà bạn có thể sử dụng tìm kiếm giá trị trung bình trong một phạm vi ô của Excel, từ đó bạn không cần phải tìm các giá trị tổng riêng lẻ và thực hiện phép tính chia trên tổng kết quả mà bạn vừa tìm được, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Sử Dụng Các Hàm Cơ Bản Trong Excel Và Ví Dụ

Home »

Sử dụng các hàm cơ bản trong Excel và ví dụ

Sử dụng các hàm cơ bản trong Excel và ví dụ

Save

Saved

Removed

1

Deal Score

0

Deal Score

0

5

/

5

(

1

vote

)

Nếu bạn chưa có Excel trong máy tính thì hãy download các phiên bản Excel được mình trình bày trong bài viết này.

1. Hàm Sum: Hàm tính tổng

Hàm Sum là hàm tính đầu tiên mà người học cần phải biết trong Excel. Hàm này sẽ giúp bạn tính tổng các giá trị mà bạn đã chọn từ các cột hoặc các hàng hay tính tổng trong một phạm vi nào đó.

Công thức: =SUM (number 1, number 2;…)

Ví dụ:

=SUM (B2: G2) – Một sự lựa chọn đơn giản để tính tổng các giá trị của một hàng.

=SUM (A2: A8) – Một sự lựa chọn đơn giản để tính tổng các giá trị của một cột.

=SUM (A2: A7, A9, A12: A15) – Một sự lựa chọn để tính tổng các giá trị từ phạm vi A2 đến A7, bỏ qua A8, thêm A9, bỏ qua A10 và A11, sau đó thêm từ A12 đến A15.

=SUM (A2: A8) / 20 – Tính tổng các giá trị trong phạm vi từ A12 đến A15 sau đó chia tổng đó cho 20.

2. Hàm Average: Hàm tính trung bình cộng các số

Hàm Average là hàm giúp bạn tính giá trị trung bình của các số được chọn trong một hàng, cột hoặc trong một phạm vi theo cách đơn giản và dễ dàng nhất, chẳng hạn như tính cổ tức trung bình của một nhóm cổ đông nhất định.

Công thức: =AVERAGE (number 1, number 2,…)

Ví dụ:

=AVERAGE (B2: B11) – Tính giá trị trung bình của các số trong khoảng từ B2 đến B11, nó tương tự với SUM (B2: B11)/10.

3. Hàm Min/Max: Hàm tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất

Hàm MIN và hàm MAX giúp ta tìm được giá trị nhỏ nhất hoặc giá trị lớn nhất trong một phạm vi giá trị được chọn.

Công thức:  =MIN (number 1, number 2,…)

                      =MAX (number 1, number 2,…)

Ví dụ:

=MIN (B2: C11) – Tìm giá trị nhỏ nhất trong phạm vi từ B2 đến C11.

=MAX (B2: C11) – Tương tự như vậy, hàm này yêu cầu tìm giá trị lớn nhất trong phạm vi từ B2 đến C11.

4. Hàm If: Hàm điều kiện

Hàm IF thường được sử dụng khi bạn muốn sắp xếp dữ liệu của mình theo một điều kiện nhất định nào đó. Khi sử dụng hàm này, bạn có thể lồng ghép cả các hàm trong Excel khác ở bên trong.

Công thức: =IF ( logic_test, [value_if_true], [value_if_false] )

Ví dụ:

=IF (C2

5. Hàm Trim: Hàm giúp loại bỏ các khoảng trống

Hàm TRIM là hàm giúp đảm bảo loại bỏ các khoảng trống trong các dữ liệu mà bạn nhập vào để khi thực hiện các thao tác khác không bị trả về các giá trị lỗi. Không giống như các hàm trong Excel với các chức năng khác có thể hoạt động trên một phạm vi các ô, hàm TRIM chỉ có thể hoạt động trên một ô duy nhất.

