Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Chọn Tướng Khắc Chế Cho Vị Trí Hỗ Trợ Trong Đấu Xếp Hạng (Phần 2) # Top 6 View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Chọn Tướng Khắc Chế Cho Vị Trí Hỗ Trợ Trong Đấu Xếp Hạng (Phần 2) # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chọn Tướng Khắc Chế Cho Vị Trí Hỗ Trợ Trong Đấu Xếp Hạng (Phần 2) được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn chọn tướng khắc chế cho vị trí hỗ trợ trong đấu xếp hạng (phần 2)

03:21:48 PM – May 22, 2014 / Lượt xem: 164

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về việc lựa chọn các tướng hỗ trợ khắc chế trong Đấu Xếp Hạng. Ở phần này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số vị tướng khác đang phổ biến hiện nay.

Ấn vào để xem ảnh to.

Taric – Hiệp Sĩ Pha Lê

Với những sự thay đổi gần đây, Taric không còn là một tướng hỗ trợ mạnh như trước mà vị tướng này được phát triển theo hướng một đấu sĩ nhiều hơn. Khả năng cộng giáp bị giảm sức mạnh khiến vị trí của Taric phần nào bị lung lay. Dẫu vậy, về cơ bản, Taric vẫn là vị tướng được khá nhiều người ưa thích bởi khả năng công thủ tương đối toàn diện. Với một kĩ năng làm choáng chủ động và chiêu cuối có tác dụng gần tương tự như bùa Baron, Taric vẫn luôn mạnh ở những thời điểm nhất định.

Taric có thể khắc chế tốt những tướng mỏng manh như Sona.

Taric tuy tỏ ra thất thế trước những tướng hỗ trợ tay dài có khả năng vô hiệu hóa tốt như Lulu hay Nami hoặc những tướng cận chiến vừa khỏe vừa rỉa máu tốt như Nunu nhưng anh chàng Hiệp Sĩ Pha Lê này lại rất hữu dụng khi đối đầu với những tướng chủ động tấn công theo kiểu Leona hay Blitzcrank. Nếu bị chọn làm mục tiêu của những cú kéo hay làm choáng, Taric – với độ trâu của mình – hoàn toàn có thể chống trả lại được và thậm chí là giành phần thắng trong những cuộc chiến 2v2.

Thresh – Cai Ngục Xiềng Xích

Thresh đã và đang là một trong những vị tướng hỗ trợ “hot” nhất kể từ ngày ra mắt. Vừa tấn công tốt, vừa bảo vệ tốt, vừa tạo ra những tình huống đột kích bất ngờ. Thresh có thể coi như vị tướng toàn diện nhất ở thời điểm này. Hắn ta luôn tỏ ra đáng sợ với bất cứ kẻ đối địch nào bởi bộ kĩ năng hoàn hảo của mình. Để tránh việc bị áp đảo ở đường dưới, Thresh hầu như luôn luôn bị các đội cấm tại các giải đấu.

Mỗi cú kéo của Thresh luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm.

Thresh gần như không sợ bất cứ một vị tướng nào bởi chỉ cần một cú kéo trúng đích, bản án mà Thresh buộc nạn nhân phải chết gần như sẽ luôn được thi hành. Dẫu vậy, không có vị tướng nào là vô đối và cũng có những kẻ không sợ Thresh. Alistar, Zyra và Lulu được coi như những vị tướng khả dĩ có thể đối đầu với Cai Ngục Xiềng Xích này. Với Alistar, việc bạn đứng lại gần hắn xem như một hành động tự sát. Zyra, Lulu cũng cực kì nhiều sát thương và với lợi thế tầm sử dụng kĩ năng xa hơn, chúng sẽ khiến Thresh gặp nhiều khó khăn.

