Các Tướng Nữ Trong Dota 2 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

So Sánh Vòng 1 Của Các Nữ Tướng Dota 2 Và Liên Minh Huyền Thoại

Việc đánh giá một tựa game, cũng giống như khi bạn tìm hiểu một cô gái. Yếu tố đầu tiên khiến bạn muốn tiếp xúc với cô ấy chắc chắc là ngoại hình, sau đó mới đến tính cách. Tương tự, đồ họa chính là nhân tố đầu tiên quyết định bạn có cảm tình với game đó hay không.

Bạn có bị hớp hồn bởi cung thủ Traxex? – Nguồn: Internet​

Nếu xét về phong cách đồ họa thì Dota 2 có sự đầu tư lớn hơn Liên Minh Huyền Thoại rất nhiều bởi vì Valve hướng tựa game này đến phong cách 3D tả thực. Ngược lại, Riot Games lại cho đứa con của mình mang “bộ cánh” cel-shading đậm chất hoạt hình nhưng dễ gần hơn với đại đa số cộng đồng game thủ.

Phong cách đồ họa của Dota 2 – Nguồn: Dota 2 ​

Chính vì nguyên nhân đó, nên trong Dota 2 tuy tạo hình các nhân vật nữ rất chi tiết và chân thực, thế nhưng lại khó có thể đi sâu vào lòng người như Liên Minh Huyền Thoại. Hãy đưa ra một phép so sánh nhỏ giữa 2 “hotgirl” là Ahri và Lina: cả 2 đều là những tướng nữ “bốc lửa” theo đúng cả 2 nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nhưng nếu có một cuộc khảo sát dành cho các fan trung lập, thì chắc chắn Ahri chiếm được nhiều cảm tình hơn nhờ phong cách tạo hình cực kỳ gợi cảm của mình.

Nhưng chúng ta không thể vì điều đó mà đánh giá tạo hình Dota 2 kém, bởi vì Valve định hướng cho các tướng của Dota 2 mang đậm chất “Fantasy Châu Âu” và suốt từ lúc phát hành game cho đến nay, họ vẫn rất trung thành với mục tiêu mình đặt ra.

Chủ đại lý “Bưởi” Sona – Nguồn: Internet ​

Đặc biệt hơn trong những năm gần đây, quy chế kiểm tra trang phục trong Dota 2 ngày càng nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Ngoài việc tự thiết kế, thì những trang phục này phải phù hợp với cốt truyện trong game thì mới được Valve duyệt lên. Chính vì thế mà sự da đạng “văn hóa” trong trò chơi này bị giảm đi rất nhiều.

Sự lép vế của các mỹ nhân Dota 2 so với Liên Minh Huyền Thoại – Nguồn: Dota 2 ​

Nói về sự đa dạng trong “văn hóa” trong khâu thiết kế thì Riot lại làm rất tốt: họ có một đội ngũ thiết kế nhân vật và trang phục “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” những tâm tư, nguyện vọng của những “Thượng Đế” của mình trên khắp thế giới. Một dẫn chứng nổi tiếng nhất cho vấn đề này, chính là việc họ cho ra mắt trang phục Ahri Thần Tượng Âm Nhạc đầu tiên tại máy chủ Hàn Quốc – nơi mà nhóm nhạc SNSD là một biểu tượng trong giới âm nhạc.

Tạo hình của Ahri là quá hấp dẫn – Nguồn: Internet ​

Không chỉ “khô khan” trong phong cách thiết kế, số lượng tướng nữ trong Dota 2 cũng thua kém Liên Minh Huyền Thoại rất nhiều. Đây là một trong những yếu tố khiến cho Liên Minh Huyền Thoại có rất nhiều fan là “phái đẹp”. Người chơi Dota 2 chắc hẳn đang rất “khát” những cô nàng “hot girl” cho tựa game của mình khi nhìn qua dàn “hot girl” của tựa game đối thủ, nào là: “quái vật ba đầu” Sona, “đả nữ” Vayne hay “nữ tặc” Miss Fortune…

Một chi tiết nhỏ nữa khiến cho những người đẹp của Liên Minh Huyền Thoại rất lung linh trong mắt game thủ, đó là những bức artwork vô cùng “lừa tình” được các họa sĩ của Riot Games tạo nên. Bản thân người viết đã từng khảo sát rất nhiều đối tượng game thủ ở Việt Nam chấp nhận “hiến máu” cho Garena, chỉ vì artwork các tướng nữ quá “sexy” chứ chất lượng trang phục trong game cũng chỉ “thường thôi”.

