Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn công việc của kế toán bán hàng chi tiết – Mô tả qui trình công việc phải làm của nhân viên kế toán bán hàng. Kế toán bán hàng là một vị trí công việc không quá khó khăn và không đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nghiệp vụ kế toán. Nhưng đây sẽ là những bước tiền đề rất tốt cho các bạn sinh viên mới ra trường tích lũy những khinh nghiệm thực tế như kinh nghiệm xử lý hóa đơn, các khoản công nợ và các khoản thu chi. Bài viết này mô tả những công việc phải làm của nhân viên kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thực tế.
Công việc kế toán bán hàng cần làm? – Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và – Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận ) . – Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng. – Hàng ngày nhập số liệu mua hàng, bán hàng vào phần mềm kế toán hoặc sổ sách. – Kiểm tra, đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ. – Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước. – Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. – Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ. – Định khoản và phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. – Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản. – Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về công việc nhập, xuất tồn vào cuối ngày. kế toán hàng tồn kho.
Bạn đang xem: Hướng dẫn công việc của kế toán bán hàng chi tiết – Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý. – Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. – Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng. – Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng. – Cân đối thuế đầu ra phải nộp với thuế đầu vào để có biện pháp xuất hóa đơn hợp lý. – Hàng tháng,quý, năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ. – Báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp. – Lập kế hoạch thu công nợ và liên hệ với khách hàng. – Lập tờ khai hàng hóa mua vào theo biểu mẫu kê khai thuế GTGT. – Lập, theo dõi thu hồi các biên bản thu hồi chỉnh sửa, thanh hủy hóa đơn kịp thời. – Lập bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày. – Lập báo cáo tuổi nợ và các báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý. – Đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc với Kế toán trưởng – Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu – Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng – Đề xuất hướng xử lý khi yêu cầu xuất hóa đơn của khách hàng chưa phù hợp . – Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn .
Bài viết: Hướng dẫn công việc của kế toán bán hàng chi tiết
Lưu ý: File đã được hỗ trợ thêm combobox, khi nhập xuất chỉ cần chọn mã chứ ko cần type, Giúp bạn dễ dàng hơn khi có nhiều mã hàng Trong excel 2007 Nếu ko sd đc combox bạn cần Enable Macro: bấm vào biểu tượng tròn góc trái cùng màn hình, chọn Excel options/popular/Show Trên thanh menu chọn sang tab Developer/Macro Security/Enable all… File NXT có sử dụng hàm sumifs mà trong excel 2003 ko có do đó để sử dụng file này bạn cần cài Office 2007 trở lên.
Excel Trong Kế Toán Bán Hàng
Cú pháp: =VLOOKUP(x, vùng tham chiếu, n, 0) Tìm giá trị x ở cột thứ nhất trong vùng tham chiếu và lấy giá trị tương ứng ở cột n.
Đây là hàm dùng để tìm kiếm giá trị x trong hàng thứ nhất trong vùng tham chiếu và lấy giá trị tương ứng ở dòng n
Cú pháp: =HLOOKUP(x, vùng tham chiếu, n, 0 )
Tìm giá trị x ở vùng tham chiếu và lấy giá trị ở dòng thứ n
Đây là hàm sử dụng để tính tổng các ô chỉ định theo điều kiện được đưa ra.
Chức năng: Tính tổng các ô trong vùng 2 tương ứng với các ô trong vùng 1 đã thỏa mãn điều kiện
Cú pháp: = SUMIF(vùng 1, “điều kiện”, vùng 2)
Chức năng: Tính tổng các số
+ Hàm này trong kế toán thường dùng để tính tổng mức lương, tổng số lượng trong tháng, năm ….
– Cú pháp: =SUM(giá trị 1, giá trị2,…) hoặc =SUM(giá trị n: giá trị m) (tính tổng trong khoảng từ m tới n).
Ở đây hàm SUBTOTAL là hàm tính toán cho một nhóm con số trong một danh sách hoặc bảng dữ liệu tùy theo phép tính toán mà bạn lựa chọn trong đối số thứ nhất.
Cú pháp: =SUBTOTAL(9; Vùng tính tổng).
Đây là hàm sẽ trả về giá trị nhỏ nhất trong vùng dữ liệu được nhập vào.