Công thức: =TRIM (text)

Ví dụ:

=TRIM(A2) – Loại bỏ khoảng trống trong giá trị của ô A2.

6. Hàm Count/CountA: Hàm đếm dữ liệu/ Đếm ô chứa dữ liệu

Hàm COUNT là hàm dùng để đếm tất cả các ô trong một phạm vi nhất định chỉ chứa các giá trị số.

Công thức: =COUNT ( value1, [value2],…)

=COUNT (A : A) – Đếm tất cả các giá trị bằng số trong cột A. Tuy nhiên, để đếm hàng, thì bạn phải điều chỉnh địa chỉ bên trong công thức thì hàm mới có thể được thực hiện

=COUNT (A1: C1) – Bây giờ công thức đã có thể đếm hàng.

Hàm COUNTA cũng giống như hàm COUNT, COUNTA đếm tất cả các ô có dữ liệu. Tuy nhiên, không giống với hàm COUNT chỉ đếm các giá trị số, hàm COUNTA có thể đếm giá trị nhiều loại như ngày, thời gian, văn bản…

Công thức: = COUNTA ( value1, [value2],…)

Ví dụ:

=COUNTA (C2: C13) – Đếm các hàng từ 2 đến 13 trong cột C bất kể giá trị nào. Tuy nhiên, giống như hàm COUNT, bạn không thể sử dụng cùng một công thức để đếm hàng. Bạn phải điều chỉnh lựa chọn bên trong dấu ngoặc, ví dụ  =COUNTA (C2: H2) sẽ đếm các cột từ C đến H.

7. Hàm Left : hàm lấy kí tự ở bên trái

Trong các hàm excel, hàm left là hàm xử lý chuỗi, sử dụng hàm left nhằm mục đích lấy ra các kí tự ở bên trái chuỗi kí tự

Cú pháp của hàm left: =LEFT( text,n )

( Trong công thức trên text là chuỗi kí tự, n là số kí tự cần cắt ra từ chuỗi kí tự và n có giá trị mặc định là 1 )

Ví dụ minh họa: Yêu cầu bạn là phải lấy được 4 kí tự bên trái trong cột họ và tên của học sinh thì ta phải sử dụng hàm left với cú pháp như sau :

=LEFT( B2,4 )

8. Hàm Right : Hàm lấy kí tự ở bên phải

Trái ngược với hàm left, hàm right được sử dụng nhằm mục đích lấy ra các kí tự ở bên phải chuỗi kí tự và đây cũng là một trong những hàm excel hay được sử dụng nhất

Cú pháp của hàm Right : =RIGHT( text,n )

( Trong công thức trên text là chuỗi kí tự, n là số kí tự cần cắt ra từ chuỗi kí tự và n có giá trị mặc định là 1 )

Ví dụ minh họa: Yêu cầu bạn là phải lấy được 4 kí tự bên phải trong cột họ và tên của học sinh thì ta phải sử dụng hàm left với cú pháp như sau :

=RIGHT( B2,4 )

9. Hàm Sumif : Hàm dùng để tính tổng các ô có điều kiện

Trong các hàm excel thì hàm sumif được sử dụng để tính tổng các vị trí các ô. Không giống như hàm sum, hàm sumif cũng là tính tổng nhưng phải thõa mãn điều kiện, yêu cầu đề ra

Cú pháp hàm sumif=SUMIF(Range, Criteria, Sum_Range) Range

( Trong đó Range là vị trí của điều kiện, criteria là điều kiện còn sum_range là vị trí cần tính tổng )

Lưu ý: Trong trường hợp vị trí phạm vi của điều kiện trùng với vị trí phạm vi cần tính tổng thì cú pháp của nó không như cũa nữa mà sẽ đơn giản hơn =SUMIF( Phạm vi điều kiện, Điều kiện ).