Qua những so sánh trên, chúng ta có thể thấy các tướng nữ của Dota 2 cũng giống như những Diva chuyên hát thể loại âm nhạc rất “hàn lâm”, rất trau chuốt về câu từ bài hát, thế nhưng nó không dành cho số đông có thể nghe “lọt tai” và cảm thụ được.

Còn với Liên Minh Huyền Thoại, Riot đã biến các tướng nữ của mình thành những ngôi sao âm nhạc thị trường thật sự, họ truyền bá thứ âm nhạc dễ nghe, dễ thuộc nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người, theo một cách rất riêng.

Vẻ đẹp bí ẩn của Traxex – Nguồn: Internet ​

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, các fan của 2 “siêu phẩn MOBA” sẽ có cái nhìn trung lập hơn về nét đẹp của những vị tướng nữ trong game. Tất nhiên bài viết phía trên chỉ là ý kiến phiến diện và cần rất nhiều ý kiển đóng góp từ các bạn.

Tâm Sự Của Một Bạn Nữ Về Support Trong Dota 2

Tôi thật không hiểu vì sao nhiều người lại cứ thích bắt các game thủ chơi kém hoặc mới tập chơi cầm support để làm gì trong khi đó là role theo tôi thấy là khó chơi nhất trong DOTA 2 . Trong các trận đấu nghiêm túc, để một người chơi thiếu kinh nghiệm cầm support thậm chí còn gây thảm họa hơn là carry.

Đôi lúc tôi vào party với các anh nam giới, các anh ý cứ bảo: “Em chỉ việc farm thôi, còn support…cứ để anh lo”. Nói thật là chơi nhiều game với các anh tôi thấy các anh sup như cái ấy ý.

Cầm support đâu phải chỉ có gà với ward là xong. Tôi thấy nhiều anh con trai hằng ngày lên các diễn đàn, các group về Dota mếu suốt, mếu vì sao họ đánh support chăm chỉ gà với ward đầy đủ mà vẫn thua. Vậy thì tôi xin hỏi các anh là ngoài việc đó ra thì các anh giúp được gì cho team nữa không?

Đầu game các anh có ward đúng vị trí cần ward không hay chỉ là cắm một cái ở rune là đủ? Các anh có ward rừng địch không? Các anh có ward lane để thấy được sự di chuyển của các hero địch không? Các anh có ward mid để scout gà cũng như tiện cho việc roam ra giết không?

Các anh pull creep? Ừ thì không thể ks farm được của carry nên các anh vào rừng, nhưng các anh toàn pull có một bãi để creep bên mình nó dâng lên như lũ đồng bằng sông Cửu Long thì carry của các anh farm bằng sức mạnh ý chí và niềm tin à? Ít ra thì stack cái camp nhỏ vào rồi hẵng pull.

Các anh có bao giờ cầm TP không? Tôi thấy 90% các game thủ cầm supportđầu game chả anh nào mang cuộn giấy vệ sinh đó trong người cả, để đến lúc lane khác gặp khó khăn, bị gank thì các anh cũng chỉ đứng nhìn rồi xỉa xói vài câu chê độ sida của họ. Một cái TP bất ngờ của các anh ra lane khác có thể giúp xoay chuyển hoàn toàn cục diện combat thậm chí là cả cái game đó luôn ý ạ, đừng có lười.

Rồi đến việc đi lane và roam. Carry các anh đang bị offlane địch đì cho thối mồm thì các anh lại đang ở trong rừng. Các anh có chịu zone cái con offlane ra khỏi tầm hít exp không? Có harass nó không? Có rình tranh rune của nó không? Lúc đi roam các anh có cắn smoke không? Các anh có di chuyển làm sao để né ward ở các địa điểm mà địch thường hay cắm không? Rồi cả lúc trước khi các anh roam, các anh có nghĩ rằng liệu carry team mình đã đủ cứng cáp để lane với offlane địch chưa? Support team địch có miss không, nếu miss thì liệu sẽ xuất hiện ở đâu?

Rồi là đến giai đoạn mid và late game, các anh đi cắm ward toàn đi lẻ hoặc cách xa đồng đội, đến lúc bị ăn một đống skill vào mặt nằm lăn ra đó. Thay vì cắm ward ở những chỗ dễ xảy ra giao tranh cũng như những chỗ có thể nhận biết được di chuyển của địch, các anh cũng chỉ cắm…rune. (WTF?)

