Bạn đang xem bài viết Nhân Sự Hay Dùng Những Hàm Excel Gì được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đầu tiên, tạo bảng biểu dữ liệu với đầy đủ các cột phù hợp với cách chấm công mỗi công ty. Trong bảng công, nhất định chúng ta nên có 1 dòng thể hiện thứ ngày tháng, 1 dòng thể hiện ngày trong tháng. Nếu trường hợp là công ty sản xuất với ngày nghỉ sẽ không rơi vào ngày chủ nhật thì nên thêm dòng thể hiện ngày thường hoặc ngày nghỉ như mẫu của tôi.
Trong bảng biểu dữ liệu, hạn chế tối đa việc hợp ô, hợp dòng (tôi nói là hạn chế thôi chứ không phải là không sử dụng). Chúng ta nhập ngày đầy đủ 01/01/2018 vào ô và kéo từ ngày 1 đến ngày cuối tháng.
Điều chỉnh hiển thị bằng cách, vào Format, chọn Custom, trong ô Type kéo xuống cuối cùng, gõ chữ dd (chỉ hiện ngày), mm (chỉ hiện tháng), yyyy (chỉ hiện năm), ở đây chúng ta chọn chỉ hiện ngày.
Lập công thức thứ trong tuần từ dòng ngày trong tháng. Có nhiều cách để có thể tạo thứ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nhưng thông thường chúng ta dùng tiếng Anh, sử dụng công thức: =TEXT(F7,”ddd”). F7 là địa chỉ ô ngày 01 đầu tháng. Kéo kết quả đến ngày cuối tháng
Trong 1 số trường hợp công ty quy định ngày nghỉ của NLĐ là ngày khác thì điều kiện công thức của chúng ta phải thay đổi.
Vì theo luật, Điều 110. Nghỉ hằng tuần: 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Như vậy chúng ta hoàn thành việc thiết lập thứ ngày tháng trong bảng công, đây là phần quan trọng khi thiết lập bảng công để dễ tính toán. Khi tạo bảng biểu dữ liệu, phải suy nghĩ cách thể hiện nào thuận tiện cho việc tính toán và quản lý của chúng ta một cách tốt nhất. Vì nó là công cụ để chúng ta hoàn thành công việc.
PHẦN TIẾP THEO, CHÚNG TA TẠO LẬP CÔNG THỨC CHI TIẾTBẮT ĐẦU TỪ SỐ THỨ TỰ2/ Công thức số thứ tự: Bình thường thì ai cũng nghĩ đơn giản là đánh số TT chỉ cần kéo trỏ chuột thủ công bằng những cách khác nhau để tạo ra DS có STT.
Cách thứ nhất: Với những bảng dữ liệu liên tục không phân biệt phòng ban đánh số liên tục từ 1-cuối cùng chẳng hạn thì chúng ta dùng công thức đơn giản: = Row()-số dòng kế trên . Ví dụ chúng ta đang bắt đầu đếm Số 1 từ dòng 9 thì trong công thức là =Row()-8
Công thức này chỉ áp dụng khi đơn giản và không có điều kiện, không phân biệt phòng ban hay khoảng cách. Vậy trong công việc nhân sự chúng ta luôn có danh sách với đủ các phòng ban, thì chúng ta nên dùng công thức nào?
Cách thứ 2: Công thức đáp ứng điều kiện cho bảng công và lương với nhiều phòng ban =IF(ISTEXT(B10),MAX(A$9:A9)+1,””)
– Nếu cột mã nhân viên là text thì lấy STT lớn nhất bên trên cộng với 1, ngược lại khong có text thì để trống. Lưu ý cột Mã NV, nếu là phòng ban thì để trống hoặc điền số, nếu là nhân viên thì điền mã dạng text. – Nếu chúng ta đang dùng dữ liệu dạng bảng thì công thức tự động lấp đầy bảng – Nếu không thì chúng ta kéo kết quả xuống dòng cuối cùng
Như vậy các bạn sẽ thấy công thức bỏ qua ô trống để điền số TT. Nhưng 1 điều bất cập ở công thức này là, nó không phân biệt được mã trùng, giả sử mã nhân viên của chúng ta là mỗi người chỉ một đúng không ạ? Như vậy việc trùng mã nghĩa là 2 mã trùng nhau chỉ là 1 người (đếm chỉ 1) thì công thức này chưa đáp ứng được yêu cầu. Vậy nên cách thứ 3 chúng ta sử dụng công thức: =IF(AND(ISTEXT(B10),COUNTIF(B$10:B10,B10)=1),MAX(A$9:A9)+1,””)
Vậy công thức này ra kết quả chính xác số lượng nhân sự (lưu ý đảm bảo mỗi nhân viên là 1 mã khác nhau).=IF(AND(ISTEXT(B10),COUNTIF(B$10:B10,B10)=1),MAX(A$9:A9)+1,””)
Countif =1 có nghĩa là chỉ đánh STT cho dòng đầu tiên chứa mã thôi, từ dòng thứ 2 trở đi có cùng mã như vậy thì để trống, không đánh STT Vì dòng thứ 2 chứa mã đó thì kết quả COUNTIF sẽ là số 2.
