Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Bằng Excel Năm 2022 # Top 11 View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Bằng Excel Năm 2022 # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Bằng Excel Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính bằng Excel năm 2015. Báo cáo tài chính của một số các doanh nghiệp vẫn được lập trên Excel mà chưa sử dụng phần mềm để làm. Vậy báo cáo tài chính bằng Excel được lập như thế nào. Đại lý thuế Công Minh xin hướng dẫn các bạn lập báo cáo tài chính bằng Excel năm 2015.

Các bước lập báo cáo tài chính bằng Excel năm 2015

1.Hướng dẫn cách lập bảng Cân đối phát sinh năm 2015

Bảng cân đối phát sinh năm được tổng hợp từ bảng cân đối phát sinh của các tháng.

Lập tương tự như Cân dối phát sinh tháng, với số liệu tổng hợp từ BNL của cả năm.

– Cột dư Nợ đầu kỳ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm VLOOKUP tìm ở phần số dư đầu kỳ của bảng cân đối phát sinh tháng 1.

– Cột PS Nợ, PS có: Dùng hàm SUMIF tổng hợp tất cả bảng cân đối phát sinh của các tháng trong năm.

– Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ: Dùng hàm MAX

– Dòng tổng cộng: Dùng hàm SUBTOTAL để tổng cộng các số liệu trong bảng.

– Bạn nên thêm cột “TS, DT, CP” và cột “NV” và xác định mã của những tài khoản đó khi lên báo cáo tài chính.

Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được lấy số liệu từ các tài khoản trên bảng cân đối kế toán. Người lập BCTC cần phải xác định các tài khoản nào thuộc tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí để khi lên các loại bảng trên báo cáo tài chính cho đúng chỉ tiêu.

Ví dụ: Trên bảng CĐKT chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” có mã số 110. Chỉ tiêu này ứng với các Tài khoản 111, Tài khoản 112 trên CĐPS năm. Vậy tại cột “TS, DT, CP, NV” dòng TK 111, 112, Tài khoản 113 bạn điền mã số “110”. Cách làm này thực hiện tương tự cho các TK còn lại

2.Bảng cân đối kế toán năm 2015.

– Bảng này lập tại thời điểm cuối năm tài chính nó phản ánh tình hình tài sản nguồn vốn tại thời điểm cuối năm.

– Trên bảng cân đối kế toán thì tổng Tài Sản phải bằng tổng Nguồn Vốn.

– Cột số năm trước: Được lấy từ Cột năm nay của ” Bảng Cân Đối Kế toán ” năm trước.

– Cột số năm nay: Dùng hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS năm, với:

+ Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản. Hoặc cột “NV” đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.

+ Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên CĐKT.

+ Dãy tính tổng: là cột Dư nợ đối với các chỉ tiêu thuộc tài Sản, cột Dư có đối với các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn.

Chú ý:

+ Đối với các Mã số như mã số 132 “Trả trước cho người bán ngắn hạn”, 212 “Trả trước cho người bán dài hạn” được lấy từ số dư Có Tài khoản 331, Mã số 312 “Người mua trả tiền trước ngắn hạn”, 332 ” Người mua trả tiền trước dài hạn” được lấy từ số dư Nợ TK 131

+ Các mã số trong ngoặc đơn (*) như mã số 122 “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh”, mã số 149 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” phải ghi âm.

+ Mã số 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phải bù trừ Nợ/Có (Nếu lãi ghi dương, lỗ ghi âm).

3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015

– Bảng báo cáo kết quả kinh doanh được lập cho một thời kỳ tức là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ kế toán.

– Cột số năm trước: Căn cứ vào cột năm nay của ” Báo cáo kết quả kinh doanh ” năm ttrước

– Cột số năm nay: Dùng hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS năm, với:

+ Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” trên CĐPS năm.

+ Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên BCKQKD.

+ Dãy tính tổng: là cột phát sinh Nợ trên CĐPS năm.

