Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Vlookup Qua Các Ví Dụ Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đăng ký ngay khoá Tuyệt đỉnh Excel – Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ
Chức năng của hàm VLOOKUP trong Excel
Hàm VLOOKUP trong Excel được sử dụng khi chúng ta cần tìm kiếm một giá trị nào đó thông qua một giá trị dữ liệu khác có sẵn. Ví dụ: dùng hàm VLOOKUP để phân loại học sinh thành Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu,… thông qua giá trị điểm trung bình.
Việc phân loại này khá giống với khi ta sử dụng hàm IF. Tuy nhiên hàm IF trong trường hợp này có quá nhiều điều kiện để xét nên sẽ rất rắc rối. Dùng hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP sẽ giúp bạn đơn giản hóa hơn rất nhiều.
Công thức hàm:
=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, Range_lookup) Trong đó
Lookup_value: là giá trị cần tìm.
Table_array: là bảng thông tin phụ chứa giá trị dò tìm và giá trị quy đổi.
Col_index_num: là số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng thông tin phụ cần dò tìm.
Range_lookup: Là giá trị Logic (TRUE=1, FALSE=0) quyết định số chính xác hay số tương đối với bảng giới hạn.
Phân biệt HLOOKUP và VLOOKUP trong Excel
Hai hàm HLOOKUP và VLOOKUP đều là hai hàm có chức năng tìm kiếm dữ liệu trong Excel. Vậy bạn có phân biệt được, khi nào dùng HLOOKUP còn khi nào dùng VLOOKUP không? Hai hàm này có sự khác nhau cơ bản như sau: Hàm VLOOKUP được sử dụng khi tìm kiếm dữ liệu ở các cột dọc của Excel trong khi hàm HLOOKUP được sử dụng để tìm kiếm các dữ liệu ở hàng ngang.
Cách sử dụng hàm VLOOKUP qua các ví dụ
Ví dụ 1 về hàm VLOOKUP
Từ giá trị đối tượng, hàm sẽ nhập ô Thuế NK cho các mặt hàng dựa vào bảng QUY ĐỊNH THUẾ. Bạn chỉ cần nhập công thức ở ô G5 như sau: =VLOOKUP(D5;$D$17:$F$20;2;1)*E5
Trong đó:
Vlookup: là hàm dùng để tìm kiếm ra thuế nhập khẩu tại Bảng quy định thuế. Ở đây, vì bảng quy định thuế cho dưới dạng cột nên ta dùng VLOOKUPchứ không phải HLOOKUP.
D5: Giá trị là đối tượng cần tìm ở đây là các đối tượng từ 1,2,3,4 (Cột Đối tượng).
$D$17:$F$20: Bảng giới hạn dò tìm, chính là D17:F20 (Ấn F4 để Fix cố định giá trị để khi Copy công thức xuống các ô khác, giá trị này không thay đổi).
2: Thứ tự cột giá trị cần lấy.
1: Trường hợp này, ta lấy giá trị tương đối nên chọn là 1.
*E5: Chính là đơn giá sản phẩm đó.
Yêu cầu:
Ví dụ 2 về hàm VLOOKUP
1. Dựa vào MÃ HÀNG và dò tìm trong BẢNG THAM CHIẾU, điền TÊN HÀNG tương ứng.
2. Cột ĐƠN GIÁ thực hiện tương tự cột MÃ HÀNG
Hướng dẫn:
3. THÀNH TIỀN = SỐ LƯỢNG x ĐƠN GIÁ.
– Ta có, bảng tham chiếu được cho có dạng cột (cột MÃ HÀNG, cột TÊN HÀNG, cột ĐƠN GIÁ) nên ta sử dụng hàm VLOOKUP.
– Giá trị (từ ô B5:B10) dùng để dò tìm đối với cột đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU giống nhau nên giữ nguyên.
– Cột TÊN HÀNG là cột 2 trong BẢNG THAM CHIẾU. (Tương tự, cột ĐƠN GIÁ sẽ là cột 3).