Tóm lại: Nếu cột B có chứa mã và lần đầu tiên xuất hiện mã đó thì đánh STT, còn lần thứ 2 trở đi thì không đánh STT nữa, đảm bảo mỗi mã chỉ được đánh STT một lần. Có thể hiểu là trong trường hợp có nhiều mã giống nhau (1 nhân viên có trên 1 dòng dữ liệu chấm công) thì việc đánh STT chỉ thực hiện cho dòng đầu tiên thôi, các dòng còn lại không đánh STT.
Phần 2: Hướng dẫn tô màu ngày chủ nhậtĐể thuận tiện cho công việc, trong bảng công chúng ta nên dùng tô màu tự động cho các loại ngày nghỉ chủ nhật, lễ tết… nó cũng là 1 cách ghi nhớ để chúng ta tính toán các loại ngày công theo quy định và không bị sai sót.
Từ công thức như video 1 tôi đã hướng dẫn tạo thứ, ngày tháng, chúng ta lập công thức như sau: =WEEKDAY(F7)=1
Mô tả: Hàm trả về thứ trong tuần của 1 ngày tương ứng. Giá trị trả về là số nguyên từ 1 (chủ nhật) đến 7 (thứ 7). 1 ở đây là chúng ta xác định chủ nhật.
Lập công thức =WEEKDAY(F7)=1 đặt tại 1 ô nào đó trong bảng công.
Chọn vùng dữ liệu cần tô màu (ở đây là bao gồm từ ngày 1- cuối tháng).
Vào Formating- new ruler – trong mục Select ruler (lựa chọn) chúng ta chọn dòng cuối cùng
Sử dụng công thức cho ô, trong muc Format values…. Nhập công thức chúng ta vừa tạo– tiếp theo vào Format chọn màu phù hợp- ok. Ok – như vậy kết quả đã tô màu cho những ngày chủ nhật.
Những công thức này thông thường chúng ta chỉ cần tạo 1 lần từ tháng sau chúng ta chỉ cần thay đổi ngày tháng, thì bảng màu tự động di chuyển. Rất tiện ích phải không ạ?
Công thức tô màu ngày lễ trong năm Tạo list các ngày lễ như mẫu. Nhập công thức kiểm tra vùng dữ liệu tại 1 ô bất kỳ =F$7=IFERROR(VLOOKUP(F$7,BU1:BU10,1,0),””)
Chọn vùng dữ liệu cần tô màu (ở đây là bao gồm từ ngày 1 đến ngày cuối tháng).
Vào Formating- new ruler – trong mục Select ruler (lựa chọn) chúng ta chọn dòng cuối cùng
Vậy là chúng ta đã hoàn thành công việc tô màu cho ngày chủ nhật và ngày lễ
Phần 3: Cách chấm công và kiểm soát các ký tự bảng chấm công Thông thường, đối với mỗi công ty phụ thuộc vào mô hình kinh doanh chúng ta sẽ thiết lập bảng chấm công phù hợp. Đối với công ty thương mại, kinh doanh thì thường chỉ có giờ hành chính nên chúng ta thường sử dụng cách chấm công bằng ký tự chữ vì nó không phát sinh các loại ca làm việc và giờ tăng ca theo ca làm việc.
Còn với sản xuất thì ký tự chữ không đủ đáp ứng khi chấm các ca đêm tăng ca….nên chúng ta nên dùng chấm công bằng số. Mỗi cách chấm công có điểm ưu và nhược riêng.
Tổng hợp công của các ký tự, chúng ta dùng hàm Countif thông thường, cộng các ký tự =COUNTIFS(Table2[@ [Column6]:[Column35]],”HC”)+COUNTIFS(Table2[@[Column6]:[Column35]],”HC/P”)/2+COUNTIFS(Table2[@[Column6]:[Column35]],”HC/K”)/2
Ở đây chúng ta hiểu là những ký tự HC tính là 1, hàm đếm này không phân biệt có bao nhiêu ký tự trong ô, kể cả có 10 ký tự trong 1 ô nó vẫn đếm là 1. Do vậy các ký tự HC/P, hay HC/k thì chúng ta hiểu nó đang là nửa ngày công vậy không thể đếm là 1- tổng hợp công bị sai đúng khong ạ?
Vậy công thức hàm countif sẽ là COUNTIFS(Table2[@ [Column6]:[Column35]],”HC/P”)/2 chia 2 sẽ ra nửa ngày công. Với cách chấm ký tự này, cho phép chúng ta dễ dàng kiểm soát các ngày công
Tôi giả sử có bạn chỉ còn nửa ngày phép, nhưng bạn nghỉ cả ngày thì đương nhiên thứ tự ưu tiên của chúng ta sẽ là: Nghỉ phép, nghỉ bù, nếu hết phép hết ngày nghỉ bù sẽ tính là không lương.
Thực hành trên bảng chấm công này, chúng ta sẽ được kết quả như file mẫu.
Đối với trường hợp chấm bằng số, nếu 1 công ty thương mại hay kinh doanh chủ yếu là ca hành chính thì chỉ cần chấm 1 dòng và kèm thêm bảng theo dõi tăng ca nếu có.
Nhưng nếu có nhiều ca làm việc thì mỗi người nên chấm công 3 dòng để thể hiện các loại ca khác nhau. Với mỗi cách có ưu và nhược điểm khác nhau và phù hợp với các công ty khác nhau.