Chú ý:

Chỉ tiêu 01, 02 trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.

Để biết các tài khoản nào thuộc chỉ tiêu gì trên báo cáo kết quả kinh doanh bạn xem bài viết sau:

4.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2015

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của Doanh Nghiệp)

– Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì chỉ tiêu (70) phải bằng chỉ tiêu (110) trên bảng Cân đối kế toán.

– Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của ” Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ” năm trước.

– Cột Số năm nay :

Để lập được báo cáo này, trên bảng nhập liệu của năm bạn xây dựng thêm một cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ”. Bạn cần phải thực hiện trong 7 bước như sau:

B1: Bôi đen toàn bộ dữ liệu của cả kỳ kế toán và đặt lọc ( Vào Data, Chọn Filter)

B2: Trên cột định khoản Nợ/Có, lọc tài khoản 111, khi đó trên bảng hiện có là toàn bộ các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt của doanh nghiệp.

B3: Tại cột TKĐƯ lọc lần lượt từng TKĐƯ vừa lọc, cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ tiêu nào trên “BC lưu chuyển tiền tệ” thì bạn điền mã số của chỉ tiêu đó cho nghiệp vụ tương ứng vào cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ”. Nếu nội dung lọc lên mà không biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào Thu khác hoặc Chi khác từ hoạt động kinh doanh.

B4: Sau khi thực hiện xong tất cả các TK ĐƯ của TK 111 thì bạn thôi lọc tại cột TKĐƯ.

Tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 112 và thực hiện quy trình tương tự như với Tài khoản 111. Thực hiện xong bạn thôi lọc ở tất cả các cột.

+ Dãy điều kiện là cột “Chỉ tiêu LCTT” trên bảng nhập liệu.

+ Điều kiện cần tính là các mã số trên báo cáo LCTT

+ Dãy ô tính tổng: đối với các chỉ tiêu Thu là cột PS Nợ của bảng nhập liệu, đối với các chỉ tiêu chi là cột PS Có của bảng nhập liệu.

B6: Sau khi đặt công thức xong

+ Copy công thức tại ô chỉ “Thu” tới các chỉ tiêu “Thu” còn lại.

+ Đối với các chỉ tiêu “Chi” bạn cần đặt dấu trừ (-) đằng trước, sau đó copy công thức đó tới các chỉ tiêu “Chi” còn lại.

B 7: Dùng hàm SUM tính tổng các chỉ tiêu 20, 30, 40, 50, Chỉ tiêu 60 được lấy từ tiền mặt và Tiền gửi đầu năm.

Sau đó bạn tính ra chỉ tiêu 70 và đối chiếu chỉ tiêu này với chỉ tiêu 110 trên bảng cân đối kế toán xem có khớp không.

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2015

– Là báo cáo chi tiết giải thích thêm cho các mẫu biểu: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo LCTT.

Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp theo Thông tư 200 Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp

Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Year Trong Excel Để Lập Báo Cáo Theo Năm

Cấu trúc của hàm YEAR

Giả sử tại ô A1 bạn có 1 giá trị thời gian gồm Ngày/Tháng/Năm.

Muốn nhận biết giá trị Năm trong ô A1 là năm bao nhiêu, chúng ta dùng hàm YEAR như sau:

Hãy xét 1 ví dụ về yêu cầu báo cáo theo năm như sau:

Yêu cầu báo cáo lại là báo cáo doanh thu theo năm, cụ thể gồm năm 2018 và 2019.

Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Sử dụng cột phụ tạo giá trị Năm và kết hợp với hàm SUMIF

Vì điều kiện của yêu cầu là tính theo số Năm, do đó chúng ta không thể tính trực tiếp trên dữ liệu ở cột A là dữ liệu Ngày/tháng/năm. Cần phải tách giá trị số Năm trong mỗi giá trị Ngày tại cột A thì mới có thể tính toán được.