Tiếp đó là cách lên đồ, nhiều anh hay có tư tưởng Mekansm là item dành cho support. Sai toét rồi các anh ợ. Trừ phi các anh cầm tanky hero/core hero có khả năng càn quốc trong combat, push sớm hoặc các anh cầm sup hốt được mấy mạng liền đầu game lên còn được không thì next dùm em. Các anh đã không biết farm thì chỉ cần đắp dùm tôi mấy cái Bracer vào người cho đỡ yếu sinh lý là tôi thấy vui lắm rồi. Cố đấm ăn xôi làm gì chân đã ngắn người đã lùn thì đừng có đi ô tô chân không với được tới chân ga đâu ạ.

Chung quy lại thì support tốt có thể gánh team thậm chí là kinh hơn là một mid tốt hoặc carry tốt, vì nếu chơi support tốt tức là các anh có thể khiến cả team chơi tốt lên, khiến cho game đấu dễ thở hơn hẳn.

Đó là vài lời của tôi thôi ạ, và nó cũng là những thứ rất cơ bản đối với việc chơi support kiểu như mid thì cần farm cần gank, offlane cần hít exp ý chứ không phải cái gì gameplay cao siêu cả. mong các anh hãy tập chơi role support nó tử tế tí trước khi lao ra mid thể hiện mình là Sumail hay 430, Đến cái tầm 5k 6k rank game mà tôi còn thấy support đánh như là ngáo đá thì tôi cũng chịu.

Top 5 Hero Nữ Cực Xinh Đẹp Trong Thế Giới Dota 2

1./ Lina

Chắc chắn Lina là một hero không thể nằm ngoài danh sách này. Là một pháp sư với sức mạnh đến từ những phép thuật lửa đầy mạnh mẽ, Valve đã rất khéo léo khi xây dựng tạo hình của Lina với tông màu đỏ là chủ đạo, như tôn thêm sự nóng bỏng của hero này.

Theo tiểu sử của WarCraft III, Lina và Rylai là hai chị em cực kỳ xinh đẹp. Trong khi Rylai mang những nét hồn nhiên, ngây thơ của một cô gái mới lớn thì Lina lại cực kỳ nóng bỏng và thông minh. Sau khi kết thúc cuộc chiến với cô em Rylai, Lina được chuyển đến vùng sa mạc nóng nực Misrule. Từ khi nàng đặt chân đến vùng đất sa mạc cằn cỗi này, cuộc sống nơi đây bỗng trở nên náo nhiệt, sinh động hơn hẳn.

Rất nhiều chàng trai si mê vẻ đẹp cùng sự nóng bỏng của nàng, tuy nhiên tất cả đều phải ra về trong nuối tiếc, cùng cơ thể thương tật do những vết bỏng gây ra từ nàng. Lina tự hào rằng không một ai có thể dập tắt được ngọn lửa trong nàng, đồng nghĩa với việc không một ai có cơ hội sở hữu vẻ đẹp nóng bỏng của vị pháp sư lửa này trong DOTA 2.

2./ Rylai

Ngược với người chị nóng bỏng Lina, Rylai mang trong mình một sức hút từ vẻ đẹp lạnh lùng đến băng giá, nhưng đầy ngây thơ và hồn nhiên. Cũng giống Lina, Rylai được Valve khá ưu ái với tạo hình lấy tông màu xanh trắng làm chủ đạo – màu của băng giá. Tuy nhiên, sự băng giá đó không thể che đậy đi vẻ đẹp quyến rũ của cô, tuy không nóng bỏng như người chị.

Trong cốt truyện, không giống như người chị gái kiêu căng, Rylai nảy sinh tình cảm với pháp sư Kael sau khi cô cứu anh thoát khỏi một tai nạn. Tuy nhiên, vì dị năng có thể đóng băng mọi vật mà mình chạm vào, bản thân Rylai lại không thể kiểm soát khả năng này một cách toàn diện, cô đã chọn cách chạy trốn khỏi tình cảm của Kael.

Tuy nhiên, Kael không tránh xa cô như cô mong muốn mà ngược lại còn càng quyết tâm ở bên cạnh cô. Cuối cùng thì cả hai đã có một cái kết đẹp, khi Quỷ sư bên phía Scourge, Lion đã hút đi dị năng của cô, trả lại cô một cuộc sống bình thường như bao người phụ nữ khác.