Đối với công ty có chấm ký tự số và nhiều ca khác nhau: =IF([@Column5]=”C1,C2″,SUMIF($F$9:$AJ$9,”T”,Table24[@ [Column6]:[Column352]]),0)/8
Nếu giá trị E15= ký tự C1,C2 thì tính tổng với điều kiện, Hàng F9, có chữ T, thì cộng dồn kết quả của hàng 15 vào tổng.
Công thức tính giờ công tăng ca: =IF(E15=”TC”,SUMIF($F$9:$AI$9,”T”,F15:AI15),0)
Nếu E25=”TC” thì tính tổng với điều kiện Hàng 9 có chữ T và tính tổng hàng 15 cộng dồn vào tổng.
Như vậy chúng ta hiểu rằng, với mỗi loại ký tự chấm công thì có các công thức tính khác nhau, nhưng dù là cách nào thì các bạn vẫn phải tổng hợp đầy đủ các loại công và ca làm việc.
Ngoài hàm Count thì chúng ta sử dụng hàm if nhiều điều kiện để đáp ứng yêu cầu cho bảng tính. * Để lấy dữ liệu từ bảng công sang bảng lương, ngoài việc sử dụng hàm Vlookup thì chúng ta có thể sử dụng hàm Sumif. * Hàm Vlookup và Sumif là 2 nhóm hàm khác nhau.Một hàm tìm kiếm, một hàm thống kê. Vlookup có thể đem so sánh với Index, hoặc Hlookup, hoặc Lookup, chứ không so sánh với Sumif được. Ngược lại, Sumif thì so sánh với Countif, Sumproduct, Sumifs, Countifs.
Thao tác hàm Sumif như sau:
Lập công thức hàm Sumif chuẩn, copy sang 1 ô khác. Xóa công thức tại ô vừa tạo.
Chọn vùng dữ liệu cần điền, phải đảm bảo dữ liệu hai bảng là giống nhau các cột, số lượng cột tiêu đề cột. Nhập công thức trên thanh công cụ, nhấn Ctrl + Enter.
Chỉ nhấn Ctrl+Enter thôi, không có Shift. Có Shift chỉ dành riêng cho công thức mảng.Nhấn thêm Shift thì ở đầu, cuối công thức sẽ có thêm cặp dấu {}, đây là đặc trưng của công thức mảng.Chẳng hạn công thức dạng =SUM(IF()) thì phải kết thúc bằng Ctrl+Shift+Enter.
=VLOOKUP(Giá trị bạn muốn tra cứu, Vùng chứa giá trị cần tìm kiếm, số cột trong vùng chứa giá trị trả về, Kết quả khớp Chính xác hoặc Kết quả khớp Tương đối – được biểu thị là 0/FALSE hoặc 1/TRUE).
Hoặc cú pháp đơn giản: =VLOOKUP(Trị dò, Bảng dò, Cột kết quả, Kiểu dò)
Nếu sử dụng hàm Vlookup đơn thuần thông thường các kết quả không khớp mã sẽ ra #NA dẫn đến địa chỉ giá trị tổng bị lỗi #NA.
1/ Hàm VLOOKUP nếu không tim thấy thì sẽ trả về lỗi #N/A!. Hàm IFERROR được lồng vào nhằm mục đích trong trường hợp đó thì trả về kết quả theo ý mình. =IFERROR(VLOOKUP(…),Kết quả cần trả về)
Hàm IFERROR được lồng ở bên ngoài các hàm khác, không chỉ VLOOKUP, nói chung là các hàm mà có thể phát sinh lỗi, nhằm mục đích giúp người dùng xử lý tình huống lúc hàm ở trong đó phát sinh lỗi.
Ví dụ: =IFERROR(VLOOKUP(B16,B6:C10,2,TRUE))– sai Phải là: =IFERROR(VLOOKUP(B16,B6:C10,2,TRUE),”I love you!”) Iloveyou có thể là 0.
Nếu hàm VLOOKUP phát sinh lỗi (không tìm thấy giá trị ô B16 trong cột đầu của vùng B6:C10) thì công thức sẽ trả về chuỗi “I love you!”
Ngược lại thì nó trả về giá trị ở cột thứ 2 trong vùng B6:C10 (tức là cột C) tương ứng với vị trí xuất hiện của B16 trong vùng B6:B10
Chỗ TRUE ở VLOOKUP phải dùng FALSE hoặc 0 là chính xác, chứ TRUE hoặc 1 là sai
Tham số thứ 4 của công thức: Nếu tham số này là FALSE hoặc 0 thì trong trường hợp không tìm thấy giá trị nào chính xác bằng giá trị ở tham số thứ nhất thì hàm sẽ phát sinh lỗi #N/A!
Nếu nó là TRUE hoặc 1 thì trong trường hợp không tìm thấy giá trị nào chính xác bằng giá trị ở tham số thứ nhất thì hàm sẽ trả về giá trị tương ứng với giá trị “lớn nhất nhưng bé hơn” giá trị ở tham số thứ nhất (Ví dụ: Mình có bảng phụ cấp theo số năm công tác, nhưng bị cách quãng, chẳng hạn theo thang 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm,… Giờ giả sử có 1 nhân viên công tác được 4 năm thì sẽ lấy phụ cấp ở mức nào? Hiển nhiên số 4 không có trong bảng dò nên nó sẽ dò từ trên xuống dưới, thấy có số 3 là số “lớn nhất nhưng bé hơn 4”, vậy là người này sẽ được hưởng mức phụ cấp tương ứng 3 năm công tác. Cũng chính vì cách dò tuần tự từ trên xuống này nên bảng dò buộc phải sắp xếp tăng dần, nếu không sẽ sai kết quả.)
