Bạn đang xem bài viết Nhóm Hàm Thống Kê Trong Excel: Cách Sử Dụng Và Ví Dụ Minh Họa (Phần 1) được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các hàm thống kê được sử dụng rất nhiều và rất phổ biến trong quá trình xử lý dữ liệu trong Excel. Trong nhóm hàm này bao gồm có hàm Count, Counta, Countif, Countifs, Countblank, Rank…
Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách sử dụng và ví dụ cụ thể về các hàm thống kê trong excel.
Hàm Count
Hàm Count là hàm đếm dữ liệu kiểu số
– Cú pháp: Count(vùng dữ liệu cần đếm).
– Ý nghĩa: Dùng để đếm tổng số ô chứa giá trị kiểu số.
– Ví dụ: Ta sử dụng công thức hàm Count để đếm tổng số ô chứa dữ liệu trong bảng báo cáo bán hàng.
Hàm Counta
Hàm Counta là hàm đếm tất cả các ô có chứa dữ liệu (khác với count đếm ô dữ liệu kiểu số).
- Cú pháp: Counta(vùng dữ liệu cần đếm).
– Ví dụ:
Hàm Countif
Hàm Countif là hàm đếm dữ liệu theo 1 điều kiện
– Cú pháp: Countif (vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm, điều kiện tìm kiếm).
– Hàm có thể đếm tối đa với 127 điều kiện.
– Ví dụ: Tính tổng các mặt hàng đã bán trong ngày 18/4/2019.
Hàm Countifs
Hàm Countifs là hàm đến với nhiều điều kiện.
– Cú pháp: Countifs( vùng dữ liệu điều kiện 1, điều kiện 1, vùng dữ liệu điều kiện 2, điều kiện 2, …..).
– Ví dụ: Tính tổng số mặt hàng đã bán trong ngày 18/4/2019 có đơn giá= 20.000.
Hàm Countblank
Hàm Countblank – Đếm số ô rỗng trong bảng (chú ý giá trị 0 không phải là giá trị rỗng)
– Cú pháp: Countblank (vùng dữ liệu cần đếm).
– Ví dụ:
Hàm Choose Trong Excel, Cách Sử Dụng Hàm Choose Và Ví Dụ Minh Họa
Mô tả hàm Choose
Hàm Choose sẽ trả về một giá trị trong các giá trị value đầu vào dựa vào chỉ số index_num mà bạn đã chỉ định. Các bạn có thể hiểu hàm CHOOSE giúp tìm kiếm 1 giá trị trong một chuỗi giá trị, hàm này được sử dụng khá nhiều khi kết hợp với các hàm khác.
Cú pháp hàm Choose
=CHOOSE(index_num;value1;[value2];…)
Trong đó:
Index_num là đối số bắt buộc, đây là chỉ số mà bạn chỉ định chọn giá trị trả về trong danh sách đối số.
Value1 là đối số bắt buộc, đây là giá trị hoặc tham chiếu đến giá trị đầu tiên trong danh sách giá trị của hàm CHOOSE.
Value2… là đối số tùy chọn, đây là các giá trị tiếp theo trong danh sách giá trị của hàm CHOOSE. Excel hỗ trợ tối đa 254 value, các value có thể là số, tham chiếu ô, tên xác định, công thức, hàm hay văn bản.
Lưu ý
Nếu index_num là 1, thì hàm CHOOSE sẽ trả về giá trị value1; tương tự nếu index_num là 2 thì hàm CHOOSE sẽ trả về giá trị value2…
Nếu chỉ số index_num < 1 hoặc index_num lớn hơn chỉ số của giá trị cuối cùng trong danh sách đối số thì hàm CHOOSE sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!.
Nếu chỉ số index_num là phân số (số thập phân) thì nó sẽ được lấy số nguyên thấp nhất để sử dụng.
Các đối số value1, value2… của hàm CHOOSE có thể là tham chiếu phạm vi cũng như giá trị đơn lẻ.
Ví dụ hàm Choose
Ví dụ 1: Sử dụng hàm Choose trả về giá trị Value 2.
Giả sử các bạn có bảng số liệu như sau:
1. Tính tổng số tiền đã bán được.
Các bạn nhập hàm
=SUM(CHOOSE(2;D6:D14;E6:E14))
Theo hàm trên thì hàm CHOOSE sẽ trả về dữ liệu trong cột E6:E14, sau đó hàm SUM sẽ tính tổng các giá trị trong cột E6:E14.