3./ Mirana

Vẻ đẹp của nàng tuy không quá quyến rũ, nóng bỏng nhưng lại rất quý phái, cũng như tiềm ẩn, phảng phất sự bí ẩn. Biết bao chàng trai đã ngỏ lời nhưng đáp lại chỉ là sự từ chối một cách thẳng thừng từ nàng. Trong tâm trí của Mirana chưa bao giờ nghĩ tới chuyện tình cảm nam nữ, nàng chỉ một lòng muốn phục vụ, cống hiến cuộc đời mình cho nữ thần Mặt Trăng.

Sở hữu thân hình mảnh dẻ, yểu điệu nhưng chớ lầm tưởng về sức mạnh của Mirana. Cùng với người bạn đồng hành là một chú hổ trắng, Mirana luôn rong ruổi trong khu rừng Nightsilver, tìm kiếm và tiêu diệt bất cứ kẻ nào dám to gan đánh cắp những bông sen rực rỡ từ hồ Bạc, tại vùng đất thánh của Selemene.

4./ Queen of Pain

Không mang một vẻ đẹp như bao vị tướng nữ khác bên phía Sentinel, gương mặt đại diện cho sắc đẹp bên phía Dire – Queen of Pain lại mang đến một vẻ đẹp ma mị, đầy chết chóc. Tạo hình cực kỳ sexy trong DOTA 2 với vòng 1 nóng bỏng cùng khuôn mặt với những hình xăm vằn vện, ma quái. Queen of Pain, đúng với tên gọi của cô xứng đáng là nữ hoàng của Dire.

Sau khi thoát khỏi sự khống chế của Giáo hoàng, Queen of Pain tự do trong việc reo rắc cái chết, cũng như nỗi thống khổ cho toàn nhân loại. Valve cũng xây dựng một hình ảnh Queen of Pain với những gam màu tối, xen lẫn một màu đỏ sậm càng tăng vẻ u ám cho vị tướng này. Với hành động cùng lời thoại của mình, Queen of Pain luôn tạo cảm giác nàng cư xử như một nữ hoàng thực thụ.

Từng lời nói và cử chỉ của nàng luôn toát ra sự cao quý, kiêu hãnh, và cách nàng nói chuyện với các vị tướng khác không khác gì khi một nữ hoàng ra lệnh cho cấp dưới. Ví dụ như khi giết Rylai – Crystal Maiden, QoP có lời thoại hỏi Rylai rằng liệu cô có thật sự còn là một trinh nữ? Lời thoại của QoP với các hero khác cũng có khá nhiều chi tiết 18+, càng làm tăng thêm sự mạnh bạo, gợi cảm của vị tướng này.

5./ Windranger

Nữ cung thủ núi rừng này chính là nhân vật cuối trong danh sách này. Khác hẳn với những người đẹp ở trên, Windranger có cho mình một vẻ đẹp đầy mạnh mẽ, gai góc hình thành từ tuổi thơ bất hạnh cũng như quá trình phát triển của cô.

Ngày Windranger ra đời, cũng là ngày mà giông bão, những trận cuồng phong kéo đến và cuốn đi mọi thứ, từ ngôi nhà cho đến người thân của cô. Những cơn gió dường như biết được số phận của nàng, chúng nhẹ nhàng đưa nàng đến trước cửa ngôi nhà của làng lân cận, và nàng bắt đầu cuộc đời của mình từ đây.

Qua thời gian, Windranger ngày càng trở nên xinh đẹp và thu hút nhiều chàng trai của ngôi làng nàng đang sống. Khuôn mặt vốn dĩ đã xinh xắn, cộng thêm mái tóc đỏ càng tôn thêm sự nóng bỏng của nàng. Do hằng ngày luyện tập cung thuật, nên thân hình nàng cực kỳ thon gọn, lả lướt như những cơn gió.

Nhưng đừng nhầm tưởng nàng là một người yếu ớt, thân hình nàng vẫn toát lên sự mạnh mẽ, cứng cỏi, mang vẻ đẹp đầy ma lực và thu hút, ngược hẳn với những cô gá có vẻ mảnh mai, yếu ớt khác.

