Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Và Ví Dụ Về Hàm Hlookup Trong Excel được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở bài viết trước chúng ta đã được tìm hiểu về hàm Vlookup trong excel rồi, ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hàm Hlookup, hai hàm này cùng là hàm tìm kiếm trong excel nhưng cách sử dụng ngược nhau.
1. Mô Tả Về Hàm Hlookup Trong Excel.
Hàm Hlookup dùng để tìm kiếm thông tin theo hàng trong một bảng dữ liệu, chính xác là hàm sẽ tìm kiếm một giá trị trong hàng trên cùng của bảng hoặc mảng giá trị, và trả về giá trị trong cùng cột từ hàng mà các bạn chỉ định.
2. Cú Pháp Của Hàm Hlookup Trong Excel.
Hàm Hlookup có cú pháp như sau:
=HLOOKUP(Lookup_value; Table_array; Row_index_num; [Range_lookup])
– Lookup_value: Là đối số bắt buộc, đây là giá trị các bạn cần tìm trong hàng thứ nhất của Table_array.
– Table_array: Là đối số bắt buộc, đây là một bảng dữ liệu để các bạn tìm kiếm (hàng đầu tiên của Table_array chứa giá trị Lookup_value). Table_array dùng để tham chiếu tới một phạm vi hoặc một tên phạm vi.
– Row_index_num: Là đối số bắt buộc, đây là số hàng trong Table_array mà từ đó sẽ trả về giá trị tương ứng.
– Range_lookup: Là đối số tùy chọn, đây là một giá trị logic (True hoặc False) cho biết cách thức tìm kiếm.
– Nếu đối số này là TRUE hoặc 1 hoặc bỏ qua thì hàm sẽ tìm kiếm tương đối (nếu không tìm thấy Lookup_value thì hàm sẽ trả về kết quả lớn nhất nhỏ hơn Lookup_value).
– Nếu đối số là FALSE hoặc 0 thì hàm sẽ tìm kiếm chính xác (nếu không tìm thấy Lookup_value thì hàm sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.
– Các giá trị trong hàng thứ nhất của Table_array có thể là văn bản, số hoặc giá trị logic.
– Nếu Range_lookup là giá trị TRUE hoặc bỏ qua thì các giá trị trong hàng thứ nhất của Table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, nếu không hàm sẽ trả về giá trị không đúng.
– Nếu bỏ qua đối số Range_lookup thì hàm Hlookup sẽ mặc định là tìm kiếm tương tối.
– Các bạn có thể sử dụng các ký tự đại diện, dấu hỏi chấm (?) và dấu sao (*) trong Lookup_value nếu Lookup_value là văn bản và hàm Hlookup tìm kiếm chính xác ( Range_lookup là FALSE).
3. Ví Dụ Của Hàm DateValue Trong Excel.
Để hiểu hơn về hàm Hlookup mời các bạn xem ví dụ bên dưới.
Mình có một bảng xếp loại như sau, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu ở bảng dưới để xếp loại cho cách sinh viên
Công thức triển khai =HLOOKUP(C2;$B$9:$E$10;2;1)
Hướng Dẫn Tìm Kiếm Theo Dòng Sử Dụng Hàm Hlookup Trong Excel: Ví Dụ Và Lý Thuyết Cơ Bản
Cấu trúc hàm HLOOKUP trong Excel
Hàm HLOOKUP có cấu trúc như sau:
=HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])
Trong đó:lookup_value là giá trị sử dụng để tìm kiếm. Lookup value phải nằm ở cột đầu tiên bên trái của bẳng tìm kiếm và có thể là một số, một chuỗi kí tự hoặc một tham chiếu tới giá trị nằm trong ô khác.
table_array là một bảng bao gồm các kí tự chữ cái hoặc giá trị logic nơi tập hợp thông tin tìm kiếm.
row_index_num là số thứ tự dòng trong table_array nơi chứa giá trị cần tìm kiếm. Dòng đầu tiên trong bảng là dòng 1
Sơ đồ hoạt độngHàm HLOOKUP trong Excel để tìm kiếm giá trị:
Trong ví dụ trên, ta sử dụng HLOOKUP để tìm kiếm doanh thu của nhân viên theo từng quý. Cấu trúc ở đây có thể hiểu như sau:
=HLOOKUP({tìm kiếm giá trị tương ứng với”Nam”}, {vùng tìm kiếm từ A1 tới E5},{giá trị cần tìm nằm ở cột thứ 3},{tìm kiếm chính xác tuyệt đối})
Kết quả trả về: 2368
Hàm HLOOKUP kết hợp MATCHHàm MATCH trả về vị trí của một giá trị bất kỳ trong tập hợp. Khi kết hợp với HLOOKUP, ta sẽ sử dụng để tự động tìm kiếm số thứ tự cột và điền vào row_index_num. Cụ thể:
Phân tích ví dụ trên ta thấy rằng qua việc dùng hàm MATCH có thể biết được vị trí dòng muốn lấy dữ liệu ở đâu. Sau đó kết hợp với HLOOKUP như ví dụ trên.
MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])
Trước hết, ta tìm vị trí của Quý tương ứng trong danh sách các quý bằng hàm MATCH với cú pháp:
MATCH({Giá trị cần tìm kiếm ở đây là “Quý 4” – ô B8}, {mảng chứa giá trị “Quý 4” để xét vị trí}, {tìm kiếm chính xác tuyệt đối})
hay là:
Giá trị trả ra của hàm MATCH chính là row_index_num, Thay cụm trên vào hàm VLOOKUP và ta có được kết quả.
Sử dụng Data Validation giới hạn phạm vi dữ liệu nhập vào tránh lỗi trong HLOOKUPBằng cách sử dụng Data Validation cho ô B7, ta có thể quy định nhập đúng tên nhân viên. Qua đó tránh lỗi #N/A như hình
Các Ví Dụ Về Cách Sử Dụng Hàm Vlookup Trong Excel
Khi thao tác dữ liệu, chúng ta hay áp dụng cách chia nhỏ dữ liệu ra từng Sheet hoặc File Excel khác nhau để nhập liệu, dễ dàng quản lý và truy xuất hơn. Vấn đề là cách nào để có thể truy vấn dữ liệugiữa các bảng có liên kết với nhau?
Cách là bạn có thể dùng hàm VLOOKUP để tra cứu dữ liệu giữa các bảng thông qua một cột giá trị xuất hiện ở các bảng.
Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong ExcelMô tả: hàm VLOOKUP là hàm tra cứu và tham chiếu dữ liệu của một trường nào đó.
=VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
lookup_value: là giá trị cần tra cứu, có thể là một giá trị hoặc tham chiếu đến một Cells.
table_array: bảng chứa dữ liệu tra cứu. Lưu ý: lookup_value chỉ dò tìm theo giá trị của cột đầu tiên trong table_array.
col_index_num: vị trí của cột chứa dữ liệu sẽ là kết quả trả về trong table_array.
[range_lookup]: có thể sử dụng TRUE/ FALSE hoặc 1/0 để tìm kết quả tương đối hoặc tuyện đối.
Các ví dụ về cách sử dụng hàm VLOOKUPVí dụ 1: Tra cứu dữ liệu giữa 2 bảng với nhau bằng VLOOKUP
Hàm VLOOKUP(B2;E:F;2;0) có ngĩa là sẽ đem giá trị trong Cells B2 đi so sánh với từng Cells của cột đầu tiên trong Range E:F. Nếu giá trị Cells B2 bằng với bất cứ Cells nào tại cột đầu tiên trong Range E:F thì sẽ lấy giá trị Cells của cột thứ 2 ngang hàng với cột đầu tiên trong Range E:F để trả về kết quả.
[range_lookup] = 0 để truy vấn tuyệt đối.
Ví dụ 2: Cách tra cứu dữ liệu khi table_array nằm trong một Sheet khác cùng Workbook bằng hàm VLOOKUP
Ví dụ 3: Các sử dụng hàm VLOOKUP khi table_array nằm trong một Workbook khác.
✅Tips: Để đơn giản hơn trong việc lấy table_array từ Workbook khác, bạn chỉ cần trỏ chuột vào Workbook chứa table_array và chọn thì hàm sẽ tự động thêm vào Workbook_name và Sheet_name.
Sau khi lưu và tắt Workbook chứa table_array thì đường dẫn lưu sẽ tự động cập nhật vào hàm như sau:
Ví dụ 4: Cách tra cứu dữ liệu tương đối bằng hàm VLOOKUP
Như trong ví dụ trên, mình truy vấn theo giá trị lookup_value là 34 nhưng trong table_array lại không có giá trị này và kết quả là VLOOKUP trả về giá trị khác, gần giống nhất.
Ví dụ 5: Tra cứu theo giá trị đầu, giữa hoặc cuối bằng hàm VLOOKUP
Trường hợp bên dưới này, các bạn có thể sử công cụ Find and Replace sẽ hay hơn, tuy nhiên trong vài trường hợp cũng sẽ rất hữu ích.
Như vậy bạn đã tìm hiểu qua cách sử dụng hàm VLOOKUP vào các trường hợp cụ thể và hoàn toàn có thể ứng dụng vào việc quản lý dữ liệu bằng Excel.
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm Index Trong Excel Qua Ví Dụ
Hàm Index trong Excel là hàm giúp trả về giá trị hoặc tham chiếu tới một giá trị trong 1 vùng chọn hoặc trong bảng dựa vào chỉ số hàng và chỉ số cột. Hàm Index có thể trả về dạng mảng hoặc dạng tham chiếu tới 1 giá trị nào đó. Cách dùng hàm Index trong Excel cũng khá dễ dàng, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm Index thông qua ví dụ cụ thể giúp các bạn học hàm Excel này nhanh hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng hàm Index trong Excel qua ví dụCách dùng hàm Index phụ thuộc vào từng mục đích mà chúng ta có 2 dạng như sau:
Dạng mảng: Nếu bạn muốn trả về giá trị của mảng ô hoặc ô đã xác định.