Ví dụ minh họa : Đề bài yêu cầu bạn tính tổng số điểm của các bạn nam trong lớp thì bạn nhập cú pháp như sau

=SUMIF(C2:C11,”nam”,D2:D11)

10.  Hàm year, month, day : ngày, tháng, năm

Đây là 3 hàm excel có đặc điểm là chỉ về thời gian : day có nghĩa là ngày, month có nghĩa là tháng, year có nghĩa là năm

Cú pháp chung của cả 3 hàm này là =YEAR(today()), =MONTHtoday()), =DAY(today()). Mục đích chính mà mọi người hay sử dụng là nhằm để tách lấy 1 trong 3 yếu tố ngày tháng năm từ một chuỗi số liệu thống kê trên excel.

– Với biểu thức ngày hoặc tháng hoặc năm ở đây là một giá trị số chỉ giá trị ngày tháng năm.

– Ví dụ về hàm: Nếu hôm nay là ngày 22/09/2023, thì khi bạn gõ =DAY(TODAY()) → 22; =MONTH(TODAY()) → 9; =YEAR(TODAY()) → 2023.

11. Hàm Networkdays : hàm tính số ngày làm việc

Đây là một hàm excel dùng để tính thời gian, tiêu biểu là bạn làm công việc này trong bao lâu, bạn đã sử dụng cái này trong bao lâu, gặp lại bạn cũ trong bao lâu,…vv

Networkday là một hàm rất thuận tiện để làm việc đó

Cú pháp hàm networkday : =NETWORKDAY ( Number1, Number2 )

Ví dụ minh họa : Để tính số ngày bạn đã làm việc cho công ty A từ 10/11/2023 đến 01/07/2023 bạn gõ như sau:

=NETWORKDAY( C2, D2 ) 

Và kết quả nhận lại được là 585 ngày.

12. Hàm And: hàm logic

Hàm and được biết đến như là một hàm logic cơ bản trong phần mềm Microsoft Excel, đây là hàm thường để sử dụng với hàm IF để xét nhiều logic cùng lúc.

Kết quả trả về là TRUE nếu tất cả các đối số là TRUE

Cú pháp hàm And : =AND (Logical 1 , Logical 2, ….)

Trong đó các đối số Logical 1, Logical 2 là các biểu thức điều kiện

Kết quả hàm sẽ trả về cho bạn giá trị TRUE ( 1 ) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về cho bạn kết quả có giá trị FALSE ( 0 ) nếu thấy trong đó có một hay nhiều đối số là sai.

13. Hàm OR : hàm lý luận

Hàm OR là hàm lý luận tương tự như hàm and, hàm OR này được sử dụng kết hợp với các hàm khác như SUMIF, HLOOKUP, VLOOKUP, COUNTIF, SUMIF,… mà hàm này không dùng độc lập.

Cú pháp hàm OR : =OR( D1, D2… )

( Trong đó các đối số D1, D2 là các biểu thức điều kiện )

Sau khi thực hiện hàm sẽ trả về cho bạn giá trị TRUE ( 1 ) nếu bất cứ đối số của nó là đúng, và ngược lại nó sẽ trả về cho bạn kết quả có giá trị FALSE ( 0 ) nếu thấy trong đó có một hay nhiều đối số là sai.

14. Hàm choose: chọn lựa

Hàm choose sẽ trả về kết quả từ danh sách bạn chỉ định, dựa trên các vị trí được yêu cầu

Ví dụ trên cho thấy hàm CHOOSE trả về giá trị BOAT ở vị trí thứ 3.

Tổng kết các hàm cơ bản trong excel

Các bạn đã được tìm hiểu các hàm cơ bản trong Excel và cách sử dụng của từng hàm. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm chắc được kiến thức của các hàm cơ bản trong Excel và sử dụng chúng một cách linh hoạt và tiện lợi.

Cách Sử Dụng Hàm Match Trong Excel Từ Cơ Bản

Hôm nay ad sẽ giới thiệu cho các bạn về hàm match và một số ứng dụng của hàm match trong thực tế công việc và học tập để thi qua môn tin học :). Nếu thấy hay thì đừng tiếc một like hoặc nhấn share để lưu về wall và chia sẻ với bạn bè cùng biết.