Công thức TÊN HÀNG (C5) = VLOOKUP(B5,$B$14:$D$16,2,1)
Trong đó:
B5: Giá trị là đối tượng cần tìm ở đây là các đối tượng A, B hoặc C (Cột MÃ HÀNG).
$B$14:$D$16: Bảng giới hạn dò tìm, chính là B14:D16 (Ấn F4 để Fix cố định giá trị để khi Copy công thức xuống các ô khác, giá trị này không thay đổi).
2: Thứ tự cột giá trị cần lấy.
1: Trường hợp này, ta lấy giá trị tương đối nên chọn là 1.
3. Điền cột ĐƠN GIÁ
ĐƠN GIÁ (E5) = VLOOKUP(B5,$B$14:$D$16,3,1)
4. Cột THÀNH TIỀN: =E5*D5.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã có thể hiểu được về chức năng của hàm VLOOKUP, cũng như nắm được cụ thể về cú pháp của hàm và cách hàm VLOOKUP hoạt động trong việc tìm kiếm dữ liệu với những bảng cột dọc trong Excel. Hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về hàm VLOOKUP và có thể ứng dụng nó tốt nhất trong công việc của mình.
Tài liệu kèm theo bài viết
Với sứ mệnh: ” Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người “, đội ngũ phát triển đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án…
50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…
Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:
Hàm If Nâng Cao, Cách Dùng Và Ví Dụ Về Hàm If Nâng Cao.
Hàm IF nâng cao là hàm giúp kiểm tra đối chiếu với nhiều nhiều điều kiện và trả về kết quả tương ứng. Bằng cách kết hợp nhiều hàm IF lồng nhau, hoặc kết hợp hàm IF với hàm AND, OR khiến cho hàm IF thông thường có thể kiểm tra đối chiếu với nhiều điều kiện.
Trong bài viết này, Học Excel Cơ Bản sẽ giúp bạn tìm hiểu về cú pháp và cách kết hợp hàm IF với những hàm khác như hàm AND, OR,… để kiểm tra nhiều điều kiện.
1.Chức năng của hàm IF nâng cao trong Excel.
Hàm IF là một trong những hàm logic giúp người dùng kiểm tra một điều kiện nhất định và trả về giá trị mà bạn chỉ định nếu điều kiện là TRUE hoặc trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE.
Hàm IF nhiều điều kiện giúp ta tính toán, kiểm tra và đối chiếu nhiều điều kiện khác nhau và trả về kết quả tương ứng.
2.Cú pháp của hàm IF trong Excel.
Trong đó:
Logical_test (bắt buộc): Là một giá trị hay biểu thức logic trả về giá trị (đúng) hoặc (sai). Bắt buộc phải có. Đối với tham số này, bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự, ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.
Value_if_true (không bắt buộc): Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị hay nói cách khác là điều kiện thỏa mãn.
Value_if_false (không bắt buộc): Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị hay nói cách khác là điều kiện không thỏa mãn.
Trong một số trường hợp bài toán chứa nhiều điều kiện bạn cần sử dụng thêm hàm AND, OR để kết hợp nhiều điều kiện.
Bài toán có nhiều điều kiện, các điều kiện xảy ra đồng thời bạn cần sử dụng thêm hàm AND trong biểu thức điều kiện. Cú pháp hàm AND là: AND(logical1, logical2,…)
Bài toán có nhiều điều kiện, giá trị trả về chỉ cần thỏa mãn 1 trong các điều kiện bạn sử dụng thêm hàm OR trong biểu thức điều kiện. Cú pháp hàm OR: OR(logical1, logical2,..).Trong đó logical là các biểu thức điều kiện.
3.Hướng dẫn sử dụng hàm IF nâng cao.
3.1. Sử dụng hàm IF chỉ chứa 1 điều kiện cần xét.
Ví dụ: Đưa ra kết quả thi tuyển vào lớp 10 dựa vào kết quả thi 3 môn, nếu tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 24 thì học sinh thi đỗ, ngược lại thí sinh thi trượt.