Dạng tham chiếu: Nếu bạn muốn trả về một tham chiếu đến ô xác định.
Cách dùng hàm Index dạng mảngCú pháp: =INDEX(array, row_num, [column_num])
Giải thích các giá trị
– Array: Là 1 phạm vi ô hoặc hằng số mảng. Đây là giá trị bắt buộc.
Nếu giá trị Array là 1 hàng hoặc cột, thì đối số row_num hoặc column_num tương ứng là tùy chọn.
Nếu giá trị Array gồm nhiều hàng và nhiều cột và chỉ có đối số row_num hoặc column_num thì hàm Index trả về mảng có toàn bộ hàng hoặc cột trong mảng.
– Row_num: Là hàng được chọn trong mảng mà từ đó trả về 1 giá trị. Đây là giá trị bắt buộc. Nếu Row_num không được chọn thì Column_num là giá trị bắt buộc.
– Column_num: Là cột được chọn trong mảng mà từ đó trả về 1 giá trị. Đây là giá trị tùy chọn. Nếu Column_num không được chọn thì Row_num là giá trị bắt buộc.
Một số ghi chú về hàm Index dạng mảng
Nếu cả Row_num và Column_num đều được dùng, thì hàm Index sẽ trả về giá trị trong ô nằm trong ô giao điểm giữa Row_num và Column_num.
Nếu bạn đặt Row_num hoặc Column_num là 0 (không), hàm Index sẽ trả về mảng giá trị cho toàn bộ cột hoặc hàng tương ứng. Để dùng các giá trị được trả về làm mảng, hãy nhập hàm Index như là một công thức mảng trong phạm vi ô ngang cho một hàng, và trong phạm vi ô dọc cho một cột. Để nhập một công thức mảng, hãy nhấn CTRL + SHIFT + ENTER.
Row_num và Column_num phải trỏ tới một ô trong mảng, nếu không hàm Index trả về giá trị lỗi #REF!
Ví dụ về hàm Index dạng mảng
Cho danh sách sinh viên, tìm tên sinh viên biết sinh viên đó ở hàng 2 cột 2
Tại vị trí ô E4 chúng ta có công thức hàm Index như sau: =INDEX(A3:C8,2,2)
Cú pháp: =INDEX(reference, row_num, [column_num], [area_num])
Giải thích các giá trị
– Reference: Là giá trị tham chiếu tới 1 hoặc nhiều phạm vi ô.
Nếu bạn nhập 1 phạm vi không liền kề làm giá trị tham chiếu, hãy đặt tham chiếu trong dấu ngoặc đơn.
Nếu mỗi vùng trong tham chiếu chỉ chứa một hàng hoặc cột thì row_num hoặc column_num tương ứng là tùy chọn. Ví dụ, nếu tham chiếu chỉ có 1 hàng ta có hàm =INDEX (reference, column_num).
– Row_num: Số hàng trong tham chiếu từ đó trả về một tham chiếu. Đây là giá trị bắt buộc.
– Column_num: Số cột trong tham chiếu từ đó trả về một tham chiếu. Giá trị này tùy chọn.
– Area_num: Chọn 1 phạm vi trong tham chiếu từ đó trả về giao cắt của row_num và column_num. Nếu vùng thứ nhất được chọn hoặc được nhập vào thì đánh số 1, vùng thứ hai là 2,… Nếu area_num được bỏ qua, thì hàm Index mặc định sẽ chọn vùng 1. Ví dụ nếu tham chiếu reference là (A2:B3,D5:E6,G8:H9) vậy bạn nhập vào Area_num là 1 tức là chọn phạm vi A2:B3, Area_num là 2 là chọn D5:E6,…..
Một số ghi chú về hàm Index dạng tham chiếu
Nếu bạn đặt row_num hoặc column_num là 0 (không), hàm Index trả về tham chiếu cho toàn bộ cột hoặc hàng tương ứng.
Nếu Row_num, Column_num và Area_num không trỏ tới một ô trong tham chiếu hàm Index trả về giá trị lỗi #REF! .
Nếu Row_num và Column_num được bỏ qua, hàm Index trả về vùng trong tham chiếu được xác định bởi Area_num.
Ví dụ về hàm Index dạng tham chiếu
Tiếp nối ví dụ ở trên. Ở đây chúng ta sẽ có công thức cho ô E4 như sau: =INDEX((A3:C5,A7:C8),2,2,2). Ta có kết quả như sau:
Như vậy qua ví dụ trên về hàm Index ở dạng mảng và dạng tham chiếu các bạn đã biết cách dùng hàm này rồi đúng không nào 🙂 Với hàm Index bạn có thể tham chiếu tới bất kỳ ô nào trong bảng tính Excel, ngoài ra bạn có thể kết hợp hàm Index với các hàm khác để nâng cao tính hiệu quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng Và Ví Dụ Về Hàm Hlookup Trong Excel trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!