Do đó tại cột D, chúng ta dùng hàm YEAR như sau:

=YEAR(A3)

Bắt đầu từ ô D3, sử dụng hàm YEAR tham chiếu tới ô A3 để tính ra số năm trong ô A3. Kết quả là năm 2018

Tiếp theo chúng ta Filldown công thức từ ô D3 tới ô D11

Sau khi có kết quả trong cột D, dùng hàm SUMIF như sau:

=SUMIF(D3:D11,E2,C3:C11)

Tương tự tính cho năm 2019 như sau:

=SUMIF(D3:D11,E3,C3:C11)

Cách 2: Sử dụng hàm SUMPRODUCT kết hợp hàm YEAR

Chúng ta có thể sử dụng hàm SUMPRODUCT để tính một cách trực tiếp mà không cần tới cột phụ (cột D). Cách làm như sau:

=SUMPRODUCT((YEAR(A3:A11)=G2)*C3:C11)

Với các giá trị Năm = giá trị ô E2 (là 2018) thì sẽ lấy kết quả theo dòng tương ứng trong cột Số tiền.

Tổng tất cả các giá trị thỏa mãn điều kiện là kết quả cần tìm.

Như vậy khi điều kiện cần tính không có sẵn, chúng ta có thể sử dụng các hàm như hàm YEAR để gọi ra các giá trị đó. Sau đó chỉ cần kết hợp trong các hàm tính toán theo điều kiện như SUMIF, COUNTIF, SUMPRODUCT là chúng ta đã có thể tính ra đúng kết quả theo yêu cầu.

Hướng dẫn sử dụng hàm SUMPRODUCT nâng cao trong Excel Cách lập báo cáo tổng hợp theo từng tháng với hàm SUMIFS Hướng dẫn cách dùng hàm SUMPRODUCT để đếm theo nhiều điều kiện Hướng dẫn cách dùng hàm MONTH trong Excel để tìm số tháng

Hướng Dẫn Cách Lập Báo Cáo Chi Tiết Theo Nhiều Điều Kiện Trên Excel

Cấu trúc của báo cáo chi tiết nhiều điều kiện

Báo cáo chi tiết thường là dạng báo cáo mô tả diễn biến, chi tiết từng lần nội dung phát sinh hoặc xảy ra. Do đó báo cáo chi tiết thường có cấu trúc như sau:

Phần điều kiện của báo cáo sẽ nằm bên trên, bên ngoài bảng nội dung chi tiết. Có thể có nhiều hơn 1 điều kiện.

Phần nội dung chi tiết sẽ nằm phía dưới. Trong bảng bao gồm tên tiêu đề của các cột dữ liệu, nội dung tương ứng theo từng cột.

Cách thiết lập vùng điều kiện trong báo cáo chi tiết

Mỗi điều kiện của báo cáo chi tiết đều gắn liền với 1 trường dữ liệu trong bảng dữ liệu gốc. Có 2 dạng cơ bản:

Dạng nhập trực tiếp giá trị: thường gắn với các dữ liệu dạng Ngày tháng, dạng Số

Dạng chọn từ 1 danh sách: thường gắn với các dữ liệu dạng Chuỗi văn bản (Text)

Do đó để đảm bảo điều kiện lập báo cáo là chính xác thì chúng ta cần thiết lập điều kiện nhập (Data validation) cho vùng điều kiện này.

Dạng nhập trực tiếp giá trị: sử dụng Data validation chỉ cho phép nhập dữ liệu dạng Ngày tháng hoặc dạng Số

Dạng chọn từ 1 danh sách: sử dụng Data validation tạo danh sách chọn để chọn 1 đối tượng

Cách thiết lập chỉ nhập dữ liệu dạng ngày tháng trong ô trên Excel Hướng dẫn sử dụng Data Validation để nhập nhanh dữ liệu từ select box

Ví dụ như sau:

Với yêu cầu như trên, vùng điều kiện của báo cáo chi tiết có thể xác định như sau:

Điều kiện 1: Từ ngày 01/05/2018

Điều kiện 2: Đến ngày 31/05/2018

Điều kiện 3: Tên mặt hàng: chọn theo danh sách tên mặt hàng

Nội dung trong báo cáo chi tiết là những thông tin trong bảng dữ liệu thỏa mãn các điều kiện lập báo cáo. Do đó chúng ta có thể kiểm tra nội dung này bằng cách sử dụng chức năng Auto Filter và tiến hành lọc thủ công trên từng trường dữ liệu.