Nidalee – Nữ Thợ Săn Hóa Thú

Đây không hẳn là một sự lựa chọn phổ biến nhưng ở một số khu vực, đặc biệt là máy chủ Việt Nam, lựa chọn Nidalee hỗ trợ lại khá thường xuyên xuất hiện. Về căn bản, Nidalee có thể chơi theo kiểu pháp sư hay đấu sĩ đều tốt nhưng ở vị trí hỗ trợ, Nidalee chỉ phù hợp với những tình huống nhất định. Với một kĩ năng rỉa máu xa và đau nhất nhì trong LMHT, Nidalee có thể tạo nên một sự khó chịu tột cùng. Những chiếc bẫy kết hợp cùng Mắt Xanh sẽ co khả năng bao quát bản đồ tốt hơn. Khi đạt tới cấp độ 6, lượng sát thương mà Nidalee gây ra cũng không hề ít.

Nidalee có thể rỉa máu cực khó chịu từ trong bụi.

Nidalee khá yếu đuối trong khoảng thời gian đầu trận. Bên cạnh đó, tuy sở hữu một kĩ năng hồi máu khá mạnh nhưng lại tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Để xây dựng một Nidalee hỗ trợ hiệu quả, người chơi cần kết hợp những trang bị hỗ trợ cùng một chút sức mạnh phép thuật. Nidalee rất sợ những vị tướng có khả năng áp sát mạnh theo kiểu Taric, Leona hay Thresh. Tuy nhiên, cô nàng này lại tỏ ra hiệu quả khi phải đối đầu với những tướng có lượng máu mỏng manh như Sona hay Lux,…

Hướng Dẫn Chọn Tướng Hỗ Trợ Khắc Chế Trong Đấu Xếp Hạng (Phần 1)

Sử dụng tướng khắc chế là một cách bạn phải thường xuyên sử dụng trong các trận đấu xếp hạng. Việc sở hữu những tướng khắc chế, thậm chí là khắc chế cứng sẽ tăng tỉ lệ chiến thắng cho bạn.

Ấn vào để xem ảnh to.

Trước hết, cần phải khẳng định, sự tương khắc giữa các tướng chỉ là tương đối. Nó được đúc kết lại dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều người chơi trên toàn thế giới. Sở hữu tướng khắc chế chỉ giúp bạn nâng cao khả năng chiến thắng chứ không thể giúp bạn có được thắng lợi ngay lập tức. Mọi điều vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ năng của bạn, cũng như những đồng đội xung quanh. Ở bài viết này, chúng ta sẽ phân tích một vài vị tướng hỗ trợ phổ biến trong các trận đấu xếp hạng ngày nay.

Alistar – Quái Vật Đầu Bò

Alistar đã không còn phổ biến như hồi trước nhưng hắn ta vẫn là một vị tướng hỗ trợ mạnh trong những trường hợp nhất định. Alistar tỏ ra cực kì hữu hiệu để chống lại những vị tướng hỗ trợ có thiên hướng tấn công, đặc biệt là những tướng cận chiến. Cụ thể, khi đối thủ lựa chọn những vị tướng có khả năng mở kèo tốt như Leona, Blitzcrank hay Taric, Alistar sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời bởi khả năng hất tung đối thủ với kĩ năng Nghiền Nát cũng như đẩy đối thủ ra với Bò Húc sẽ tạo điều kiện cho tướng chủ lực của bạn đánh lại đối thủ.

Alistar dễ dàng áp đảo những vị tướng hỗ trợ yếu đuối.

Tuy rất mạnh mẽ nhưng Alistar lại có một nhược điểm là tướng cận chiến. Chính vì vậy, để chống lại Alistar, bạn chỉ cần chọn những tướng hỗ trợ tay dài có khả năng kéo máu từ xa tốt như Janna, Lulu, Sona,… Những vị tướng này cũng có khả năng tự vệ tốt trước những pha combo tới từ Alistar.

Blitzcrank – Người Máy Hơi Nước

Blitzcrank là một vị tướng hỗ trợ đang cực kì được ưa chuộng. Anh chàng Người Máy Hơi Nước này là một trong số ít những vị tướng hỗ trợ có khả năng gánh đồng đội cực tốt. Với tuyệt chiêu Bàn Tay Hỏa Tiễn, Blitzcrank tỏ ra cực kì đáng sợ với những tướng hỗ trợ mỏng manh yếu đuối như Sona, Soraka, Nami,… Chỉ cần một cú kéo trúng đích, mọi chuyện sẽ trở nên cực kì khó khăn với nạn nhân.