Chính vì rất xinh đẹp và tài năng như vậy, cho đến nay Windranger vẫn chưa tìm được một anh chàng đủ tài năng để có thể khuất phục được cô nàng mạnh mẽ này.

Theo Trí Thức Trẻ

Dota 2: Các Loại Ngôn Ngữ Của Hero Trong Dota 2

Ngôn ngữ của Quỷ (Ozhkavosh)

Đáng chú ý nhất là tiếng Ozhkavosh (còn được gọi là tiếng của Quỷ) là ngôn ngữ quen thuộc của Shadow Demon, Shadow Fiend, Terrorblade và Doom.

Thường nhấn mạnh ở các âm -zh và -sh và dễ đọc, có rất nhiều từ đa nghĩa. Trong các hero kể trên, Shadow Demon sử dụng ngôn ngữ này thành thục nhất.

Doom chỉ dùng Ozhkavosh khi nói chuyện với Terrorblade, còn Terrorblade dùng khi chuyển sang dạng “quỷ dữ”. Đã có hẳn một bộ từ điển để dịch nghĩa các từ trong Ozhkavosh ra tiếng Anh.

Bạn cũng có thể nghe thấy Legion Commander sử dụng loại ngôn ngữ này khi cô dùng cặp kiếm quỷ Voth Domosh.

Warlock thường sử dụng một loại ngôn ngữ chưa được xác định, không phải Ozhkavosh nhưng cũng có mối liên kết với thế giới ma quỷ. Cũng có thể các câu đó không thuộc một loại ngôn ngữ nào mà chỉ là những câu thần chú, có thể có hoặc không có nghĩa cụ thể nào. Các phát âm thường có âm -k và -r, nguyên âm thường được kéo dài hơn bình thường.

Ví dụ: “Ka’sha’karakas.”; “Kor’karamord.”; “Kar kor”.

Ngoài những câu sử dụng tiếng Anh, thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp Bounty Hunter dùng tiếng “mẹ đẻ” của mình. Không ai biết tên và không nhiều người biết về loại ngôn ngữ kì quái này, nó có các âm và cách phát âm rất phức tạp, nhiều -f và -i.

Ví dụ: “Agho’ prira.”; “Fi’ir.”; “Fim sa’ek.”

Shadow Shaman/Witch Doctor sử dụng một vài câu thần chú ở ngôn ngữ khác khi sử dụng Shackles/lúc tấn công, nhấn vào các nguyên âm, từ trong câu thường được kéo dài.

Ví dụ: “Ney-yakena-tia-cah!”; “”Abo-talla-bashu-neba.”

Ngôn ngữ của cõi trên

Spectre sử dụng loại ngôn ngữ mà hero này gọi là “lời của cõi trên”, giống như tiếng Anh nhưng bị biến âm nên ta không nghe rõ và không hiểu. Nhiều từ Spectre nói có thể nghe ra nhưng nhiều từ rất lạ, có thể không là tiếng Anh.

Ví dụ: “I come a stranger here, lost/Tsol, ereh regnarts a emoc I/I emoc a regnarts ereh, tsol” heard all at the same time.

Ngôn ngữ của Wisp thì không ai có thể hiểu được, đó là những âm thanh kì quặc, như là từ một thế giới khác.

Phoenix cũng tương tự, ngôn ngữ là những âm thanh phát ra, nghe giống như tiếng kêu của các loài chim.

Keeper of the Light và Lich có những câu thần chú rất lạ tai, một chuỗi những âm lộn xộn, được dùng để thi triển phép thuật của mình.

Ví dụ: “Antalemalala!”; “Oh-na-summaleah!”; “Mokao-taraya, nira-kaaah- -this incantation goes on for far too long and is subtitled as Blah Blah Blah-”

Lúc Slark ra skill xong thường kèm theo một số âm thanh không rõ ràng, không chắc có phải là tiếng Anh hay không.

Ngoài ra có một bảng chữ cái chưa được nhận dạng nữa được dùng trong một số trang sách của cuốn Archronicus, nên ta cũng chưa biết được đó là loại chữ cái của ngôn ngữ nào.

Theo Game4v

Những lý do bạn mãi là ‘gà’ trong Dota 2 Bạn sẽ mãi là &’gà’ trong Dota 2 nếu như không khắc phục những điểm yếu được thống kê trong bài viết lần này. Cùng trang tin game Game4V thống kê lại những điểm yếu người chơi nên khắc phục để thoát khỏi lốt &’gà’ và biến thành…