Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Xóa Bỏ Định Dạng Theo Điều Kiện Conditional Formatting Trong Excel # Top 7 View | Hoisinhvienqnam.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Xóa Bỏ Định Dạng Theo Điều Kiện Conditional Formatting Trong Excel # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Xóa Bỏ Định Dạng Theo Điều Kiện Conditional Formatting Trong Excel được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Conditional Formatting là tính năng thiết lập định dạng dữ liệu theo điều kiện trong Excel. Tính năng này rất hữu ích và được nhiều người ưa thích sử dụng. Bởi nó giúp bạn tự động cảnh báo những nội dung đặc biệt: dữ liệu trùng lặp, một giá trị nằm ngoài phạm vi giới hạn, hay đến ngày hết hạn của hợp đồng…

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CONDITIONAL FORMATTING NGOÀI Ý MUỐN

Tại sao bạn không hề thiết lập gì nhưng lại có Conditional formatting trong bảng tính? Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do bạn đã Copy 1 vùng dữ liệu đang áp dụng Conditional formatting. Sau đó lại dán trực tiếp toàn bộ những gì đã copy sang vị trí mới. Khi đó vị trí mới cũng sẽ mang theo thiết lập Conditional formatting. Trong một số trường hợp việc copy/paste này làm nội dung thiết lập bên trong Conditional formatting bị thay đổi, dẫn tới việc định dạng lộn xộn, không đúng như mong muốn.

CÁCH XÓA BỎ CONDITIONAL FORMATTING

Cách 1: Bạn xóa trực tiếp tại mục Clear Rules của Conditional formatting

Khi thực hiện cách này, bạn Có thể làm theo 2 phương pháp:

Thứ 1: chọn vùng dữ liệu cần xóa conditional formatting trước, sau đó bấm chọn mục Clear Rules from Select Cells (xóa toàn bộ thiết lập trong vùng được chọn)

Thứ 2: xóa tất cả Conditional fỏrmatting trong toàn bộ Sheet bằng cách chọn Clear Rules from Entire Sheet (Xóa toàn bộ thiết lập trong Sheet hiện tại)

Cách 2: Xóa lần lượt từng Rules trong Manage Rules

Với cách này, bạn chọn mục Manage Rules, trong cửa sổ Manage Rules, bạn sẽ chọn từng điều kiện cần xóa rồi bấm chọn Delete

Việc mắc phải lỗi trên là do bạn còn chưa biết về các công cụ trên Excel thường sử dụng trong công việc. Điều này dẫn tới những khó khăn khi làm việc: làm việc chậm hơn, hay gặp lỗi, phải tìm cách sửa… mà không có tính chủ động. Do đó bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về Excel một cách đầy đủ, hệ thống để có thể tự tin và chủ động hơn trong công việc.

Nguồn: https://blog.hocexcel.online/

Cách Sử Dụng Conditional Formatting Để Định Dạng Có Điều Kiện Trong Excel

Bạn muốn làm nổi bật một số ô tính có giá trị quan trọng nhưng ngại việc định dạng thủ công sẽ dễ gây nhầm lẫn và thiếu sót?

Chức năng Conditional Formatting (Định dạng có điều kiện) trong Excel sẽ giúp bạn giải quyết vần đề này. Với những tính năng đơn giản mà hiệu quả, Conditional Formatting trong thực tế rất cần thiết, giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt các ô tính quan trọng, nhất là khi phải làm việc với một lượng dữ liệu lớn và cần kiểm tra lại hoặc nhấn mạnh các giá trị quan trọng trong bảng tính.

Ngoài ra, bạn không cần lo lắng định dạng theo điều kiện sẽ làm mất định dạng gốc vì Excel vẫn giữ lại định dạng cũ, chỉ bổ sung quy tắc mới và chép đè định dạng mới lên trên. Khi xóa quy tắc của Conditional Formatting, định dạng cũ của ô tính sẽ được trả lại như ban đầu.

1. Định dạng theo điều kiện có sẵn

Để bắt đầu sử dụng, bạn vào thẻ Home trên thanh Ribbon, nhấn Conditional Formatting trong mục Styles và chọn kiểu điều kiện bạn muốn:

a. Highlight Cells Rules – Quy tắc đánh dấu nổi bật ô tính theo giá trị:

Excel sẽ làm nổi bật ô tính thỏa mãn điều kiện bạn chọn dựa trên giá trị từng ô, cụ thể như sau:

Greater Than: Lớn hơn một giá trị xác định.

Less Than: Nhỏ hơn giá trị cho trước.

Between: Nằm trong khoảng giá trị định sẵn.

Equal To: Bằng đúng giá trị xác định.

Text That Contains: Nội dung ô tính có chứa phần chữ cho trước.

A Date Occurring: Giá trị ô tính chứa một ngày tháng định sẵn.

Duplicate Values: Xác định những giá trị trùng lặp.

b. Top / Bottom Rules – Quy tắc xác định ô tính theo xếp hạng:

Excel xác định những giá trị theo thứ hạng dựa trên vùng ô tính chọn xét điều kiện và định dạng riêng các ô tính chứa các giá trị này.