Kéo Leona không phải là một ý hay.

Tuy nhiên, Blitzcrank lại gặp phải một vấn đề thực sự nếu đối thủ có những tướng hỗ trợ có khả năng bao bọc tốt bằng lượng kĩ năng khống chế lớn. Tiêu biểu của nhóm này là những vị tướng như kiểu Leona, Taric, Alistar, Thresh,… Nếu bạn “lỡ tay” kéo trúng những kẻ này, người gặp rắc rối sẽ chính là bạn cùng đồng đội.

Nunu – Kị Sĩ Yeti

Là một vị tướng hỗ trợ có khả năng quấy rối rất đáng sợ với kĩ năng Cầu Tuyết, Nunu vừa có thể làm suy yếu vị tướng chủ lực của đối phương, đồng thời tăng sức mạnh cho tướng chủ lực bên mình. Điểm mạnh nữa của Kị Sĩ Yeti là sức bền tốt nhờ lượng máu cơ bản dồi dào. Có Nunu trong đội hình, bạn cũng coi như sở hữu thêm một kĩ năng Trừng Phạt bởi Nuốt Chửng cho phép Nunu gây một lượng sát thương chuẩn lớn lên quái vật. Nhờ đó, những tình huống giao tranh ở Baron hay Rồng sẽ có lợi thế cao hơn.

Nunu có thể quấy rối tốt với kĩ năng Cầu Tuyết.

Cũng giống như nhiều vị tướng cận chiến khác, Nunu luôn bị khắc chế bởi những tướng đánh xa, điển hình như những vị tướng có khả năng kéo máu cực tốt như Sona. Tầm sử dụng của Cầu Tuyết không phải là quá xa và để sử dụng được kĩ năng này, Nunu thường phải đổi một lượng máu khá lớn và điều đó sẽ gây bất lợi lớn khi vào giao tranh.

Liên Quân Mobile: Hướng Dẫn Cách Mua Ngọc Bổ Trợ Cho Tất Cả Vị Trí (Phần 2)

Lưu ý: Bài viết sẽ gợi ý lần lượt 2 loại ngọc theo mỗi màu, loại đầu tiên sẽ là lựa chọn an toàn nhất, loại thứ 2 (hoặc 3) sẽ dành cho người chơi nâng cao hoặc theo cách chơi của mỗi người.

Bảng ngọc dành cho tướng Pháp sư

Ngọc cấp 2:

Đỏ II: Công phép +2.5, Xuyên phép +1.4

Tím II Khám Phá: Công phép (+1.4), Hút máu phép (+0.8%), Giáp phép (+1.6)

Lục II: Công phép (+0.9), Xuyên giáp phép (+3.8)

Ngọc cấp 3:

Đỏ III: Công phép (+4.2), Xuyên giáp phép (+2.4)

Tím III: Công phép (+2.4), Hút máu phép (+1%)

Lục III: Công phép (+2.4), Giảm hồi chiêu (+0.7%)

Bảng ngọc dành cho tướng Sát thủ

Ngọc cấp 2:

Đỏ II Công vật lý (+1.5), Máu tối đa (+13.5)

Đỏ II: Công vật lý +1.5, Tốc đánh + 0.4%

Tím II Tốc độ tấn công (+0.4%), Hút máu (+0.8%)

Tím II Phẫn Nộ: Tốc đánh +0.4%, Tỉ lệ chí mạng +0.3%, Tốc chạy +0.5%

Lục II Máu tối đa (+13.5), Xuyên giáp (+3.8)

Lục II: Tốc đánh +0.4%, Giảm hồi chiêu +0.5%

Ngọc cấp 3:

Đỏ III Công vật lý (+3.2)

Đỏ III: Công vật lý +2, Xuyên giáp

Tím III Tỉ lệ chí mạng (+0.5%), Máu tối đa (+60)

Tím III: Công vật lý +1.6, Tốc chạy +1%

Lục III Công vật lý (+0.9), Xuyên giáp (+6.4)

Lục III: Giáp +5, Giáp phép +5

Bảng ngọc dành cho tướng Đi rừng

Ngọc cấp 2:

Đỏ II Công vật lý (+1.5), Máu tối đa (+13.5)

Đỏ II: Công vật lý +1.5, Tốc đánh + 0.4%

Tím II: Máu tối đa +36, Giáp +1.6

Tím II: Máu tối đa +13.5, Tốc chạy +0.7% hoặc Tím II Tốc độ tấn công (+0.4%), Hút máu (+0.8%)

Lục II Máu tối đa (+13.5), Xuyên giáp (+3.8)

Lục II Tiềm năng: Máu tối đa +15.7, Hồi máu/5s +3.1, Giảm hồi chiêu +0.3%

Ngọc cấp 3

Đỏ III Kim thân: Tốc đánh +1%, Máu tối đa +33.7, Giáp +2.3

Đỏ III Công vật lý (+3.2)

Tím III Tỉ lệ chí mạng (+0.5%), Máu tối đa (+60)

Tím III Bảo vệ: Máu tối đa (+45), Hồi máu/5s (+5.2), Tốc chạy (+0.4%)

Lục III Công vật lý (+0.9), Xuyên giáp (+6.4)

Lục III Thánh Quang: Giáp (+2.7), Giáp phép (+2.7), Giảm hồi chiêu (+0.6%)

Bảng ngọc dành cho tướng Hỗ trợ

Ngọc cấp 2:

Đỏ II: Công phép +2.5, Xuyên phép +1.4 (Tướng phép thuật)

Đỏ II: Công vật lý +1.5, Máu tối đa +13.5 (Tướng tank)

Tím II Khám Phá: Công phép (+1.4), Hút máu phép (+0.8%), Giáp phép (+1.6) (Tướng phép thuật)

Tím II: Máu tối đa +36, Giáp +1.6 (Tướng tank)

Lục II: Công phép (+0.9), Xuyên giáp phép (+3.8) (Tướng phép thuật)

Lục II: Giáp +5.4 (Tướng tank)

Ngọc cấp 3:

Đỏ III: Công phép (+4.2), Xuyên giáp phép (+2.4) (Tướng phép thuật)

Đỏ III Kim thân: Tốc đánh +1%, Máu tối đa +33.7, Giáp +2.3 (Tướng tank)

Tím III: Công phép (+2.4), Hút máu phép (+1%) (Tướng phép thuật)

Tím III: Máu tối đa +60, Hồi máu/5s +4.5 (Tướng tank)

Lục III: Công phép (+2.4), Giảm hồi chiêu (+0.7%) (Tướng phép thuật)

Lục III: Máu tối đa +37.5, Giảm hồi chiêu +0.6% (Tướng tank)

Hướng Dẫn Chơi Shen Ở Vị Trí Hỗ Trợ Trong Liên Minh Huyền Thoại

Nguyên nhân trực tiếp la do Shen được buff trong khoảng thời gian gần đây, chúng ta cùng điểm lại một chút.

– Kháng Phép cơ bản tăng từ 30 lên thành 31.2.

– Kháng Phép cộng thêm mỗi cấp tăng từ 0 lên thành 1.25.

– Kiếm Khí (Nội Tại) thời gian hồi giảm từ 9 giây ở mọi cấp xuống còn 9/8/7 ở các cấp 1/7/13.

– Vô Ảnh Bộ (E) nội năng tiêu hao giảm từ 100 ở mọi cấp xuống còn 100/95/90/85/80.

– Khi sử dụng Nhất Thống (R), Shen sẽ đáp xuống trước mục tiêu.

Tiếp đến là Meta Game Full Tanker, Shen được buff về chỉ số lại phù hợp với phong cách đi đường dưới và vẫn có thể đảo đường bất cứ lúc nào. Ở Meta hiện tại, đường dưới không thể hổ báo bởi rất dễ trúng đòn Dịch Chuyển đến từ đối thủ đồng thời ở Shen có lượng chống chịu, đỡ đòn kèm bảo kê nhất định. Khi đạt cấp độ 6, người chơi có thể hỗ trợ đồng đội bất cứ lúc nào, mặc kệ cho xạ thủ ôm farm ở đường.