Hình 1: Hàm IF nâng cao.
Vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng hàm IF với điều kiện cơ bản nhất là nếu không đúng thì sai. Ở đây chúng ta sẽ gán cho hàm IF điều kiện là nếu tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 24 thì “Đỗ” còn tổng điểm nhỏ hơn 24 thì “Trượt”.
Trong đó:
“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.
“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô I4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:
Hình 2: Hàm IF nâng cao.
3.2. Hàm IF nâng cao kết hợp hàm AND.
Thông thường với những yêu cầu thực tế bạn cần thỏa mãn nhiều điều kiện cùng lúc. Chính vì vậy bạn cần kết hợp hàm AND để đảm bảo các yếu tố điều kiện đều được đảm bảo.
Cú pháp của hàm AND: AND(logical1, logical2,…)
Trong đó logical1 và logical2 là 2 mệnh đề logic.
Kết quả trả về của hàm AND:
TRUE: Khi tất cả các mệnh đề logic đều đúng.
FALSE: Khi có một mệnh đề logic bất kì trong hàm bị sai.
Chúng ta thường đặt hàm AND trong biểu thức logic của hàm IF để xét điều kiện cho hàm IF.
Ví dụ: Đưa ra kết quả thi tuyển vào lớp 10 dựa vào kết quả thi 3 môn, điều kiện xét tuyển là nếu học sinh đỗ phải đạt tổng điểm 3 môn lớn hơn hoặc bằng 18 điểm và không có môn nào đạt điểm 0.
Trong đó:
“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.
“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô I4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:
Hình 4: Hàm IF nâng cao.
Chú ý: Hàm AND chỉ chả về kết quả TRUE khi tất cả các biểu thực logic bên trong đều được thỏa mãn.
3.3. Hàm IF nâng cao kết hợp hàm OR.
Cú pháp của hàm OR trong Excel: OR(logical1, logical2,…)
Trong đó logical1 và logical2 là 2 mệnh đề logic.
Kết quả trả về của hàm OR:.
TRUE: Khi có một mệnh đề logic bất kì trong hàm OR là đúng.
FALSE: Khi tất cả các mệnh đề bên trong hàm OR đều sai.
Bạn sử dụng kết hợp các hàm IF và hàm OR theo cách tương tự như với hàm AND ở trên.
Trong đó:
“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.
“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô E4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:
Hình 6: Hàm IF nâng cao.
3.4. Hàm IF nâng cao kết hợp hàm AND và hàm OR.
Trong trường hợp bạn phải đánh giá dữ liệu của mình dựa trên nhiều điều kiện, chúng ta sẽ phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc.
Ở những ví dụ trên chúng ta đã nắm được cách sử dụng hàm IF kết hợp với hàm AND và hàm IF kết hợp với hàm OR. Nên ở phần này chúng ta chỉ cần kết hợp 2 hàm này lại để đặt điều kiện cho biểu thức logic sao cho khoa học phù hợp với yếu cầu thực tế của bài toán.
Hình 7: Hàm IF nâng cao.
Với điều kiện trên, ta có thể phân tích thành 2 điều kiện nhỏ:
Điều kiện 1 và điều kiện 2 ta viết bằng hàm AND, cuối cùng sử dụng hàm OR kết hợp 2 kiều kiện trên làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai). Kết quả là bạn sẽ nhận được công thức IF sau với nhiều điều kiện AND/OR:
Trong đó:
“Đỗ”: Giá trị trả về của hàm nếu biếu thức so sánh trả về là đúng.
“Trượt”: Giá trị trả về của hàm IF nếu biểu thức so sánh trả về là sai.
Sau khi nhập công thức cho ô E4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:
Hình 8: Hàm IF nâng cao.