=SUM(CHOOSE(2;D6:D14;E6:E14))
các bạn sẽ được hàm
Các bạn chỉ cần sao chép công thức hàm khi đã cố định các phạm vi dữ liệu.
Nhóm Hàm Dò Tìm Dữ Liệu Trong Excel – Cách Sử Dụng Và Ví Dụ Minh Hoạ (Phần 6)
Trong nhóm hàm dò tìm dữ liệu, có thể nói hàm INDEX và hàm MATCH là hai hàm cũng khá là thông dụng. Các bạn có thể sử dụng kết hợp hai hàm này để thay thế hàm VLOOKUP, HLOOKUP, với chức năng lấy giá trị ở các hàng và cột thuộc các bảng khác nhau thậm chí còn mang lại kết quả hơn hẳn. Tuy nhiêu, nhiều bạn chưa biết cách sử dụng và vận dụng như thế nào trong bảng tính excel.
Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng và ví dụ minh họa về hai hàm, INDEX, MATCH trong excel.
3. Hàm INDEX, MATCH
3.1. Hàm INDEX
Hàm INDEX trả về một giá trị hoặc tham chiếu tới một giá trị từ trong một bảng hoặc phạm vi.
+ Hàm INDEX dạng mảng:
Cú Pháp: Index (Array,Row_num,[Column_num])
Trong Đó:
- Array: Phạm vi ô hoặc một hằng số mảng, bắt buộc
- Row_num: Chọn hàng trong mảng mà từ đó trả về một giá trị
- Column_num: Chọn cột trong mảng mà từ đó trả về một giá trị.
Bắt buộc phải có ít nhất một trong hai đối số Row_num và Column_num.
+ Hàm INDEX dạng tham chiếu:
Cú Pháp: INDEX (Reference,Row_num,[Column_num],[Area_num])
Trong Đó:
- Reference: Vùng tham chiếu, bắt buộc
- Row_num: Chỉ số hàng từ đó trả về một tham chiếu, bắt buộc.
- Column_num: Chỉ số cột từ đó trả về một tham chiếu, tùy chọn.
– Area_num: Số của vùng ô sẽ trả về giá trị trong reference. Nếu Area_num được bỏ qua thì hàm index dùng vùng 1, tùy chọn.
+ Ghi chú:
– Nếu cả hai đối số Row_num và Column_num đều được dùng, thì hàm
index
trả về giá trị trong ô nằm ở giao điểm của Row_num và Column_num.
- Nếu bạn đặt Row_num hoặc Column_num là 0 (không), hàm index trả về mảng giá trị cho toàn bộ cột hoặc hàng tương ứng. Để dùng các giá trị được trả về làm mảng, hãy nhập hàm index như là một công thức mảng trong phạm vi ô ngang cho một hàng, và trong phạm vi ô dọc cho một cột. Để nhập một công thức mảng, hãy nhấn CTRL+SHIFT+ENTER.
Không tạo được công thức mảng trong Excel Web App.
Row_num và Column_num phải trỏ tới một ô trong mảng; nếu không, hàm INDEX trả về giá trị lỗi #REF! .
3.2. Hàm MATCH
Hàm MATCH tìm kiếm một mục đã xác định trong một phạm vi ô, rồi trả về vị trí tương đối của mục trong phạm vi đó.
Hãy dùng hàm MATCH thay cho một trong các hàm LOOKUP khi bạn cần biết vị trí của một mục trong một phạm vi thay vì chính mục đó. Ví dụ, bạn có thể dùng hàm MATCH để cung cấp giá trị cho đối số số hàng trong hàm INDEX.
Cú Pháp: MATCH (Lookup_value,Lookup_array,[Match_type])
Trong Đó:
– Lookup_value: Giá trị tìm kiếm (giá trị số, văn bản, giá trị logic, tham chiếu ô đến một số, văn bản hay giá trị logic)
– Lookup_array: Mảng để tìm kiếm, bắt buộc
– Match_type: Kiểu tìm kiếm. Không bắt buộc.