Ví dụ: Thao tác lọc dữ liệu trong cột Ngày

Để lấy kết quả ra báo cáo, chúng ta có thể dùng 3 cách:

Cách thứ 1: Copy kết quả lọc bằng Auto Filter

Các thao tác thực hiện như sau:

Copy dữ liệu sau khi đã lọc bằng Auto Filter (bao gồm cả tiêu đề)

Bỏ chức năng Auto Filter (chọn thẻ Data rồi bấm lại vào mục Filter)

Chỉnh độ rộng cho các cột của báo cáo và hoàn thành

Cách thứ 2: Dùng hàm Logic lọc giá trị phù hợp

Hàm logic là các hàm IF, AND, OR để biện luận tìm ra giá trị phù hợp. Các giá trị không phù hợp sẽ bị loại bỏ thành ô trống

Với cách này chúng ta có thể tùy biến cấu trúc phần nội dung báo cáo: chỉ báo cáo cho 1 số cột nhất định

Ví dụ như sau:

Để lấy giá trị cột ngày, xét nếu từng nội dung ở dòng 2 thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện (trong hàm AND gồm 3 điều kiện) thì lấy kết quả theo ô A2. Nếu không thỏa mãn thì trả về giá trị rỗng (ô trống)

Như vậy chỉ có 4 giá trị thỏa mãn

Các trường dữ liệu còn lại thì chúng ta chỉ cần xét: Nếu giá trị ngày của báo cáo là ô trống thì không lấy nội dung, còn có giá trị thì lấy tương ứng theo cột đang xét.

Nếu giá trị cột ngày là rỗng thì kết quả là rỗng, nếu không rỗng thì lấy giá trị bất kỳ (ví dụ là “x”)

Sau đó sử dụng Auto filter tại cột lọc này, loại bỏ các giá trị rỗng (blank) đi. Kết quả thu được là báo cáo chi tiết (không bao gồm cột lọc)

Cách thứ 3: Sử dụng Advanced Filter để lập báo cáo chi tiết

Hướng dẫn cách lập báo cáo chi tiết NXT kho bằng Advanced Filter trong Excel

Đây là cách làm khá hay, khi vùng điều kiện được kiểm soát tốt hơn là làm trực tiếp trong công thức, giúp giảm dung lượng file nhờ hạn chế công thức.

Ngoài ra việc kết hợp VBA để làm báo cáo tự động thông qua thao tác Advanced Filter cũng khá dễ dàng.

Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã có thể biết cách xây dựng 1 mẫu báo cáo chi tiết theo nhiều điều kiện, và có tới 3 cách để hoàn thành báo cáo chi tiết đó.

Hướng Dẫn Cách Viết Công Thức Lập Báo Cáo Chi Tiết Tự Động Trong Excel

Trình bày báo cáo khoa học, đẹp mắt trong excel

Cách để lấy nội dung báo cáo từ dữ liệu ban đầu ở bảng kê theo đúng điều kiện lập báo cáo

Chúng ta có 1 bảng kê thông tin bán hàng của từng mặt hàng theo các ngày (Bảng A2:E12), trong đó đã được sắp xếp theo thứ tự cột Tên mặt hàng.

Lập báo cáo chi tiết cho từng mặt hàng (vùng G1:J12), biết rằng khi thay đổi tên hàng thì báo cáo sẽ tự động thay đổi nội dung tương ứng với mặt hàng đó.