Chức năng: lấy số nhỏ nhất
+ Hàm này thường dùng trong kế toán để lấy mức lương, số lượng… nhỏ nhất
Cú pháp: =MIN(giá trị 1, giá trị 2…) hoặc =MIN(giá trị n: giá trị m) lấy giá trị nhỏ nhất trong khoảng n tới m
Đây là hàm sẽ trả về giá trị lớn nhất trong vùng dữ liệu được nhập vào.
Chức năng: Lấy số lớn nhất
+Hàm MAX này thường dùng trong kế toán để tìm sản lượng, mức lương lớn nhất
Cú pháp: =MAX( giá trị 1, giá trị 2….) hoặc =MAX(giá trị n: giá trị m) tìm giá trị lớn nhất trong đoạn n tới m
Là hàm điều kiện. Hàm này dùng để trắc nghiệm điều kiện để chọn một trong hai giá trị. Nếu điều kiện đúng thì trả về giá trị 1, và ngược lại nếu điều kiện sai thì trả về giá trị 2.
Chức năng: Trả về giá trị đúng nếu đúng điều kiện, ngược lại trả về giá trị sai
Cú pháp: =IF(điều kiện, giá trị đúng, giá trị sai)
Hàm AND dùng trong kế toán để kiểm tra điều kiện nào đó có phù hợp hay không và trả về kết quả tương ứng
Chức năng: trả về giá trị “Và” logic của các biểu thức điều kiện
Cú pháp: =AND(“các biểu thức điều kiện”)
Chức năng: Trả về giá trị logic đúng hoặc sai của biểu thức điều kiện
Cú pháp: =OR(“biểu thức điều kiện”)
Chức năng: Lấy các ký tự bên trái của chuỗi
Cú pháp: =LEFT( chuỗi, số ký tự muốn lấy)
Hàm COUNTIF dùng để đếm số ô thỏa mãn điều kiện trong phạm vi vùng điều kiện đã được chỉ ra.
Cú pháp: =COUNTIF(vùng điều kiện, điều kiện)
Hàm AVERAGE cho kết quả là giá trị trung bình số học của các đối số.
Cú pháp: = AVERAGE(number1,number2,…)
Để sử dụng thành thạo các hàm này đòi hỏi mỗi kế toán viên cần phải có thời gian thực hành nhiều trên thực tế.
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lập Sổ Sách Kế Toán Trên Excel
Hướng dẫn chi tiết cách lập sổ sách kế toán trên Excel – Hướng dẫn cách lập sổ sách kế toán bằng Excel thực hành trên Mẫu sổ sách kế toán trên Excel chi tiết từ việc sử dụng các hàm Excel để tính toán, tổng hợp, kết chuyển, lên sổ, lên báo cáo tài chính trên Excel mà không cần dùng đến phần mềm kế toán.
*** Góc khóa học: Khoá học kế toán thực hành tổng hợp theo thông tư mới nhất ( Thông tư 200) , học thực hành trên phần mềm kế toán MISA, FAST, EXCEL mới nhất với các số liệu hoá đơn đỏ – chứng từ – sổ sách thực tế trong các công ty,chia sẻ các thủ thuật kế toán thực hành cùng với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm truyền đạt cho học viên tham gia khóa học kế toán thực hành có trải nghiệm cụ thể hơn – có kinh nghiệm làm với kế toán thực hành tại tphcm. Bạn có thể tham gia lớp học kế toán thực hành để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại trung tâm.
A. Các công việc đầu năm tài chính
– Chuyển số dư cuối năm trước sang đầu năm nay (Đối với DN đang hoạt động): + Vào số dư đầu kỳ các+ Kết Chuyển lãi (lỗ) từ năm trước sang. Việc thực hiện này được định khoản trên Sổ chi tiết tài khoản 242, 211, 131, Bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, và các Sổ kế toán khác (nếu có) sổ Nhật ký chung và chỉ thực hiện 1 lần trong năm, vào thời điểm đầu năm.