Nếu để FALSE hoặc 0 thì sẽ phát sinh lỗi #N/A vì không có số 4 trong bảng dò.
Trong trường hợp là TRUE (hoặc 1) thì bắt buộc cột thứ nhất của bảng dò phải được sắp xếp tăng, ngược lại thì hàm sẽ sai. Nếu để FALSE hoặc 0 thì sẽ phát sinh lỗi #N/A vì không có số 4 trong bảng dò.
Chỉ dùng TRUE hoặc 1 trong trường hợp mình không dám chắc trị dò có trong bảng dò, chẳng hạn tính phụ cấp theo thâm niên. (Ví dụ: Mình có bảng phụ cấp theo số năm công tác, nhưng bị cách quãng, chẳng hạn theo thang 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm,… Giờ giả sử có 1 nhân viên công tác được 4 năm thì sẽ lấy phụ cấp ở mức nào? Hiển nhiên số 4 không có trong bảng dò nên nó sẽ dò từ trên xuống dưới, thấy có số 3 là số “lớn nhất nhưng bé hơn 4”, vậy là người này sẽ được hưởng mức phụ cấp tương ứng 3 năm công tác. Cũng chính vì cách dò tuần tự từ trên xuống này nên bảng dò buộc phải sắp xếp tăng dần, nếu không sẽ sai kết quả.)
Nó là cái thám số thứ 2 của hàm IFERROR chứ không phải là tham số của hàm VLOOKUP, nó nằm ngoài dấu ngoặc .
Cú pháp: =SUMPRODUCT(array1,array2,array3….)
Cách thức hoạt động: Hàm sẽ nhân lần lượt các phần tử của các mảng array1, array2,… theo thứ tự, sau đó cộng các tích đó lại với nhau để ra kết quả.Tuy nhiên, thông thường người ta sử dụng dưới dạng =SUMPRODUCT((ĐK1)*(ĐK2)*(ĐK3)*…)
Với cách thức trên, hàm sẽ kiểm tra lần lượt các điều kiện ĐK1, ĐK2,… và trả về mỗi điều kiện thành một mảng các giá trị TRUE, FALSE hay 1, 0 rồi nhân các mảng này lại với nhau và cộng các tích thu được.
Hàm sẽ kiểm tra trong Vùng1, nếu giá trị nào thỏa mãn Điều kiện thì sẽ cộng dồn giá trị tương ứng ở Vùng 2 vào tổng. Trong trường hợp Vùng 2 và Vùng 1 trùng nhau thì mình có thể bỏ qua tham số thứ 3, nó chỉ còn =SUMIF(Vùng,Điều kiện) =SUMIF(MaNV_BM,$B53,Com_BM), hàm sẽ kiểm tra trng vùng MaNV_BM, nếu ô nào có giá trị bằng ô $B53 thì sẽ lấy giá trị tương ứng ở vùng Com_BM để cộng dồn vào tổng.
. Trong trường hợp Vùng 2 và Vùng 1 trùng nhau
Có nghĩa là vùng để tính tổng cũng chính là vùng để kiểm tra điều kiện
Tính tổng theo nhiều điều kiện =SUMIFS(Vùng_tính_tổng,Vùng_1,ĐK_1,Vùng_2,ĐK_2,…)
Ý nghĩa của nó là kiểm tra trên các vùng, nếu anh nào có giá trị ở Vùng_1 thòa mãn ĐK_1, có giá trị ở Vùng_2 thỏa mãn ĐK_2, thỏa mãn đồng thời, thì lấy giá trị tương ứng trong Vùng_tính_tổng để cộng dồn vào kết quả.
Nếu có 2 điều kiện thì phải cả 2 đứa cùng thỏa mãn, có 3 điều kiện thì cả 3 đứa cùng thỏa mãn mới tính tổng.
Cách thức thực hiện: Chọn vùng cần dán dữ liệu Nhập công thức trong thanh công cụ Kết thúc bằng Ctrl Shift Enter Quét chọn vùng S8: AT15 bên sheet lương, sử dụng công thức sau: =SUMIF(BCC!$B$10:$B$18,$B8,BCC!AK$10:AK$18) và nhấn Ctrl+Enter. Để dùng cho cả mảng: Quét chọn vùng, copy công thức vào thanh công thức, nhấn Ctrl+enter. Chẳng hạn “Quét chọn vùng S8: AT15” thì quét từ ô S8 đến ô AT15, để đảm bảo ô S8 đang là ô sẽ nhập công thức vào.
Dùng Sumif để lấy dữ liệu chấm công từ bảng công
Nguồn: fb/phan.ht.771
Dài quá phải không anh chỉ em? Đây là clip minh họa cho bài:
Phải nói là đọc hơi khó hiểu. Nhưng chúng ta cứ đọc cho hết. Phần 1 của bài ở đây: Nhân sự hay dùng những hàm excel gì ? ( http://blognhansu.net.vn/?p=7954 )
Bài viết được Google đề xuất đọc kèm:
Nhân Sự Hay Dùng Những Hàm Excel Gì ?