Bước 1: Tạo danh sách chọn tên mặt hàng

Ở bảng kê bán hàng có 3 mặt hàng là Hàng A, Hàng B, Hàng C. Do đó chúng ta có thể tạo danh sách chọn tên mặt hàng tại ô H2 như sau:

Chọn tab Data / Data Validation

Mục Allow chúng ta chọn List

Mục Data nhập nội dung như sau: Hàng A, Hàng B, Hàng C

Khi đó chúng ta tại ô H2 chúng ta có thể chọn tên hàng theo danh sách gồm 3 mặt hàng này.

Bước 2: Công thức lấy dữ liệu vào báo cáo

Bởi vì kết quả trả về là 1 mảng dữ liệu nên chúng ta cần sử dụng tới công thức mảng.

Khi viết công thức mảng, chúng ta chọn toàn bộ vùng sẽ thể hiện kết quả (G5:J12), sau đó nhập công thức và kết thúc công thức này chúng ta sẽ dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter

Cấu trúc hàm OFFSET gồm:

=OFFSET(reference, rows, cols, [height], [width])

row: số dòng bắt đầu tính từ kết quả, ở đây tính tại dòng đầu tiên xuất hiện tên hàng nên row = 0

cols: Số cột bắt đầu tính từ kết quả, ở đây lấy kết quả bắt đầu từ cột B tới các cột khác (cột B cách cột A là 1 cột) nên cols = 1

Độ lớn của vùng cần lấy bởi hàm OFFSET sẽ là:

+) Weight (số cột): ở đây báo cáo chi tiết cần 4 cột, do đó lấy 4 cột tương ứng theo tên hàng này.

Trong đó:

Hàm Index + Match được viết như sau:

INDEX($A$3:$A$12,MATCH($H$2,$A$3:$A$12,0))

Hàm COUNTIF được viết như sau:

COUNTIF($A$3:$A$12,$H$2)

Công thức hoàn chỉnh là:

=OFFSET(INDEX($A$3:$A$12,MATCH($H$2,$A$3:$A$12,0)),0,1,COUNTIF($A$3:$A$12,$H$2),4)

Chúng ta có kết quả như sau:

Khi sử dụng công thức OFFSET cho vùng bảng G5:J12, tên hàng là Hàng A, chúng ta thu được 4 dòng kết quả tương ứng theo bảng kê. Như vậy là kết quả đã đúng.

Nhưng vùng bảng G5:J12 có tới 8 dòng. Vậy những dòng thừa sẽ xuất hiện lỗi #N/A

Để bẫy lỗi này, không để lỗi hiển thị thì chúng ta làm như sau:

Sử dụng chức năng Conditional Formatting:

Chọn toàn bộ bảng tính từ G5:J12

Mục Select a Rule Type chọn Format only cells that conain

Mục Format only cells with chọn Errors

Do hàm OFFSET lấy ra kết quả là 1 mảng liền nhau, do đó dữ liệu trong bảng kê (phần nguyên liệu để lập báo cáo) sẽ phải được sắp xếp theo thứ tự theo tên hàng

Các cột kết quả trong báo cáo chi tiết sẽ lấy tương ứng theo vị trí trong bảng kê tương ứng theo vị trí cột tên hàng. Do đó tùy theo vị trí các vùng dữ liệu cần lấy trong báo cáo chi tiết mà chúng ta có thể thiết lập các tham số: Row, Cols, Height, Weight trong hàm offset cho phù hợp. Để thuận lợi hơn khi làm việc này thì chúng ta đặt các cột kết quả liền kề nhau, tránh việc cột điều kiện lập báo cáo (tên hàng) nằm xen giữa các cột kết quả.

Tải về file mẫu: http://bit.ly/2IhmiYq

Video hướng dẫn chi tiết

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Bằng Excel Năm 2022 trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!