3.5. Hàm IF lồng nhau.
=IF(C4<5,”Yếu”,IF(C4<6.5,”Trung Bình”,IF(C4<8,”Khá”,”Giỏi”)))
Với nhiều người, hàm IF lồng nhau có thể khó hiểu. Nhưng sẽ dễ hơn nếu bạn nhìn công thức hàm IF lồng nhau trên theo cách này:
= IF(C4<6.5,”Trung Bình”,
= IF(C4<8,”Khá”,”Giỏi”)))
Khi chúng ta lồng nhiều hàm IF, Excel sẽ ưu tiên hàm IF được viết trước, nếu hàm IF ở trước là đúng thì câu lệnh sẽ dừng những câu lệnh IF sau đó sẽ không được xét đến.
Sau khi nhập xong công thức cho ô D4, ta kéo xuống copy công thức cho những học sinh còn lại. Hoàn tất ta sẽ được kết quả như hình sau:
Hình 10: Hàm IF nâng cao.
Từ ví dụ trên, có thể thấy điều kiện quan trọng nhất sẽ được viết đầu tiên. Vì Excel sẽ kiểm tra điều kiện theo thứ tự xuất hiện trong công thức, và ngay khi một điều kiện được đáp ứng, điều kiện sau đó sẽ không được đánh giá.
Lưu ý khi sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel.
Như bạn vừa thấy, dùng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel không đòi hỏi phương pháp, công thức cao siêu. Để cải thiện công thức hàm IF lồng nhau và tránh những lỗi thông thường, hãy luôn nhớ những điều cơ bản sau:
Trong Excel 2016-2007, bạn có thể kết hợp 64 điều kiện. Trong các phiên bản cũ hơn từ Excel 2003 về trước, bạn có thể dùng tối đa 7 điều kiện.
Luôn nghĩ tới thứ tự các điều kiện trong công thức hàm IF lồng nhau – nếu điều kiện đầu tiên đúng, những điều kiện sau sẽ không được kiểm tra.
Nếu công thức của bạn có nhiều hơn 5 chức năng hàm IF, các công thức sau đây có thể sẽ tối ưu hơn.
Hàm IF không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Cũng giống như phần lớn những hàm khác, hàm IF được mặc định không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Điều này có nghĩa rằng các biểu thức logic có chứa ký tự không thể phân biệt được kiểu chữ hoa hay thường trong công thức hàm IF. Ví dụ khi so sánh một ô nào đó với “Hà Nội” thì hàm IF sẽ hiểu Hà Nội, hà nội, HÀ NỘI, … là như nhau.
Video hướng dẫn. Gợi ý học tập mở rộng.
Trọn bộ khoá học Excel cơ bản miễn phí: Học Excel cơ bản
Hướng Dẫn Tính Tổng Trong Excel Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Hướng dẫn tính tổng trong excel
Dùng hàm tính tổng trong excel
Sử dụng hàm SUM trong tính tổng excel
Hàm SUM trong excel là một trong những hàm được sử dụng để tính tổng các số trên bảng. Sử dụng hàm SUM tính tổng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức mà lại rất đơn giản.
Cú pháp sử dụng là: =SUM (number 1, number 2,…)
Trong đó: (number 1, number 2)… là các đối số để tính tổng.
Tuy nhiên, khi nghe hướng dẫn tính tổng trong excel bằng hàm SUM bạn cần chú ý nếu các đối số là mảng hay tham chiếu thì giá trị của nó mới được tính. Còn các giá trị khác trong mảng và tham chiếu sẽ không được tính.
Khi sử dụng hàm SUM tính tổng, bạn có thể sẽ phải gặp những lỗi cơ bản là #VALUE!. Đây chính là lỗi thường xảy ra khi bất kỳ đối số được cung cấp không thể diễn giải là giá trị số.