Khi đi với Shen ở đường dưới, các xạ thủ có thể trụ đường cực khủng. Chiêu Phóng Kiếm (Q) của Shen mang đến lượng hồi phục mạnh bởi chỉ cần ném vào quái, xạ thủ bắn vào sẽ được hưởng lượng máu nhất định. Ngoài ra, Vô Ảnh Bộ là chiêu thức có thời gian khống chế khá lâu (1.5 giây), thừa sức để tạo dấu ấn khi đảo đường. Vì Shen đường trên không có quá nhiều ảnh hưởng đến trận đấu và hơi tù về Late Game nên Shen hỗ trợ đạt hiệu quá ngon nhất ở thời điểm hiện tại.

Cách chơi Shen không quá khó, chỉ cần bám đường và bám đường thôi, tránh bị cấu rỉa càng nhiều càng tốt. Khi đồng đội yếu máu, Phóng Kiếm (Q) vào lính hoặc xe to để xạ thủ bắn và hồi máu. Shen không hợp với lối chơi hổ báo vì sát thương lúc đầu yếu đã đành, độ cứng cũng chỉ dừng ở mức vừa phải mà thôi.

Điểm nhấn của Shen nằm ở cấp độ 6. Khi đã có Nhất Thống, người chơi cần sử dụng hợp lý để cứu đồng đội khi cần thiết. Trong một số tình huống sẽ giúp đồng đội lật kèo, giành lại lợi thế.

Ngoài ra, người chơi cần tậu Giày Cơ Động sớm để đảo đường hoặc chạy về với xạ thủ để tránh bị đối phương ép farm.

3. Bảng Bổ Trợ, Ngọc Bổ Trợ, Cách Lên Đồ, Cách Tăng Kĩ Năng

Bảng Bổ Trợ:

– Đỏ: Giáp cộng thẳng x9.

– Vàng: Máu cộng thẳng x9.

– Xanh: Kháng phép hoặc hồi chiêu cộng thẳng tùy mỗi người (Ưu tiên kháng phép).

– Tím: Máu cộng thẳng, Giáp cộng thẳng hoặc Máu cộng theo % x3.

Như bao hỗ trợ Tanker khác như Nautilus, Leona, Braum,… Shen lên đồ dựa trên “Sức Khỏe” và buff hỗ trợ đồng đội.

Game thủ có thể thay Tim Băng bằng Giáp Máu Warmog, Giáp Phản, Giáp Hồi Sinh,… nhưng 5 đồ còn lại gần như không thể thay thế.

4. Những mẹo nhỏ khi sử dụng Shen

– Tốc biến + Vô Ảnh Bộ:

Đây là kĩ năng khá quan trọng khi sử dụng Shen bởi Vô Ảnh Bộ có cự li sử dụng vô cùng ngắn, không thể tới trong các tình huống kẻ địch ở xa. Như chiêu Lấy Thịt Đè Người của Gragas, Vô Ảnh Bộ có thể tạo một số pha đột biến ở những góc khiêu khích hình zíc zắc. Nếu không quen, người chơi bắt buộc phải luyện tập kĩ năng này.

– Sử dụng các phím: F1, F2, F3, F4, F5 hợp lí.

Với các tướng khác, chuyện sử dụng các phím F2, F3, F4, F5 để di chuyển Camera tới những người đồng đội không ảnh hưởng mấy đến trận đấu nhưng khi sử dụng Shen, game thủ cần thuần thục kĩ năng nhỏ nhặt này để sử dụng Nhất Thống hợp lí. Điều này là vô cùng tốt bởi sau khi chơi Shen, người chơi lại thêm một kĩ năng nhỏ trong Liên Minh Huyền Thoại thì sao?

Shen là một vị tướng khá mạnh trong thời điểm này nhưng vấn đề nằm ở tính cách game thủ. Những người chơi Liên Minh Huyền Thoại thường có cá tính mạnh, thích hổ báo, cay cú ăn thua. Với Shen thì không thể, người chơi cần kiên nhẫn, tránh hổ báo những giây phút không đáng có.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chọn Tướng Khắc Chế Cho Vị Trí Hỗ Trợ Trong Đấu Xếp Hạng (Phần 2) trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!