Nếu X<=1 thì cho ra kết quả là 0 Nếu 1<X<=2 thì cho ra kết quả là 0.5 Nếu 2<X<=3 thì cho ra kết quả là 1 Nếu 3<X<=4 thì cho ra kết quả là 1.5
Trả lời: =IF(X<1,0,IF(X<=2,0.5,IF(X<=3,1, IF(X<=4,1,”chả hiểu sẽ phải ra cái gì cả, thôi thì KỆ”))))
2. Datedif : Hàm DATEDIF tính giá trị thời gian (tổng ngày, tổng tháng hoặc tổng năm) giữa 2 điểm thời gian – tính tổng số năm, tổng số ngày hoặc tổng số tháng của một khoảng thời gian.
3. IF – and * Hàm if (hàm điều kiện) ví dụ : nếu hôm nay trời mưa tôi sẽ nghỉ học ( điều kiện là “nếu trời mưa”) cú pháp:IF(Điều kiện kiểm tra, giá trị nếu điều kiện đúng, giá trị nếu điều kiện sai)
* Hàm AND có nghĩa là VÀ. Dùng khi muốn nói đến cái này và cái này và cái này. Cú pháp: AND(giá trị 1 , giá trị 2,…)
– Kết hợp hàm if và and ( lồng hàm and vào hàm if) cú pháp : IF(AND(giá trị 1 , giá trị 2,…),”giá trị nếu điều kiện đúng”,”giá trị nếu điều kiện sai”)
4. If – Or Công thức =Or(logical1,[logical2],…) ►Logical1, logical2, logicaln là các điều kiện bao hàm như cần cần thỏa mãn ít nhất một điều kiện. Hàm OR có cấu trúc giống như hàm AND tuy nhiên chỉ lệnh thực hiện thì ngược lại, chỉ cần một trong số những điều kiện thỏa mãn thì hàm sẽ trả về cho ta kết quả là TRUE
“Khi nào dùng Hàm And hay Hàm Or để kết hợp với hàm If? Bạn nên dùng hàm And khi bạn muốn ràng buộc tất cả các điều kiện thỏa mãn rồi mới thực hiện hành động tiếp theo. còn đối với những điều kiện chỉ cần thỏa mãn một trong số các tiêu chí thì ta dùng hàm OR”
5. Count: Đếm6. Countif: Đếm trong trường hợp. Hàm COUNTIF đếm số ô thoả 1 điều kiện. Ví dụ: đếm xem công ty có bao nhiêu người đã làm 20 năm tính đến hết ngày 20.
7. Upper8. Lower Hàm UPPER() / LOWER() dùng để viết hoa / viết thường chuỗi ký tự
9. Proper: Hàm PROPER viết hoa ký từ đầu mỗi từ Giải sử bạn có một danh sách tên khách hàng hoặc một danh sách tên nhân viên với vài trăm người, mà toàn bộ đều viết thường (ví dụ: trần xuân vũ) hoặc toàn bộ đều viết hoa (ví dụ: TRẦN XUÂN VŨ). Nhưng cả hai cách viết trên bạn không ưng ý, bạn muốn chuyển sang dạng viết hoa đầu từ (ví dụ: Trần Xuân Vũ). Hàm PROPER sẽ giúp bạn làm việc đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.
10. Vlookup: Hàm VLOOKUP() dùng để tìm kiếm một giá trị a nào đó của một cột k (column k) nào đó, tính từ hàng/dòng thứ n (row n) đến hàng/dòng thứ m (row m) (trong đó n < m). Hàm VLOOKUP() rất có ích và được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi.
Cú pháp: =VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
11. Right – Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào. – Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars) – Các đối số: tương tự hàm LEFT. – Ví dụ: =RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”12. Left – Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào. – Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars) – Các đối số: Text: Chuỗi văn bản. – Num_Chars: Số ký tự muốn trích. – Ví dụ: =LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”13. Mid – Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào. – Cú pháp: MID(Text,Start_num, Num_chars) – Các đối số: Text: chuỗi văn bản. – Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích. – Num_chars: Số ký tự cần trích.
15. Hyperlink : Đây thực ra không phải là hàm tính toán. Nó chỉ giúp làm cho bạn đi đến sheet nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn. Tôi hay dùng hàm này nên thêm vào.
16. Hàm HLOOKUP: – Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào. – Cú pháp: HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup]) – Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.
Ngoài ra còn: HÀM AVERAGE, HÀM MAX, HÀM MIN, HÀM COUNTA, HÀM SUM, Hàm NOT, Hàm ROUNDUP- Làm tròn một số, Hàm SUMIF, Hàm DAY, Year, Month, Hàm INDEX
Tôi để ý thấy có anh chị nói rằng chỉ cần biết mấy cái này thì có thể làm được vị trí lương thưởng chính sách. Tôi thì không đồng ý lắm. Mấy cái này chỉ là 1 phần thôi. Đã làm nhân sự thì phải biết về đãi ngộ, phúc lợi, chính sách. Và vị trí C&B càng phải biết. Ra một chính sách mà không biết đó là đãi ngộ gì? thưởng hay phạt? tạo động lực hay không động lực … thì hóa ra bạn chỉ là nhân viên đánh máy thôi à ?
Theo bạn thì nhân sự còn hay dùng hàm gì nữa?