Hàm SUMIF
SUMIF là hàm tính tổng trong excel có điều kiện. Bạn có thể sử dụng hàm này để tính tổng 1 vùng nào đó trong excel với điều kiện cho trước. Cách dùng hàm SUMIF để tính tổng đó là:
Cấu Trúc: Hàm SUMIF(range, criteria,sum_range)
Trong đó:
Range là vùng chọn có chứa ô điều kiện
Criteria là điều kiện thực hiện; Sum_range là vùng tính tổng.
Hàm SUMIFS
Hàm SUMIFS là hàm tính tổng trong excel có từ 2 điều kiện trở lên. Hiện nay, bạn có thể sử dụng hàm SUMIFS để tính tổng trong tất cả các phiên bản như Excel 2007, 2013 và 2010.
Trong đó:
3 số đầu tiên là bắt buộc, sum_range là một hoặc nhiều ô tính tổng
Criteria1 là điều kiện đầu tiên phải được đáp ứng.
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý bạn hàm SUMIFS chỉ được hoạt động với biểu thức logic với AND. Nó dùng để tính tổng nếu tất cả các điều kiện được chỉ định là đúng.
Hàm Subtotal
Một trong những ưu điểm khi sử dụng hàm SUBTOTAL để tính tổng chính là hiệu quả. Vì việc tính tổng không phải là đơn giản, nó còn dễ dàng thay đổi theo từng trường hợp. Do vậy, bạn cần thực hiện các thao tác cụ thể ẩn, lọc dữ liệu chuẩn xác để có kết quả hiển thị đúng.
Trong đó:
Unction_num là các phép tính
Ref1 là vùng tham chiếu các ô cần tính tổng.
Hàm SUMPRODUCT
SUMPRODUCT là hàm tính tích các phạm vi, mảng với nhau và cho về tổng số sản phẩm. Đây là hàm tính tổng có sử dụng cực kỳ linh hoạt, bạn vừa có thể đếm và tính tổng.
Tính tổng trong excel bằng AutoSum
Việc tính tổng bằng autosum khá nhanh và có thể lưu kết quả trên ô tính, đặc biệt nếu bạn chỉ cần tính tổng một cột hay một hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, bạn không thể tự ý nhập thủ công.
– Bước 1: Xác định ô hay cột cần tính tổng. Bạn đặt vào ô cuối cột, AutoSum sẽ tự động quét hết các ô phía trên (đối với cột), phía trước (đối với hàng).
– Bước 2: Nhấn Enter để kết thúc. Kết quả sẽ hiển thị ra.
Dùng chuột để tính tổng trong excel
Việc thực hiện dùng chuột để tính tổng rất đơn giản. bạn có thể theo dõi những hướng dẫn tính tổng trong excel sau đây:
– Bước 1: Lựa chọn ô cuối cùng trong cột dữ liệu tính tổng.
Dùng phím tắt để tính tổng trong excel
Hướng dẫn tính tổng trong excel mà bạn không biết sử dụng phím tắt là một thiệt thòi lớn. Việc sử dụng phím tắt để tính tổng sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Để thực hiện phím tắt để tính tổng, bạn thực hiện như sau:
– Bước 1: Lựa chọn ô cuối vùng dữ liệu để tính tổng
– Bước 2: Sử dụng tổ hợp phím ALT + “=”
– Bước 3: Nhấn enter để hoàn tất.
Như vậy là việc tính tổng bằng phím tắt trong excel đã xong.
Tính tổng trong excel bằng cách chuyển đổi dữ liệu
Nếu bạn là người thường xuyên phải tính tổng các cột trong excel thì có thể chuyển đổi bảng thành dạng table. Việc này sẽ đơn giản hóa tổng giá trị các cột và hàng để thực hiện được nhiều danh sách.
Để thực hiện tính tổng trong excel bằng cách chuyển đổi dữ liệu, bạn làm theo các bước sau:
– Bước 1: Dùng chuột chọn dữ liệu để chuyển sang table (Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + T)
– Bước 2: Khi tab Design xuất hiện. Chọn tab này. Đánh dấu vào ô Total Row.