B. Cách nhập liệu các nghiệp vụ vào Sổ sách Excel kế toán:
1. Hướng dẫn nhập liệu trên Sổ Nhật ký Chung:
– Cột ngày tháng ghi sổ: Ngày tháng ghi – Cột số hiệu: Số hiệu của sổ kế toán bằng hoặc sau ngày chứng từ. hoá đơn, Phiếu Thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, GIấy báo có… – Cột ngày chứng từ: N gày thực tế trên chứng từ – Cột Diễn Giải: Nội dung tóm tắt nhưng đầy đủ thông tin của một chứng từ – Cột TK Nợ/Có: Cột định khoản Nợ/ Có cho các NVPS. – Cột TK đối ứng: Theo dõi TK đối ứng cho những TK đã định khoản bên cột TK Nợ/Có. ** Cách nhập: Đặt dấu = vào ô tương ứng với TK cần lấy đối ứng sau đó bấm vào TK đối ứng và bấm Enter
Bạn đang xem: Hướng dẫn chi tiết cách lập sổ sách kế toán trên Excel
3. Phát sinh mới Công cụ dụng cụ hoặc TSCĐ ( TK 242, 214 )
Sau khi định khoản trên NKC phải sang bảng phân bổ 242, 214 để khai báo thêm công cụ dụng cụ hoặc tài sản này vào bảng và tính ra số cần phân bổ trong kỳ hoặc số cần trích khấu hao trong kỳ.
4. Trường hợp mua hoặc bán hàng:
a. Trường hợp mua hàng hoá:
Bước 1: Bên sổ NKC không phải khai chi tiết từng mặt hàng mua vào, chỉ hạch toán chung vào TK 156 tổng số tiền ở dòng “Cộng tiền hàng” trên hoá đơn mua vào.
Bước 3: Nếu phát sinh chi phí (vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho…) cho việc mua hàng thì Đơn giá nhập kho là đơn giá đã bao gồm chi phí. Khi đó phải phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng như sau:
Chi phí của mặt hàng A = ( Tổng chi chí / Tổng số lượng (hoặc tổng thành tiền của lô hàng) x Số lượng (hoặc thành tiền) của mặt hàng A Chi phí đơn vị mặt hàng A = Tổng chi chí của mặt hàng A/ Tổng số lượng của mặt hàng A Đơn giá nhập kho mặt hàng A = Đơn giá của mặt hàng A + Chi phí đơn vị của mặt hàng A
b. Trường hợp bán hàng hoá:
Bước 1: Bên sổ NKC không phải khai chi tiết từng mặt hàng bán ra, chỉ hạch toán chung vào TK 5111 tổng số tiền ở dòng “Cộng tiền hàng” trên hoá đơn bán ra. Bước 2: Đồng thời về PXK, khai báo chi tiết từng mặt hàng bán ra theo hóa đơn vào Phiếu XK. – Để lấy được Mã hàng xuất kho, ta quay về DMHH để lấy. – Nếu Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là “Bình quân cuối kỳ” thì: Không hạch toán bút toán Giá vốn hàng bán. Nên cuối tháng mới thực hiện bút toán này để tập hợp giá vốn hàng bán trong kỳ. – Nếu Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là “Bình quân đầu kỳ” thì Hạch toán bút toán giá vốn: bạn ghi Nợ TK 632/ ghi Có chi tiết cho từng mã hàng kê số lượng xuất, không kê tiền. Nên cuối kỳ khi tính được giá vốn ở “Nhập xuất tồn kho” thì mới dùng công thức VLOOKUP để tìm số tiền tương ứng cho từng nghiệp vụ) *** Chú ý: – Khi vào bảng kê xuất kho thì chỉ vào số lượng, chưa có đơn giá xuất kho vì đơn giá cuối kỳ mới tính được bên Bảng Nhập Xuất Tồn kho
– Khi tính được Đơn giá bên bảng Nhập – Xuất – Tồn thì sử dụng hàm VLOOKUP tìm đơn giá xuất kho từ bảng Nhập – Xuất – Tồn về PXK
c. Lập phiếu Nhập kho, Xuất kho:
– Vào phiếu Nhập kho – Vào phiếu Xuất kho
C. Các bút toán kết chuyển cuối tháng
– Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng (căn cứ vào bảng lương) – Trích khấu hao tài sản cố định (số liệu từ bảng khấu hao TSCĐ) – Phân bổ chi phí trả trả (nếu có) (từ bảng số liệu từ bảng PB 242) – Kết chuyển thuế GTGT *** Ta đặt:
+ Tổng TK 133 = Số dư Nợ đầu kỳ (nếu có) + Tổng phát sinh Nợ 133 – Tổng phát sinh Có 133
+ Tổng TK 3331 = Tổng Phát sinh Có 3331 – Tổng Phát sinh Nợ 3331
D. Hướng dẫn lên các bảng biểu tháng:
1. Lập bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho:
– Cột Số lượng và Thành tiền nhập trong kỳ, dùng hàm SUMIF tập hợp từ Phiếu nhập kho về – Cột Số lượng Xuất trong kỳ, dùng hàm SUMIF tập hợp từ Phiếu xuất kho về – Cột Đơn giá xuất kho, tính theo công thức tính đơn giá bình quân cuối ký – Để có được bảng NXT của cá tháng sau, bạn Coppy bảng NXT của tháng trước và dán ( Paste ) xuống phía dưới, xoá trắng toàn bộ số liệu, đặt lại công thức cho các cọt tương ứng. – Cột Mã hàng hoá, Tên hàng hoá, Đơn vị tính: Dùng hàm VLOOKUP tìm từ số dư cuối tháng trước xuống. – Các cột khác tính như hướng dẫn ở phần trên.