Hiện nay em đang làm về excel và có hơi chậm về mảng này, đặc biệt với những bảng tính có số lượng lớn. Hiện nay, em có một bài muốn nhờ các anh chị giúp ạ!
Trong file đính kèm dưới dây là danh sách công nhân (khoảng hơn 1k người), em muốn đếm công nhân nam/ nữ, công nhân kết hôn/ chưa kết hôn, sinh năm 1987….. thì làm như thế nào ạ? Rất mong các anh chị giúp đỡ ạ!
Trân trọng!”
File đề bài: Danh sách nhân viên (1000 người)
Hi em,
Ứng dụng của Excel để theo dõi, quản lý và thống kê các dữ liệu về nhân lực em ạ. Ngoài ra nó cùng được dùng để làm những việc khác như thế kế văn bản có khả năng tự động nhập thông số từ bảng dữ liệu khác.
Anh,
Xin cám ơn anh Trung Nguyen Thac An đã góp ý chia sẻ.
Update 3/9/2018: Phần 2 – Nhân sự hay dùng những hàm excel gì – Excel và công tác quản trị nhân sự? ( http://blognhansu.net.vn/?p=21027 )
Bài viết được Google đề xuất đọc kèm:
Cách Dùng Hàm Nhân (Hàm Product) Trong Excel
Trong Excel, để có thể tính tổng các giá trị trong bảng số liệu người dùng sẽ sử dụng hàm SUM. Và nếu muốn tính tích các đối số, hoặc tính giai thừa thì sử dụng hàm PRODUCT.
Cú pháp hàm nhân (hàm PRODUCT)
Cú pháp hàm PRODUCT trên Excel là =PRODUCT(number1, [number2]…).
Trong đó number1, number2 là các số cần nhân, ở đây có thể dùng số hoặc có thể là các ô trong Excel, tối đa 255 đối số. Nếu đối tượng hàm tính nhân là các mảng hoặc tham chiếu, với những ô trống, giá trị logic, văn bản sẽ không được tính.
Các ví dụ về hàm PRODUCT
Ví dụ 1: Tính tích các số
Chúng ta sẽ tiến hành tính tích các số 5, 3, 2 và công thức tính là =PRODUCT (5, 3, 2) = 30.
Nếu trong biểu thức tính nhân có số 0, hàm PRODUCT cũng cho ra kết quả chính xác.
Ví dụ 2: Tính tích từng cột trong bảng
Ví dụ 3: Tính lương của nhân viên với tiền lương 1 ngày công và ngày công làm được.
Cách 1: Ở đây người dùng có thể sử dụng toán tử * để tính tiền lương thực lĩnh của nhân viên. Cách này rất đơn giản.
Người dùng nhập công thức E2=C2*D2. Ngay sau đó bạn sẽ nhận được tiền lương thực lĩnh của 1 nhân viên. Kéo xuống bên dưới để tự động nhập kết quả.
Cách 2: Chúng ta sẽ dùng hàm PRODUCT để tính số tiền mà từng nhân viên nhận được.
Bạn nhập công thức tính tại ô kết quả trong cột Tiền lương là =PRODUCT(C2,D2) rồi nhấn Enter để thực hiện hàm tính toán.
Kết quả tính lương khi dùng hàm PRODUCT cũng tương tự như khi chúng ta dùng với toán tử *. Bạn kéo xuống những ô còn lại để nhập số tiền lương cho những nhân viên còn lại.
Việc tính nhân trên Excel sẽ có 2 cách khác nhau, nhưng trong trường hợp phải làm việc với nhiều mảng, nhiều số liệu thì sử dụng hàm PRODUCT sẽ nhanh hơn. Chúng ta chỉ cần nhập tên hàm PRODUCT và lựa chọn khu vực cần tính toán là xong.
Hàm, Công Thức Excel Sử Dụng Trong Kế Toán Tiền Lương, Nhân Sự: Hàm Sumifs
Những hàm, công thức Excel nào thường sử dụng trong công việc kế toán tiền lương, hành chính nhân sự? Nội dung này đã được tổng hợp qua bài viết: Hàm, công thức excel sử dụng trong kế toán tiền lương.
Bài 6: Hàm SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, …)
Hàm SUMIFS là một hàm cấp cao hơn hàm SUMIF, vì chúng ta có thể sử dụng hàm SUMIFS để tính tổng theo nhiều điều kiện cùng lúc.
Hàm SUMIFS có thể sử dụng để thay thế hàm SUMIF cho mọi trường hợp, ngoài ra còn hữu dụng hơn SUMIF, nên đây là hàm đặc biệt hữu dụng trong mọi công việc.
Chúng ta có thể xét tính ứng dụng của hàm SUMIFS trong trường hợp sau:
Xét các thành phần của yêu cầu để sử dụng hàm SUMIFS:
Sum_range: là vùng cần tính tổng. Ở đây cần tính số tiền lương nên sum_range là vùng C2:C17
Criteria_range1: là vùng chứa điều kiện thứ 1. Ở đây là điều kiện tháng, vì vậy áp dụng cho vùng A2:A17
Criteria1: là điều kiện thứ 1 nằm trong vùng điều kiện thứ 1. Ở đây là giá trị tháng ở ô F2, nên áp dụng cho ô F2
Criteria_range2: là vùng chứa điều kiện thứ 2, ở đây là điều kiện tên, vì vây áp dụng cho vùng B2:B17
Criteria2: là điều kiện thứ 2 nằm trong vùng điều kiện thứ 2. Ở đây là giá trị tên, nằm trong vùng E2:E4, áp dụng cho từng ô tương ứng với ô kết quả cần tính
Cách viết hàm SUMIFS như sau:
F2 = SUMIFS($C$2:$C$17,$A$2:$A$17,$F$1,$B$2:$B$17,E2)
Tìm hiểu thêm: học Excel kế toán
* Lưu ý:
Có bao nhiêu điều kiện thì có bấy nhiêu Criteria_range và Criteria tương ứng.