Có 3 kiểu tìm kiếm là:
1:Less than (Nhỏ hơn giá trị tìm kiếm)
0: Exact match (Chính xác giá trị tìm kiếm)
-1:Greater than ( Lớn hơn giá trị tìm kiếm)
Khi bỏ qua không nhập gì thì hàm MATCH mặc định là 1.
3.3. Ví dụ minh họa
Cho các bảng dữ liệu như hình dưới, yêu cầu sử dụng hàm INDEX và hàm MATCH để điền vào cột “Tên xe” cho mỗi mặt hàng dựa vào các bảng dữ liệu ở dưới.
Nhập công thức tại ô D3
D3=INDEX($B$16:$E$19;MATCH(B3;$B$16:$B$19;0);MATCH(C3;$B$16:$E$16;0))
Ta có kết quả như hình dưới
Bảng kết quả sau khi sử dụng công thức excel
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về cách sử dụng của hàm INDEX và hàm MATCH trong excel. Trong bài viết tới, chúng tôi sẽ cập nhật tiếp đến các bạn các bài tập về hai hàm này trong Excel. Mong rằng bài viết trên sẽ mang lại tiện ích cho các bạn.
Nhóm Hàm Thống Kê Trong Excel Giới Thiệu Nhóm Hàm Thống Kê Trong Excel
A. Nhóm hàm đếm dữ liệu.
1. HÀM COUNT.
Công thức: COUNT(vùng dữ liệu cần đếm)
Mục đích: đếm số ô chứa giá trị kiểu số.
VD minh họa:
Công thức: COUNTA(vùng dữ liệu cần đếm)
Mục đích: đếm tất cả các ô chứa giá trị.
VD minh họa:
Công thức: COUNTIF(Range, Criteria)
Trong đó:
Range: xác định vùng chứa giá trị cần đếm.
Criteria: tiêu chí để đếm.
Mục đích: đếm các ô chứa giá trị theo những tiêu chí nhất định.
VD minh họa:
1. Hàm SUM.
Công thức: SUM(Number1, Number2…)
Trong đó: Number1, Number2,.. là các giá trị cần tính.
Mục đích: Tính tổng các giá trị đã xác định.
2. Hàm SUMIF.
Công thức: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
Trong đó:
Range: vùng chứa giá trị cần tính.
Criteria: các điều kiện để tính.
Sum_range: có thể có hoặc không, là vùng cần tính tổng ngoài vùng đã xác định ở trên.
VD minh họa:
1. Hàm AVERAGE.
Công thức: AVERAGE(Number1, Number2…)
Trong đó: Number1, Number2… là các giá trị cần tính.
Mục đích: tính giá trị trung bình của dữ liệu đã được xác định.
2. Hàm SUMPRODUCT.
Công thức: SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)
Trong đó: Array1, Array2, Array3… là các dãy chứa giá trị cần tính.
Mục đích: thực hiện phép nhân của dãy đã được xác định sau đó tính tổng của phép nhân trước đó.
D. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
1. Hàm MIN.
Công thức: MIN(Number1, Number2…)
Trong đó: Number1, Number2… là vùng chứa giá trị cần xác định.
Mục đích: tìm giá trị nhỏ nhất trong vùng đã xác định.
VD minh họa: =MIN(A1:A5) ⇒ Tìm ra giá trị nhỏ nhất từ ô A1 đến ô A5.
2. Hàm MAX.
Công thức: MAX(Number1, Number2…)
Trong đó: Number1, Number2… là vùng chứa giá trị cần xác định.
Mục đích: tìm ra giá trị lớn nhất trong vùng đã xác định.
VD: =MAX(B2:B6) ⇒ Tìm giá trị lớn nhất trong các ô từ ô B2 đến ô B6.
3. Hàm SMALL.
Công thức: SMALL(Array, k)
Trong đó:
Array: vùng chứa giá trị cần xác định.
k: là thứ hạng của giá trị bạn muốn tìm.
Mục đích: tìm ra giá trị nhỏ thứ k trong vùng đã xác định.
4. Hàm LARGE.
Công thức: LARGE(Array,k)
Trong đó:
Array: vùng chứa giá trị cần xác định.
k: là thứ hạng của giá trị bạn muốn tìm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhóm Hàm Thống Kê Trong Excel: Cách Sử Dụng Và Ví Dụ Minh Họa (Phần 1) trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!