Top 10 Items: 10 giá trị lớn nhất.

Top 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị lớn nhất.

Bottom 10 Items: 10 giá trị nhỏ nhất.

Bottom 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị lớn bé nhất.

Above Average: Những giá trị lớn hơn giá trị trung bình của toàn vùng chọn.

Below Average: Các giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình của toàn vùng chọn.

Bạn có thể tùy chỉnh số lượng giá trị hoặc số phần trăm bất kỳ khác 10 với 4 kiểu định dạng đầu tiên.

c. Data Bars – Hiển thị mức độ lớn nhỏ của giá trị:

Với cách định dạng này, các giá trị sẽ được đo lường rõ ràng ngay trong từng ô tính của vùng chọn định dạng điều kiện.

d. Color Scales – Phân biệt độ lớn nhỏ của các giá trị bằng màu sắc:

Các giá trị thể hiện mức độ màu khác nhau dựa trên độ lớn nhỏ của từng giá trị trong vùng.

e. Icon Sets – Thêm biểu tượng vào ô tính dựa trên giá trị:

Tương tự như Data Bars và Color Scales, giá trị ô tính được phân nhóm theo biểu tượng.

2. Định dạng theo điều kiện riêng:

Ngoài các thao tác định dạng sẵn có, bạn còn có thể tự tạo quy tắc riêng cho định dạng điều kiện của mình. Bạn chỉ cần thực hiện tương tự như định dạng kiểu có sẵn và chọn More Rules ở từng kiểu hoặc New Rule (bên dưới Icon Sets) để tùy chỉnh riêng.

3. Xóa và quản lý Conditional Formatting

Bạn có thể chọn Clear Rules để xóa theo vùng đang chọn (Selected Cells), theo toàn bộ bảng tính (Entire Sheet), theo bảng này (This Table), theo bảng phân tích dữ liệu (This PivotTable).

Trong trường hợp cần quản lý các định dạng có điều kiện thì chọn Manage Rules để dễ dàng thay đổi, xóa và cập nhật các định dạng điều kiện mới.

Trong hình ví dụ trên, ta có thể thấy việc định dạng Duplicate Values giúp xác định lỗi đánh máy ở một trong hai mã hàng BC35. Sau khi chỉnh xong lỗi này, bạn có thể chọn quy tắc Duplicate Values và nhấn Delete Rule. Ngoài ra, giá tiền cũng thế hiện được mức độ cao thấp nhờ Data Bar.

Cách Format Cells Theo Điều Kiện Trong Excel

Khi thao tác với một mớ các con số và dữ liệu trong Excel. Nhiều khi chúng ta rất cần tìm cách để Excel tự động tạo ra một dấu chỉ như đồi màu nền Cells, font chữ tô đậm… Khi nhìn vào chúng ta nhận ngay ra dữ liệu thuộc trường hợp đã xác định trước.

Thật tuyệt, trong Excel đã có sẵn công cụ Conditional Formatting giúp thực hiện việc định dạng Cells theo điều kiện dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng Conditional Formatting để tạo Rule đổi màu nền Cells nếu điều kiện được định trước là đúng.

Cách sử dụng Conditional Formating tạo Rule định dạng

Bạn hãy tìm công cụ Conditional Formatting này ngay tại thanh Menu của tab HOME.

Tại cột dữ liệu bạn muốn tạo định dạng. Hãy chọn vào Cell đầu tiên, mở Condition Formating và chọn New Rule.

User a formula to determine which cells to format.

Tại ô chỉnh sửa Rule (Format values where this formula is true): bạn hãy nhập điều kiện muốn thực hiện. Ví dụ: mình sử dụng điều kiện =B2=0, tức điều kiện là giá trị Cell B2 so sánh với 0.

Nếu điều kiện đúng thì Cells cần định dạng (Cells A2) sẽ được thay đổi theo Format. Bạn hãy chọn vào Format để tùy chỉnh.

📝 Lưu ý: Khi bạn nhập địa chỉ Cells bằng cách chọn địa chỉ từ bảng tính, Excel sẽ trả về địa chỉ dạng $B$2. Thì khi bạn sao chéo Rule sang các Cells khác thì nó đều định dạng với điều kiện của Cell B2. Nên mình dùng địa chỉ dạng B2, khi sao chép Rule sang các Cells khác thì Excel cũng sẽ tự động hiểu định dạng với điều kiện của Cell cột B cùng hàng.

Tùy chỉnh Format xong, bạn hãy chọn OK ở các cửa sổ để áp dụng.

Cách chỉnh sửa/ xóa Rule đã tạo

Với Rule vừa tạo ở bước trên, nếu cần chỉnh sửa lại. Bạn có thể vào Conditional Formatting và chọn Manage Rules…

Kết luận

Như vậy, bạn đã vừa xem qua cách sử dụng công cụ Conditional Formatting để tạo định dạng với một điều kiện được xác định trước. Tuy đây là trường hợp khá đơn giản mà mình gặp được, nhưng hiểu được bạn có thể áp dụng nó vào các trường hợp phức tạp hơn.