Criteria_range1 và Criteria1 là một cặp, phải luôn đi kèm với nhau. Không thể chỉ có Criteria_range mà không có Criteria tương ứng hoặc ngược lại.
Độ rộng các range trong Sum_range và Criteria_range phải luôn bằng nhau, nếu không sẽ báo lỗi
Cấu trúc hàm SUMIFS ngược lại so với SUMIF khi tham chiếu Sum_Range được đặt đầu tiên trong hàm thay vì cuối cùng.
Hàm SUMIFS là hàm rất hữu ích: hoạt động nhanh, dễ viết, ít lỗi… nên có thể thay thế được hầu hết các hàm, sử dụng hiệu quả trong mọi trường hợp.
Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết.
–
Để có thể nâng cao kỹ năng Excel trong công việc kế toán tiền lương, nhân sự, các bạn có thể tham gia khóa học
TL01 – ứng dụng EXCEL VBA trong TIỀN LƯƠNG – NHÂN SỰ
khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về công việc kế toán tiền lương, hành chính, nhân sự trong thực tế và các kỹ năng excel kết hợp với VBA để giải quyết công việc, tối ưu hiệu suất của bạn.
Hàm Hlookup Trong Excel Dùng Để Làm Gì
Hàm Hlookup Trong Excel Dùng Để Làm Gì, Hàm Hlookup Trong Excel, Hàm Hlookup Trong Excel Là Gì, Hàm Hlookup Trong Excel 2010, Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm Hlookup, Hàm Vlookup Trong Excel Dùng Để Làm Gì?, Cách Viết Số 0 Đứng Trước Trong Excel, Văn Bản Trong Excel, Văn Bản Mẫu Trong Excel, Hàm If Trong Excel, Mục Lục Trong Excel, Mẫu Báo Cáo Trong Excel, Các Hàm Trong Excel, In Tài Liệu Trong Excel, Hàm Vlookup Trong Excel, Hàm Lý Luận Trong Excel, Hướng Dẫn In Trong Excel, Hướng Dẫn In Văn Bản Trong Excel, Đổi Văn Bản Thành Số Trong Excel, Hàm Tìm Kiếm Văn Bản Trong Excel, Hàm Sumif Trong Excel, Cách Viết Số 0 Trong Excel, Cách Viết 90 Độ Trong Excel, Hướng Dẫn Trình Bày Văn Bản Trong Excel, Cách Viết 001 Trong Excel, Cách Viết Số 0 ở Đầu Trong Excel, Cài Solver Trong Excel 2003, Hướng Dẫn Viết Số 0 Trong Excel, Hướng Dẫn Viết Vba Trong Excel, Cách Viết Số 01 Trong Excel, Công Thức Bỏ Số 0 Trong Excel, Cách Viết Trong ô Excel, Kỹ Năng Excel Trong Kế Toán, Bài Tập Thực Hành Các Hàm Trong Excel, Bảng Cửu Chương Trong Excel, Các Hàm Thời Gian Trong Excel, Cách Viết Số âm Trong Excel, An Công Thức Trong Excel, Hướng Dẫn Đánh Văn Bản Trong Excel, Công Thức Thêm Số 0 Trong Excel, Giáo Trình Vba Trong Excel, Tạo 1 List Danh Sách Trong Excel, Hướng Dẫn Trộn Văn Bản Trong Excel 2003, Cách Viết X Ngang Trong Excel, Tổng Hợp Các Dạng Bài Tập Và Lời Giải Trong Excel, Công Thức Khác 0 Trong Excel, Hiện ô Công Thức Trong Excel, Phân Tích Anova Trong Excel, Khóa ô Công Thức Trong Excel, Cách Trích Dẫn Dữ Liệu Trong Excel, Cách Viết ô Chéo Trong Excel, Cách Tạo ô Trắc Nghiệm Trong Excel, Bảng Công Thức Trong Excel, Cách Viết Số 0 ở Đầu Trong Excel 2003, Cách Tính Điểm Thi Trong Excel, Hướng Dẫn Thực Hành Các Hàm Trong Excel, Cách Viết M Khối Trong Excel, ẩn Công Thức Trong Excel Bằng Vba, Cách Viết Số 0 Trong Excel 2007, So Sánh 2 Danh Sách Trong Excel, Tạo Danh Bạ Điện Thoại Trong Excel, Thiết Lập Bảng Tính Trong Excel, Cách Viết 2 Dòng Trong 1 ô Excel, Cách Viết 2 Dòng Trong Excel, ẩn Công Thức Trong File Excel, Công Thức Trong Bảng Tính Excel, Lập Danh Sách Khách Hàng Trong Excel, ẩn Công Thức Trong Bảng Tính Excel, Công Thức Tính Điểm Thi Trong Excel, Lọc Danh Sách Học Sinh Giỏi Trong Excel, Khóa ô Công Thức Trong Excel 2010, Khóa ô Công Thức Trong Excel 2016, Cách Viết Xuống Dòng Trong Excel, Cách Tạo Danh Sách Khách Hàng Trong Excel, Cách Viết X Bình Phương Trong Excel 2007, Hướng Dẫn Dùng Excel, Hướng Dẫn Sử Dụng Excel, Báo Cáo Tình Hình Sử Dụng Hóa Đơn Excel, Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Excel, Excel 2007 Hướng Dẫn Sử Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng Excel 2016, Hướng Dẫn Sử Dụng Excel 2003, Hướng Dẫn Sử Dụng Excel 2007, Hướng Dẫn Sử Dụng Excel 2013, Hướng Dẫn Sử Dụng Excel Trên Macbook, File Excel Báo Cáo Tình Hình Sử Dụng Hóa Đơn, Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Kế Toán Excel, Cơ Sở Xây Dựng Gia Dựng Gia Đình Trong Thời Kì Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, Quan Niệm Của Hồ Chí Minh Trong Xây Dựng Nhà Nước Trong Sạch, Điều Khiển Thiết Bị Bằng Tin Nhắn Với ( Sim900 Và Arduino ) ứng Dụng Trong Trồng Hoa, Tiêu Chuẩn Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Sạch Vững Mạnh Trong Quân Đội, Đánh Giá Tính Thích Hợp Trong Việc Sử Dụng Thuốc ức Chế Bơm Proton Trong Bệnh Loét Dạ Dày, Nội Dung Chính Trong Hướng Dẫn Đầu Tiên Về Giải Quyết Các Xung Đột Trong Chăm Sóc Người Bệnh , Người Lái Xe Được Dừng Xe, Đỗ Xe Trên Làn Dừng Khẩn Cấp Của Đường Cao Tốc Trong Trường Hợp Nào, Phân Tich Làm Rõ Nội Dung Xây Dựng Thế Trận An Ninh Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới, Nhận Định Nào Sau Đây Nói Đúng Nhất Về Nội Dung Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ, Tiềm Lực Chính Trị Tinh Thần Trong Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Có Vai Trò Như Thế Nào, Trong Trường Hợp Bất Khả Kháng, Khi Dừng Xe, Đỗ Xe Trên Làn Dừng Khẩn Cấp Của Đường Cao Tốc, Bài Thuyết Trình Nội Dung Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đoàn Kết Trong Công Tác Xây Dựng Đảng, Ii. Nội Dung. 1. Quán Triệt Một Số Nội Dung Cơ Bản Và Cốt Lõi Trong Dự Thảo Các Văn Kiện Tại Đại Hội,
Hàm Hlookup Trong Excel Dùng Để Làm Gì, Hàm Hlookup Trong Excel, Hàm Hlookup Trong Excel Là Gì, Hàm Hlookup Trong Excel 2010, Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm Hlookup, Hàm Vlookup Trong Excel Dùng Để Làm Gì?, Cách Viết Số 0 Đứng Trước Trong Excel, Văn Bản Trong Excel, Văn Bản Mẫu Trong Excel, Hàm If Trong Excel, Mục Lục Trong Excel, Mẫu Báo Cáo Trong Excel, Các Hàm Trong Excel, In Tài Liệu Trong Excel, Hàm Vlookup Trong Excel, Hàm Lý Luận Trong Excel, Hướng Dẫn In Trong Excel, Hướng Dẫn In Văn Bản Trong Excel, Đổi Văn Bản Thành Số Trong Excel, Hàm Tìm Kiếm Văn Bản Trong Excel, Hàm Sumif Trong Excel, Cách Viết Số 0 Trong Excel, Cách Viết 90 Độ Trong Excel, Hướng Dẫn Trình Bày Văn Bản Trong Excel, Cách Viết 001 Trong Excel, Cách Viết Số 0 ở Đầu Trong Excel, Cài Solver Trong Excel 2003, Hướng Dẫn Viết Số 0 Trong Excel, Hướng Dẫn Viết Vba Trong Excel, Cách Viết Số 01 Trong Excel, Công Thức Bỏ Số 0 Trong Excel, Cách Viết Trong ô Excel, Kỹ Năng Excel Trong Kế Toán, Bài Tập Thực Hành Các Hàm Trong Excel, Bảng Cửu Chương Trong Excel, Các Hàm Thời Gian Trong Excel, Cách Viết Số âm Trong Excel, An Công Thức Trong Excel, Hướng Dẫn Đánh Văn Bản Trong Excel, Công Thức Thêm Số 0 Trong Excel, Giáo Trình Vba Trong Excel, Tạo 1 List Danh Sách Trong Excel, Hướng Dẫn Trộn Văn Bản Trong Excel 2003, Cách Viết X Ngang Trong Excel, Tổng Hợp Các Dạng Bài Tập Và Lời Giải Trong Excel, Công Thức Khác 0 Trong Excel, Hiện ô Công Thức Trong Excel, Phân Tích Anova Trong Excel, Khóa ô Công Thức Trong Excel, Cách Trích Dẫn Dữ Liệu Trong Excel,
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhân Sự Hay Dùng Những Hàm Excel Gì trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!