2. Lập bảng Phân bổ Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, khấu hao TSCĐ.
– Để có được các bảng trên của các tháng sau, ta Coppy các bảng đó của tháng trước và dán (Paste) xuống phía dưới, xoá số liệu ở cột “Số khấu hao lũy kế kỳ trước “và đặt hàm VLOOKUP cho cột này để tìm về giá trị tương ứng từ tháng trước. – Hoặc căn cứ vào Số tháng đã phân bổ và mức phân bổ 1 tháng để tính. – Khi phát sinh TSCĐ mới hoặc CCDC mới ta phải khai báo thêm TSCĐ hoặc CCDC đó tại các bảng tương ứng.
E. Hướng dẫn lập các sổ cuối kỳ
1. Lập bảng Tổng hợp phải thu khách hàng – TK 131:
2. Lập Bảng tổng hợp Phải trả khách hàng – 331
Cách làm tương tự như bảng tổng hợp TK 131
3. Lập sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng
a. Cách lập sổ Quỹ tiền mặt: Dữ liệu lấy từ sổ NKC
** Cách lập công thức cho từng cột như sau: Trên sổ quỹ tiền TM, xây dựng thêm 3 ô: Tháng báo cáo; Tài khoản báo cáo TK 1111; Nối tháng và TK báo cáo. – Ô nối tháng và TK báo cáo = K6&”;”&L6 ( dùng tính số dư dầu kỳ theo từng tháng) – Cột ngày tháng: = IF($L$6=NKC!$E13,NKC!A13,””) ( L6: ô TK báo cáo) – Cột Diễn giải: = IF($L$6=NKC!$E13,NKC!D13,””) – Cột Tài khoản đối ứng:
b. Lập sổ tiền gửi ngân hàng:
– Cách làm tương tự như sổ quỹ tiền mặt. Nhưng cột số hiệu và Ngày tháng chứng từ thì công thức tương tự như cột Ngày tháng ghi sổ.
F. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
a. Bảng cân đối kế toán
b.Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
– Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của ” Báo cáo kết quả kinh doanh ” năm ttrước : Chuyển số liệu từ năm của các TK từ loại 5 đến loại 8 ( phần số phát sinh ) và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên – Cột số năm nay Báo cáo KQKD.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” năm trước. – Cột Số năm nay: Căn cứ vào – Đặt lọc cho sổ Quỹ tiền mặt và Tiền gửi Ngân hàng, hoặc căn cứ vào số phát sinh TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng trên NKC. ** Nếu căn cứ vào Sổ Quỹ Tiền Mặt và Tiền gửi Ngân hàng : – Trên sổ quỹ TM, tính tổng số phát sinh của cả kỳ kế toán tại cột thu, chi bằng hàm subtotal Sổ quỹ TM
– Trên cột TK đối ứng lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ tiêu nào trên ” BC lưu chuyển tiền tệ ” thì mang số tiền tổng cộng về đúng chỉ tiêu đó trên ” BC lưu chuyển tiền tệ “. Nếu có nhiều nội dung chung cho một chỉ tiêu thì thực hiện cộng nối tiếp vào sổ đã có. Nếu nội dung lọc lên mà không biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào thu khác hoặc chi khác. – Đặt lọc cho ** Nếu căn cứ từ Nhật Ký Chung: – Tính tổng cộng phát sinh của cả kỳ k ế toán trên NKC bằng hàm subtotal
– Trên NKC, ở Cột TK nợ/ TK Có các bạn lọc lên TK Tiền Mặt, sau đó lọc tiếp lần lượt từng TK đối ứng bên Cột TK đối ứng. Khi Đó hàm subtotal sẽ tính tổng số tiền của TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ.. sổ NKC
d. Thuyết minh báo cáo tài chính :
Ứng Dụng Excel Trong Công Việc Kế Toán Lương
Bài 1: Lập bảng chấm công – cho bộ phận hành chính 3. Yêu cầu 2: Chấm công theo giờ bắt đầu và giờ kết thúc
Thông thường việc chấm công theo giờ bắt đầu và giờ kết thúc được thực hiện thông qua máy chấm công.