Các nội dung chính:

1. Định nghĩa về hàm

2. Cú pháp và cách sử dụng

3. Bài tập ví dụ và bài giải: Vlookup + Match

1. Hàm match trong excel là gì?

Hàm match là hàm excel dùng để tìm số thứ tự của 1 giá trị cho trước trong một danh sách các giá trị.

Lấy ví dụ ta có 1 danh sách học sinh như sau:

Nhưng nếu không có cột số thứ tự thì làm thế nào để biết bây giờ?

– Phải đếm từ học sinh đầu tiên đến bạn VĨNH. Nhưng nếu bạn vĩnh nằm ở phía cuối của danh sách hàng nghìn học sinh thì phải làm sao?

– Khi đó bạn phải dùng hàm Match để xử lý vấn đề rồi.

Vậy cách dùng hàm match như thế nào để tìm được số thứ tự của bạn VĨNH trong nháy mắt, mời bạn theo dõi phần 2 của bài viết.

2. Cú pháp và cách sử dụng hàm match trong excel

Cú pháp hàm match trong excel:

Cú pháp bằng tiếng anh = Match (Lookup_Value, Lookup_Range, Match_type)

Cú pháp bằng tiếng việt = Match (Giá trị cho trước, Vùng tìm kiếm, kiểu tìm kiếm)

Áp dụng vào ví dụ trên, ad sẽ viết lại làm như sau:

= Match (“VĨNH”, B5:B11,0)

Trong đó:

VĨNH: là giá trị cần tìm kiếm số thứ tự

B5:B11: là danh sách học sinh trong đó có bạn VĨNH

0: Kiểu tìm kiếm chính xác 100%

Bạn có thể download được file excel mẫu ở phần 3 của bài viết này.

3. Bài tập hàm match kết hợp vlookup, index trong excel

Link download bài tập excel mẫu – Hàm match kết hợp với hàm vlookup và index trong excel.

Ví dụ về hàm Match ad giới thiệu tới các bạn trong phần 2 là cách sử dụng đơn giản nhất. Hàm match phát huy tác dụng tuyệt vời của mình khi được kết hợp với các hàm excel khác đặc biệt là hàm index và vlookup/ hlookup.

Trong mẫu bài tập bạn download được ở trên, ta có 2 cách để tìm được tên xe từ bảng danh sách tên xe

C1: Dùng hàm match kết hợp hàm vlookup

C2: Dùng hàm match kết hợp hàm hlookup

C3: Dùng hàm match kết hợp hàm index

Dựa vào Bảng tên loại xe, ta có thể tìm được tên xe theo 2 điều kiện: Tên hãng và Phân khối

Tên hãng trong Bảng tên loại xe nằm ở cột nên ta dùng hàm vlookup để tìm tên xe

Khi ta biết được xe đó có số phân khối bao nhiêu và hãng gì thì ta có thể biết được chính xác tên xe là gì.

Cú pháp hàm vlookup như sau:

= Vlookup (Tên hãng, Bảng tên loại xe, Số thứ tự phân khối của xe đang tìm, kiểu tìm kiếm)

=VLOOKUP(B3, $B$16:$E$19, MATCH(C3,$B$16:$E$16,0), 0)

Giải thích hàm:

B3 = Suzuki

B16:E19 là vùng dữ liệu của Bảng tên loại xe

MATCH(C3,$B$16:$E$16,0) dùng để tìm kiếm số thứ tự phân khối xe S11 tính từ cột đầu tiên của bảng tên loại xe. Trong ví dụ này, 110 phân khối có số thứ tự là 3 tính từ cột đầu tiên trong bảng tên loại xe

0 là kiểu tìm kiếm chính xác 100%

Từ các phân tích trên ta viết lại hàm vlookup như sau: