Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Tạo Biểu Đồ Tương Tác Đầu Tiên Trong Excel được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn tương tác với biểu đồ trong ExcelCó một số cách để tạo một biểu đồ tương tác trong Excel. Bạn có thể sử dụng data validation, từ controls, slicers, timelines, VBA hoặc hyperlinks. Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo biểu đồ tương tác với data validation và slicers.
1. Biểu đồ tương tác với Data ValidationTạo một biểu đồ pivot table nâng cao với tất cả những số liệu này sẽ rất lâu và khó. Bạn muốn tạo một biểu đồ năng động hoặc tương tác để sếp của bạn có thể chọn sản phẩm nào cô ấy muốn phân tích và hiểu xu hướng đặt hàng. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập danh sách tất cả các lựa chọnChọn khoảng chứa tất cả tên sản phẩm và đi đến Namebox (góc trên cùng bên trái) và nhập tên là products.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liệt kê tên sản phẩm trong một phạm vi riêng biệt và đặt tên đó. Hãy chắc chắn rằng tên sản phẩm đó phải nằm trong khoảng chọn sản phẩm mà bạn đã chọn ban đầu.
Bước 2: Thiết lập cơ chế lựa chọn
Quyết định ô nào sẽ có lựa chọn người dùng. Ví dụ chọn ô Q5.
Thay đổi tiêu chí xác nhận trong Allow chọn List.Nhập “products” trong Nguồn.
Nhấp vào ok.
Bâygiờ, chúng ta có cách chọn sản phẩm trong ô Q5
Bước 3: chọn sản phẩm cho ô Q5Nếu chúng ta muốn tên của sản phẩm được chọn, chúng ta chỉ cần sử dụng “= Q5”. Đối với phần còn lại của tính toán, chúng ta cần số lượng sản phẩm (nghĩa là vị trí của sản phẩm được chọn trong products). Đối với điều này, chúng ta có thể sử dụng công thức MATCH, như sau: Nhập công thức MATCH này vào một ô trống ví dụ ô I3= MATCH (Q5, products, 0). Sau đó sẽ trả về một số, phù hợp với sản phẩm người dùng đã chọn.
Bước 4: Tính số lượng đặt hàng để hiển thị trong biểu đồ Bước 5: Tạo biểu đồTất cả các công việc ban đầu sẽ được hoàn thành khi bạn thực hiện chèn một biểu đồ. Chỉ cần chọn cột sản phẩm đã chọn và chèn một cột hoặc biểu đồ đường. Chúng ta có như sau:
Đầu tiên, hãy để thêm nhãn trục:
Nhấp chuột phải vào chart và đi đến select data.
Chỉnh sửa nhãn ngang (Edit hoeizontal /category) và chọn cột tháng.
Bây giờ, xóa chart title và chart border (đặt thành không có dòng). Kết quả như sau:
Bước 6: Bước hoàn tấtChúng ta chỉ cần gộp tất cả lại với nhau và biểu đồ tương tác đầu tiên của chúng ta lại thì ta sẽ được biều đồ Pivot table nhiều cột hoàn thành.
Chọn biểu đồ cho kiểu dữ liệu biểu trong ô Q5 (ô chọn data validation)
Khi bạn đó với mỗi tùy chọn tại Q5 thì sẽ cho bạn một biểu đồ được cập nhật.
Biểu đồ tương tác với Pivot table và SlicerNếu bạn e ngại với INDEX + MATCH, bạn có thể thử phương pháp Pivot Table. Nó cũng hoạt động rất tốt và cho phép bạn tạo ra các biểu đồ tương tác tuyệt vời không kém. Hãy nhớ rằng dữ liệu của bạn cần phải phù hợp. Sắp xếp lại để nó trông như bảng sau:
Hãy nhớ rằng dữ liệu của bạn cần phải phù hợp. Sắp xếp lại để nó trông như thế này:
Bước 1: Chèn một Pivot từ dữ liệu của bạn
Chọn dữ liệu của bạn (cột tháng, sản phẩm và số lượng) và chèn một Pivot table.
Thêm tháng vào khu vực labels.
Trong các phiên bản cao hơn của Excel thì sẽ xuất hiện phân cấp ngày – năm, quý và thán. Khi đó, hãy chọn quý.
Thêm số lượng vào khu vực giá trị.
Nhấp chuột phải vào products và thêm nó dưới dạng như một slicers.
Bước 2: Chèn 1 pivot chart Bước 3: Định dạng cho pivot chart
Chọn pivot chart và đi đến Analyze và tắt nút Field Buttons.
Thay thế tiêu đề biểu đồ bằng Total Order Quantity trong 13 tháng qua.
Đặt đường viền biểu đồ thành No line.
Vị trí slicer liền kề với biểu đồ.
Vẽ một hình chữ nhật tròn xung quanh cho tất cảBiểu đồ tương tác của chúng tôi đã sẵn sàng để hoạt động.
Gợi ý trang trí tùy chọnThêm một tiêu đề phụ mô tả xu hướng.Đặt giới hạn cho trục tung. Theo mặc định, Excel sẽ thay đổi giới hạn trục Y bất cứ khi nào bạn chọn sản phẩm. Đây có thể là một cách tạo ra một số biến dạng của các con số và gây nhầm lẫn cho người dùng của bạn nếu họ muốn so sánh các sản phẩm.
Điều chỉnh độ rộng khe hở. Excel sẽ chọn một số giá trị vô lý như 219%. Điều chỉnh này thành 100% hoặc tương tự như vậy để có ít khoảng trắng hơn trên biểu đồ. Để thực hiện việc này, nhấp vào các cột, nhấn CTRL + 1 và từ Series options điều chỉnh độ rộng khoảng cách.
Hướng Dẫn Tạo Biểu Đồ Tương Tác Trong Excel Với Hàm Index
Hướng dẫn tạo biểu đồ tương tác trong Excel với hàm INDEX
Tạo dữ liệuBạn chỉ cần áp dụng theo các bước tương tự ví dụ sau đây với số liệu của bạn. Sắp xếp dữ liệu theo hàng, không có khoảng trống giữa chúng. Khi hoàn tất biểu đồ, bạn có thể chuyển đổi vị trí giữa C-3PO và Darth Vader và biểu đồ sẽ cập nhật với dữ liệu chính xác.
Tiếp theo, sao chép và dán hàng tiêu đề bên dưới bảng dữ liệu.
Bây giờ, ở hàng thứ ba tính từ tiêu đề bạn vừa dán xong, nhập từ ” Dataset” vào một ô và điền một số giữ chỗ (placeholder number) vào ô bên phải cạnh nó. Từ giờ chúng sẽ là các phần giữ chỗ để làm cơ sở cho trình đơn thả xuống.
Khi tất cả đã đúng vị trí của nó, chúng ta sẽ nối các phần tử này bằng hàm INDEX. Nhập công thức hàm sau vào hai ô bên trên Dataset:
Chỉ mũi tên vào góc của ô có chứa công thức hàm, bạn sẽ thấy mũi tên biến thành dấu cộng, sau đó kéo nó ra trên toàn bộ hàng.
Tạo biểu đồBây giờ bước tiếp theo sẽ dễ dàng hơn một chút. Chúng ta sẽ chọn dữ liệu có được sau khi sử dụng hàm INDEX – KHÔNG phải là dữ liệu mà chúng ta nhập bằng tay – biến nó thành một biểu đồ.
Bạn có thể sử dụng bất cứ loại biểu đồ nào phù hợp với dữ liệu của bạn nhất. Ở ví dụ này, biểu đồ cột có vẻ hợp lý nhất.
Khi chọn xong, biểu đồ thể hiện dữ liệu sẽ hiện ra, hãy thử nghiệm rằng mọi thứ đang hoạt động bằng cách thay đổi số bên cạnh Dataset. Nếu biểu đồ thay đổi theo tập dữ liệu mà bạn chọn thì có nghĩa là bạn đã thành công.
Thêm một trình đơn thả xuốngTạo trình đơn thả xuống bất cứ nơi nào bạn muốn đặt nó nhưng phải nằm trên bảng tính. Ở ví dụ này, trình đơn thả xuống được đặt dưới biểu đồ.
Trường Cell link cần trùng khớp với ô có chứa số chỉ ra tập dữ liệu được chọn.
Nhấp OK và kiểm tra trình đơn thả xuống. Bạn sẽ có thể chọn tập dữ liệu theo tên và biểu đồ sẽ được cập nhật tự động.
Sau khi hoàn tất, bạn có thể tinh chỉnh “diện mạo” để tăng tính thẩm mỹ cho bảng tính của bạn, dọn dẹp một số dữ liệu để làm cho biểu đồ trở nên gọn gàng hơn.
Tất cả những gì bạn cần làm là thêm Sheet1! ở phía trước ô đã chọn trước đó. Điều này sẽ thông báo cho Excel biết để tìm các ô trên một trang tính khác với biểu đồ và trình đơn thả xuống. Nhấp OK và chúng ta đã có một biểu đồ động trên một trang tính mới gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm Index Tạo Biểu Đồ Tương Tác Trong Excel
Advertisements
Giới thiệu và Cách tạo biểu đồ tương tác trên Excel với Index Khái niệm Hàm INDEXHàm Index là hàm trả về mảng trong Excel. Sử dụng Hàm Index giúp bạn lấy các giá trị tại một ô nào đó giao giữa cột và dòng.
Hàm INDEX dạng mảng trả về giá trị của một phần trong bảng hoặc trong mảng được chọn bởi các chỉ mục số hàng và cột. Ta dùng dạng mảng nếu đối số thứ nhất của hàm INDEX là một hằng số mảng. Hàm INDEX dạng tham chiếu trả về tham chiếu của ô nằm ở giao của một hàng và cột cụ thể.
Hiện nay, có rất nhiều cách giúp người dùng Tạo biểu đồ tương tác trong Excel, các bạn có thể sử dụng hàm hyperlinks, sử dụng data validation, sử dụng hàm VBA,… , hoặc cũng có thể là sử dụng 1 hàm đơn giản là INDEX trên excel thôi. Với việc sử dụng Index, chúng ta có thể tạo ra biểu đồ tương tác rất đơn giản, dễ dàng bằng hàm index và nó sẽ biến đổi các biểu đồ Excel tĩnh trở thành biểu đồ động.
Bước 1: Đầu tiên, việc cần làm đó chính là thu thập, tạp một bảng dữ liệu.
Bước 3: Tiếp theo các bạn hãy thực hiện Copy (sao chép) & Paste (dán) hàng Tiêu đề xuống bên dưới bảng dữ liệu:
+ $B$10:$I$13 là toàn bộ dữ liệu mà bạn muốn công thức truy cập.
+ $C$18 chỉ đến ô xác định dữ liệu hiển thị (số mà chúng ta đặt bên cạnh ô Dataset). Kết thúc hàm bằng một tham chiếu cột, nhưng ở đây chúng ta đã chỉ ra ô cụ thể nên điền là 0.
Chúng ta sẽ chọn dữ liệu có được sau khi sử dụng hàm INDEX – KHÔNG phải là dữ liệu mà chúng ta nhập bằng tay – biến nó thành một biểu đồ.
Trong bài viết này, ở ví dụ mà mình nêu ra, mình sẽ chọn biểu đồ hình cột, bởi vì mình cảm thấy những dữ liệu này sẽ phù hợp biểu độ dạng hình cột hơn.
Bước 2: Khi chọn xong, biểu đồ sẽ hiển thị ra như hình dưới. Bạn hãy thử nghiệm rằng mọi thứ đang hoạt động bằng cách thay đổi số bên cạnh Dataset. Nếu biểu đồ thay đổi theo tập dữ liệu mà bạn chọn, hay nói cách khác là ‘Nếu các dữ liệu trong biểu đồ sẽ trùng khớp với dữ liệu trong bảng biểu thì điều này chứng tỏ rằng bạn đã THÀNH CÔNG’ rồi đó.
Ví dụ: bạn có thể đặt trình đơn này bên trên biểu đồ:
LỜI KẾTVậy là các bạn đã có thể tự cho mình một biểu đồ tương tác trên Excel với hàm INDEX rồi. Ngoài ra, nếu các bạn còn biết cách vẽ biểu đồ Excel hay vẽ đồ thị Excel thì với những thao tác có dài dòng trong bài viết này, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian đọc kỹ rồi thực hành mình đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ thấy dễ hiểu và thấy nó thật đơn giản thôi bạn ạ.
Sử Dụng Hàm Index Tạo Biểu Đồ Tương Tác Trong Excel
Hiện có một số cách giúp bạn tạo biểu đồ tương tác trong Excel. Bạn có thể sử dụng data validation, sử dụng hàm VBA, hyperlinks hoặc chỉ cần một hàm đơn giản là Index trên Excel mà thôi, với hàm Index này, bạn có thể tạo biểu đồ tương tác rất dễ dàng, nó sẽ biến các biểu đồ Excel tĩnh trở thành biểu đồ động.
Dùng hàm Index giúp bạn nhanh chóng tạo biểu đồ tương tác trên Excel
Sử dụng hàm Index tạo biểu đồ tương tác trong Excel1. Tạo dữ liệu
Bước 1: Đầu tiên là bạn tạo một bảng dữ liệu. Ví dụ như hình dưới là dữ liệu về thời gian xuất hiện của các nhân vật trong một bộ phim.
Bước 3: Tiếp đến, bạn thực hiện copy và paste hàng tiêu đề xuống dưới bảng dữ liệu:
Tại hàng thứ 3 tính từ tiêu đề bạn vừa tạo -gt; bạn nhập từ Thiết lập vào 1 ô -gt; sau đó điền một số giữ chỗ (placeholder number) vào ô bên cạnh ô Thiết lập. Mục đích của việc này là làm các phần giữ chỗ để làm cơ sở sắp tới bạn tạo trình đơn thả xuống.
Khi đã đúng vị trí, bạn sẽ nối các phần tử này bằng hàm INDEX. Bạn nhập công thức vào hai ô bên trên ô Thiết lập là ô B9.
=INDEX($B$3:$I$6,$C$11,0)
Trong công thức trên, thì $B$3:$I$6 chính là toàn bộ dữ liệu mà bạn muốn lấy, $C$11 chính là ô xác định dữ liệu sẽ hiển thị (số mà bạn đặt bên cạnh ô Thiết lập). Kết thúc của hàm này bằng một tham chiếu cột, do chúng ta đã chỉ ra ô cụ thể rồi nên sẽ điền là 0.
Sau khi nhấn Enter -gt; Bạn di chuột xuống phía dưới góc của ô vừa nhập công thức -gt; bạn sẽ thấy mũi tên biến thành dấu “+” -gt; Bạn thực hiện kéo nó từ trái sang phải trên toàn bộ hàng để copy công thức vừa rồi bạn nhập.
2. Tạo biểu đồ
Tiếp theo các thao tác để bạn thực hiện sẽ dễ dàng hơn, đó chính là thao tác tạo biểu đồ. Bạn sẽ thao tác thủ công bằng tay, chọn từ menu để biến những dữ liệu hiện có thành một biểu đồ.
Bạn chọn dữ liệu tạo biểu đồ rồi vào tab Insert -gt; chọn Recommended Charts
Bạn chọn biểu đồ mình muốn. Trong ví dụ này, chúng tôi sử dụng biểu đồ hình cột vì thấy những dữ liệu này sẽ phù hợp với biểu đồ cột.
Bước 2: Khi chọn xong, biểu đồ sẽ hiển thị ra như hình dưới. Và các dữ liệu trong biểu đồ sẽ trùng khớp với dữ liệu trong bảng biểu.
Nếu bạn thay đổi số bên cạnh ô Thiết lập -gt; lập tức biểu đồ cột sẽ tự động thay đổi theo.
3. Thêm trình đơn thả xuống
Phần này là bạn sẽ biến biểu đồ động này trở lên thân thiện, linh hoạt hơn với trình đơn thả xuống.
Bạn vào tab Developer -gt; nhấn chọn vào Insert -gt; chọn Combo Box (Form Control) trong menu Controls như hình dưới.
Lập tức sẽ cho phép bạn tạo một trình đơn thả xuống -gt; và bạn lựa chọn chỗ để đặt trình đơn này trong bảng tính Excel cho hợp lý. Ví dụ: bạn có thể đặt trình đơn này bên trên biểu đồ.
Tiếp đến, bạn nhấn chuột phải vào đối tượng -gt; rồi chọn Format Control. Bạn chọn đối tượng trong trường Input range theo như mô tả hình ảnh dưới:
Phần trường Cell link -gt; bạn chọn khớp với ô có chứa số chỉ ra tập dữ liệu vừa được chọn.
Bạn nhấn chọn OK rồi kiểm tra lại trình đơn thả xuống vừa được tạo. Tại đây, bạn có thể chọn tập dữ liệu theo tên -gt; khi đó biểu đố sẽ tự động được cập nhật theo. Hình dưới là bạn chọn Nhân vật 1:
Con đây là khi bạn chọn Nhân Vật 3:
Sau khi hoàn thành -gt; bạn có thể căn chỉnh, đổi font, tăng cỡ chữ… để bảng tính, file Excel của bạn được đẹp, gọn gàng.
Như vậy là bạn đã biết sử dụng hàm Index tạo biểu đồ tương tác trong Excel rồi đó. Nếu bạn đã biết cách vẽ biểu đồ Excel hay vẽ đồ thị Excel thì với những thao tác có vẻ hơi dài trong bài viết này nếu bạn bỏ thời gian ra một chụt đọc kỹ rồi thực hành mình tin chắc bạn sẽ thấy dễ hiểu và thấy nó thật đơn giản thôi bạn ạ.
Hướng Dẫn Tạo Phím Tắt Để Chọn Sheet Đầu Tiên, Sheet Cuối Cùng Trong Excel
Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn cách tạo phím tắt để chọn tới Sheet đầu tiên, Sheet cuối cùng trong Excel một cách nhanh chóng và hiệu quả
Để di chuyển qua lại giữa các Sheet gần nhau thì bạn có phím tắt là Ctrl + PgUp và Ctrl + PgDn. Tuy nhiên, theo như mình được biết thì sẽ không có phím tắt có sẵn nào để có thể chọn Sheet đầu tiên hay Sheet cuối cùng trong File Excel cả .
Có thể bạn đã biết thì trong tính năng Record Macro, có một phần để cho người dùng tạo phím tắt để thực thi lệnh Macro đó. Ta sẽ vận dùng điều đó để tạo phím tắt giúp lựa chọn Sheet đầu tiên, Sheet cuối cùng trong file Excel của bạn.
Tất nhiên là những phím tắt này không được trùng với các phím tắt, các phím chức năng mặc định khác rồi.
Tạo phím tắt để chọn Sheet đầu tiên trong File ExcelVới ý tưởng khá đơn giản như sau: Ta sẽ Record 1 Macro bất kỳ nào đó và tại mục Shortcut key bạn giữ phím Shift và gõ 1 phím bất kỳ nào đó.
Lưu ý: Phím Ctrl + Shift + phím bạn gõ phải không được trùng với bất kỳ phím tắt, phím chức năng mặc định và hiện có.
Ở đây mình mình đã đặt tên cho Macro này là FirstWs (bạn có thể đổi tên hoặc không, tuỳ bạn) và phím tắt để chạy Macros này là Ctrl + Shift + N
Giờ đây là lúc chúng ta viết Code VBA trong Macro này, để chọn Sheet đầu tiên trong File Excel ta sẽ có Code đơn giản như sau:
Chỉ như vậy thôi là bạn đã có được Code VBA chọn Sheet đầu tiên trong File Excel của mình, và vì mình đã tạo phím tắt cho nó là Ctrl + Shift + N nên ta sẽ hoàn toàn thực thi việc đó bằng việc ấn tổ hợp phím tắt đó.
Ở đây mình đã Record 1 Macro, đổi tên là LastWs và phím tắt cho Macro này là Ctrl + Shift + M
Sheets(Sheets.Count).Select
Và bạn hãy thực thi nó với tổ hợp phím Ctrl + Shift + M, ngay lập tức Sheet cuối cùng sẽ được Select
Di chuyển qua lại giữa các Sheet có Ctrl + PgUp và Ctrl + PgDn
Chọn tới sheet đầu tiên có Ctrl + Shift + N
Chọn tới sheet cuối cùng có Ctrl + Shift + M
Bạn hoàn toàn có thể tạo được các phím tắt khác với các chức năng khác nhau giúp cho việc thao tác với Excel một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hướng Dẫn Cách Chỉ Viết Hoa Chữ Cái Đầu Tiên Trong Excel
Khi nhập 1 đoạn văn bản hoặc khi dùng hàm để tách 1 đoạn văn bản ra từ đoạn văn bản khác, chúng ta thường hay phải viết hoa chữ cái đầu tiên trong đoạn văn bản đó. Nhưng trong Excel không có hàm nào trực tiếp giúp chúng ta làm việc này. Hãy cùng Học Excel Online tìm hiểu cách chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên trong Excel nhé.
Công thức chuyển chữ cái đầu tiên thành chữ in hoaTrong Excel có một số hàm liên quan tới việc chuyển chữ cái thường thành chữ in hoa như:
Hàm UPPER giúp chuyển toàn bộ đoạn text sang dạng in hoa
Hàm PROPER giúp in hoa chữ cái đầu tiên sau mỗi khoảng trắng (hay dấu cách)
Xem thêm bài viết: Các hàm chuyển đổi kiểu chữ trong Excel
Nhưng hai hàm này đều không giúp chúng ta đạt ngay được mục đích là chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn bản. Do đó để có thể làm được điều này, chúng ta cần phải tùy biến một chút.
Các bước thực hiệnBước 1: Tách ký tự đầu tiên của đoạn văn bản
Sử dụng hàm LEFT để tách ký tự đầu tiên trong đoạn văn bản, trong đó tham số Num_chars có thể nhập là 1 hoặc không cần nhập.
LEFT(đoạn văn bản) = Ký tự đầu tiên trong đoạn văn bản
Bước 2: Viết hoa ký tự được tách bởi hàm LEFT
Để viết hoa ký tự này, chúng ta có thể sử dụng hàm UPPER hoặc hàm PROPER đều được
Cách viết:
UPPER(LEFT(đoạn văn bản))
PROPER(LEFT(đoạn văn bản))
Bước 3: Tách phần còn lại của đoạn văn bản sau ký tự đầu tiên
Điều này được hiểu chính là đoạn văn bản bỏ đi ký tự đầu tiên. Có 2 cách để lấy phần nội dung này:
Cách 1: Dùng hàm RIGHT
Tức là chúng ta sẽ lấy ký tự theo hướng từ phải trang trái của đoạn văn bản, không bao gồm ký tự đầu tiên = loại bỏ đi 1 ký tự
Num_chars trong hàm RIGHT sẽ là độ dài cả đoạn văn bản – 1
RIGHT(đoạn văn bản, len(đoạn văn bản) – 1)
Cách 2: Dùng hàm MID
Tức là chúng ta sẽ lấy theo hướng từ trái sang phải, trong đó xuất phát từ vị trí thứ 2, độ dài đoạn cần lấy = độ dài đoạn văn bản – 1 ký tự.
MID(đoạn văn bản, 2, len(đoạn văn bản) -1)
Bước 4: Nối phần ký tự đầu đã viết hoa với phần còn lại của đoạn văn bản
Nối kết quả ở bước 2 với bước 3 bởi dấu & hoặc hàm nối chuỗi CONCATENATE (có thể viết là CONCAT)
Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dòng 2: dùng hàm UPPER và hàm RIGHT
Ví dụ 2: Dòng 4: dùng hàm PROPER và hàm RIGHT
Ví dụ 3: Dòng 6: dùng hàm UPPER và hàm MID
Với phương pháp này, các bạn có thể mở rộng thêm bẳng cách sử dụng hàm MID thay hàm LEFT để có thể viết hoa 1 ký tự cụ thể nào đó nằm giữa trong chuỗi text, thay vì chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên.
Ví dụ: Viết hoa toàn bộ từ đầu tiên trước dấu cách trong đoạn Text
Cách làm:
Thay vì dùng hàm LEFT chúng ta có thể thay bằng hàm MID cũng có thể được. Độ dài ký tự cần lấy sẽ tính tới vị trí dấu cách đầu tiên, xác định bởi hàm SEARCH
Phần còn lại của đoạn text xác định bởi hàm RIGHT, độ dài đoạn text cần lấy của hàm RIGHT tính bằng toàn bộ độ dài đoạn text trừ đi vị trí dấu cách đầu tiên
Như vậy chỉ cần ứng dụng thêm hàm SEARCH chúng ta đã có thể tùy biến phương pháp này khá linh hoạt rồi. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo:
Hướng dẫn sử dụng các hàm tìm kiếm trên Excel 2007, 2010, 2013, 2023 Các hàm xử lý chuỗi, kí tự trong Excel
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Tạo Biểu Đồ Tương Tác Đầu Tiên Trong Excel trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!