Hướng Dẫn 4 Cách Xác Định Đơn Giá Theo Nhiều Điều Kiện Trong Excel

Ví dụ chúng ta có bảng dữ liệu bán hàng như sau:

Đơn giá của mỗi sản phẩm được xác định dựa theo 2 yếu tố: Mã hàng và Mã công ty.

Yêu cầu là hãy xác định đơn giá dựa vào mã công ty kết hợp với mã hàng tra trong bảng đơn giá để có giá trị tương ứng tại vùng G3:G9.

Cách thứ 1: Dùng hàm VLOOKUP kết hợp hàm MATCH

Khi nghĩ tới việc tham chiếu 1 giá trị (cụ thể ở đây là đơn giá) theo nhiều điều kiện (từ 2 điều kiện trở lên), chúng ta nghĩ tới việc sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp hàm MATCH.

Trọng tâm của cách làm này là các bạn phải xác định VLOOKUP theo giá trị nào, MATCH theo giá trị nào. Để làm điều đó, chúng ta chú ý cấu trúc của bảng đơn giá:

Kết quả cần tìm của hàm VLOOKUP là đơn giá của các mã hàng, tương ứng theo cột thứ mấy trong bảng. Vì vậy để xác định cột thứ mấy, chúng ta dùng hàm MATCH để xét giá trị Mã hàng.

Cấu trúc như sau: VLOOKUP(Mã công ty, Bảng đơn giá, MATCH(mã hàng, dòng mã hàng, 0), 0)

Khi thay các nội dung thành tọa độ tham chiếu ta có:

G3=VLOOKUP(C3,$B$14:$F$17,MATCH(B3,$B$13:$F$13,0),0)

Hàm HLOOKUP cũng là 1 hàm tìm kiếm tương tự với VLOOKUP, chỉ thay đổi về phương hướng, chiều tìm kiếm. Trong trường hợp này chúng ta biện luận như sau:

Đối tượng tìm kiếm của hàm HLOOKUP phải nằm ở dòng đầu tiên của bảng tìm kiếm. Vì vậy chúng ta thấy dòng Mã hàng (dòng 13) là dòng đầu tiên của vùng bảng đơn giá hàng hóa. Do đó đối tượng tìm kiếm của hàm HLOOKUP trong trường hợp này là Mã hàng.

Khi đó kết quả của hàm HLOOKUP sẽ lấy tương ứng xuống bao nhiêu dòng? Căn cứ vào mã công ty để xác định dòng. Vì vậy chúng ta dùng hàm MATCH tìm theo Mã công ty.

Cấu trúc như sau: H LOOKUP(Mã hàng, Bảng đơn giá, MATCH(Mã công ty, cột Mã công ty, 0), 0)

Khi thay các nội dung thành tọa độ tham chiếu ta có:

G3=VLOOKUP(C3,$B$14:$F$17,MATCH(B3,$B$13:$F$13,0),0)

Bạn có biết rằng dùng Index + Match thì tốt hơn dùng Vlookup hay Hlookup? Nếu không tin thì bạn hãy xem lại bài viết:

Khi nhắc tới INDEX MATCH, các bạn hãy ghi nhớ 3 yếu tố:

Vùng dữ liệu nào? Chúng ta cần tính đơn giá, do đó xét vùng B13:F17 là Bảng đơn giá.

Kết quả ở dòng nào? Xác định dòng dựa theo hàm MATCH, tìm theo Mã công ty.

Kết quả ở cột nào? Xác định cột dựa theo hàm MATCH, tìm theo Mã hàng.

Cấu trúc cụ thể: INDEX(Bảng dữ liệu, MATCH(Mã công ty, Cột Mã công ty,0), MATCH(Mã hàng, dòng Mã hàng,0))

Khi thay các nội dung thành tọa độ tham chiếu ta có:

G3=INDEX($B$13:$F$17,MATCH(C3,$B$13:$B$17,0),MATCH(B3,$B$13:$F$13,0))

Hàm SUMPRODUCT là một hàm sử dụng được trong rất nhiều trường hợp. Và chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng hàm này trong việc xác định đơn giá theo nhiều điều kiện. Cụ thể như sau:

Khi nào áp dụng được? Khi bảng đơn giá không có các mã trùng nhau.

Cách dùng: Xét 2 điều kiện dạng mảng 2 chiều: Mã hàng (vùng C13:F13) và Mã công ty (vùng B14:B17), kết quả tương ứng lấy trong vùng C14:F17

Khi thay các nội dung thành tọa độ tham chiếu ta có:

G3=SUMPRODUCT(($B$14:$B$17=C3)*($C$13:$F$13=B3)*$C$14:$F$17)

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Xóa Bỏ Định Dạng Theo Điều Kiện Conditional Formatting Trong Excel trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!