– Bước 3: Hàng mới sẽ được thêm vào cuối bảng. Bạn chọn mũi tên vào tổng cột, chọn số hàng cuối để tính Sum từ danh sách.
Như vậy, việc sử dụng tính tổng bằng chuyển đổi dữ hiện rất đơn giản đúng không. Không chỉ vậy, bạn còn có thể thực hiện nhiều tính năng khác như tính trung bình, min và max cho bảng.
Tính tổng trong excel bằng bảng Table
Bạn có thể dùng bảng để tính tổng cho cột. Bạn muốn tính tổng cột nào thì tạo cho cột đó thành bảng là nó tự động tính tổng.
Để thực hiện tính tổng bằng Table, bạn thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Quét dữ liệu ô cần tính tổng.
– Bước 2: Chọn tab Insert, sau đó chọn chức năng Table và nhấn Ok để tạo bảng.
Tính tổng trong excel bằng cách sử dụng filter để lọc các ô
– Bước 2. Mũi tên xuất hiện ở cột. Bạn nhấn vào mũi tên bên cạnh để chọn dữ liệu muốn hiển thị.
– Bước 4. Chọn ô tính tổng và nhấn AutoSum.
Tính tổng trong excel bằng thanh trạng thái
Tính tổng bằng thanh trạng thái là cách nhanh nhất để xem của 1 cột. Để thực hiện tính tổng theo cách này, bạn làm theo các bước sau:
– Bước 2: Sau khi quét, sẽ có 1 dòng SUM. Nó sẽ tính tổng cho bạn.
Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Days Trong Excel Qua Ví Dụ
5
/
5
(
7
bình chọn
)
Hàm DAYS trong Excel là hàm giúp trả về số ngày giữa 2 mốc thời gian. Đây là một hàm thông dụng trong Excel mà bạn cần phải biết để sử dụng Excel trong công việc và học tập. Để các bạn dễ dàng biết cách dùng hàm DAYS thì bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách dùng hàm DAYS thông qua ví dụ cụ thể.
Hướng dẫn cách dùng hàm DAYS trong Excel
Cú pháp: =DAYS(end_date,start_date)
Giải thích giá trị:
end_date: Là giá trị ngày kết thúc trong khoảng thời gian cần tính ngày. Là giá trị bắt buộc.
start_date: Là giá trị ngày bắt đầu trong khoảng thời gian cần tính ngày. Là giá trị bắt buộc.
Chú ý:
Nếu giá trị end_date và start_date đều là dạng số thì hàm DAYS sẽ dùng End_date – Start_date để tính số ngày.
Nếu 1 trong 2 giá trị end_date và start_date là dạng văn bản thì đối số đó sẽ được dùng hàm DATEVALUE(date_text) để chuyển sang định dạng ngày rồi mới bắt đầu tính toán.
Nếu các giá trị end_date và start_date là những giá trị dạng số nằm ngoài phạm vi của những ngày hợp lệ thì hàm DAYS trả về giá trị lỗi #NUM!
Nếu các giá trị end_date và start_date là những chuỗi không thể phân tích thánh ngày hợp lệ thì hàm DAYS trả về giá trị lỗi #VALUE!
Ví dụ về hàm DAYS trong Excel
Cho 1 bảng thông tin nhân viên có ngày bắt đầu vào làm việc và ngày nghỉ hưu. Công việc là tính số năm công tác của từng nhân viên bằng cách sử dụng hàm DAYS.
Để tính số năm công tác của nhân viên đầu tiên ta dùng hàm DAYS để tính số ngày làm việc sau đó chia cho 365 ngày để tính ra số năm. Ta có công thức cho ô H5 như sau: =DAYS(G5,F5)/365
Các ô còn lại bạn làm tương tự. Với các nhân viên chưa có ngày nghỉ hưu thì ta dùng thêm hàm TODAY để lấy ngày hiện tại. Ví dụ 1 ô sẽ có công thức như sau: =DAYS(TODAY(),F8)/365
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Vlookup Qua Các Ví Dụ Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!