Tôi sẽ ví dụ với các bạn kết quả thu được từ một máy chấm công như sau:
Đây là bước rất quan trọng, Việc phân tích bảng dữ liệu nguồn sẽ giúp chúng ta có phương án xử lý phù hợp và chính xác.
Để thực hiện công việc này, chúng ta cần nắm được các nguyên tắc sau:
Mục đích công việc: Tính công làm việc theo thời gian
Mã Nhân viên: Liên tục theo dòng, không được để dòng trống
Ngày trong tháng: Bao gồm xác định ngày trong tháng, thứ trong tuần, phân biệt ngày nghỉ lễ, nghỉ bù
Giờ vào, giờ ra: Các ngày làm việc đều phải có giờ vào, giờ ra. Khi tính công sẽ dựa trên việc đánh giá giờ vào, giờ ra để tính ra các loại công.
Ta có thể thấy, để tính toán được, cần phải điều chỉnh lại cấu trúc bảng dữ liệu sao cho đúng các tiêu chí.
Việc tính toán trên nhiều điều kiện, nên hàm sẽ sử dụng để tính toán là SUMIFS, COUNTIFS và hàm IF
Bước 2: Cấu trúc lại bảng dữ liệu
Để rút gọn bài viết, mình sẽ không nêu từng thao tác, mà sẽ đưa hình mẫu và gợi ý các cách làm để các bạn có thể tự làm được:
Phần Tháng và Năm (dòng 2, 3): Đặt bên ngoài để tiện việc thay đổi
Ngày trong tháng (dòng 4): Dùng hàm Date, bắt đầu với ngày 26 tháng trước đó (vì bảng nguyên liệu kết xuất tính từ ngày 26 nên ta sẽ giữ nguyên yêu cầu này. Tính công từ ngày 26 tháng trước đến ngày 25 tháng sau). Riêng 2 ngày cuối có thể sang tháng tiếp theo (trường hợp tháng có 28-29 ngày) nên có thể xử lý để bỏ trống nếu sang tháng sau, tức là ngày 27 tháng này trở đi là đã bước sang tháng sau của bảng tính công.
Phần Mã NV (cột A, B, C): Mỗi mã 1 dòng, để tập hợp theo mã NV chính xác hơn.
Thứ trong tuần (dòng 5): Dùng hàm Choose kết hợp với hàm Weekday để xác định. Kết hợp tính năng Conditional Formatting để tô màu phân biệt ngày CN với ngày thường.
Giờ vào, giờ ra (dòng 6): có thể quy ước số 1 là giờ vào, số 2 là giờ ra.
Lưu ý: 1 ngày có 2 giờ, nên 2 cột sẽ tính cho 1 ngày. Vì vậy khi xử lý ngày ở dòng 4 cần chú ý nội dung này.
Bước 3: Lọc và lấy dữ liệu
Tất cả những nội dung trên, mình đã hướng dẫn chi tiết trong bài: Tạo bảng chấm công trên excel. Vui lòng xem lại bài này để được hướng dẫn chi tiết.
Tạo thêm 1 vùng, trong đó mỗi ngày chỉ tương ứng 1 cột. Cách xử lý ngày, thứ giống với phần trước.
Giờ công làm việc trong ngày = Giờ ra – Giờ vào
Giờ ra = (Tổng số phút quy ước tại thời điểm chấm công ra = Số giờ * 60 + Số phút)/60
Giờ vào = (Tổng số phút quy ước tại thời điểm chấm công vào = Số giờ * 60 + Số phút)/60
BN7 =ROUND(((HOUR(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,2))*60+MINUTE(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,2)))-(HOUR(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,1))*60+MINUTE(SUMIFS($D7:$BM7,$D$4:$BM$4,BN$4,$D$6:$BM$6,1))))/60,2)
Bạn có thể filldown, fillright công thức từ BN7 cho các ô khác.
* Lưu ý:
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!