Bạn đang xem bài viết Dota2: Những Hero Phải Pick Trong Meta 7.12 được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gyrocopter
Những hero counter Gyrocopter:
Hiệu quả khi đối đầu với:
Trong giải đấu DPC, Gyrocopter đã trở thành top pick trong bảng thống kê 30 ngày qua – với tổng cộng 152 lượt ban/pick và tỉ lệ thắng là 53.3%. Các đội chuyên nghiệp liên tục tận dụng khả năng gây ảnh hưởng lớn vào đầu game của Gyrocopter cùng ultimate AoE hủy diệt. Nhịp độ gameplay hiện tại rất phù hợp với khả năng của Gyro để giao tranh đầu game. Sức mạnh của Gyrocopter đến từ sự kết hợp giữa Rocket Barrage và Homing Missles vừa giúp chạy thoát, tránh bị gank, đồng thời cũng ăn mạng được ở lane.
Gyrocopter nổi dậy trong mùa này từ ESL One Katowice – khi hero này đứng thứ 4 trong hero được cạnh tranh nhiều nhất trong đấu trường chuyên nghiệp. Từ chúng tôi đến Vici Gaming, những đội thành công hiện tại đều tận dụng cơ hội giành lấy Gyrocopter trong đội hình mình (miễn là chưa bị ban). Kể từ đó, Hero này luôn trở thành lựa chọn chính cho những đội muốn tìm core ở position 2.
Với bộ skill hữu dụng của mình, Gryo có thể gây áp lực lên lane của đối phương. Khi trận đấu diễn ra tiếp, sự hiện diện của Gyro lên phần còn lại của bản đồ sẽ định hướng tốc độ của trận đấu. Hero này có thể trở thành một roamer hiệu quả, với 1050 cast range từ Homing Missle cho phép Gyro stun đối phương trước khi tiến sát và gây lượng sát thương lớn. Khi đi cặp với những hero disable khỏe như Jakiro hoặc Puck, Gyro rất khó xử lý. Ngoài ra, Gyro có thể lên đồ linh hoạt tùy vào tình huống của trận đấu và rất khó để counter trong đại đa số nhiều trường hợp.
Với sự hiện diện của Terrorblade trong đấu trường chuyên nghiệp, Gyrocopter là counter tuyệt vời nhờ Flak Cannon. Kể từ khi patch 7.12 tăng cooldown của Flak Cannon từ 30 lên 40 giây và giảm số lần tấn công để hủy Homing Missle xuống còn 3 – cast range của cả hai chiêu này vẫn không thay đổi. Hiện còn quá sớm để xác định những bản nerf này có thể ảnh hưởng đến Gyro ra sao. Vì sức mạnh của hero này nằm ở tần suất các skill khi nào cooldown xong. Nhìn chung, những thay đổi này sẽ nerf đôi chút nhưng tỉ lệ Gyro có thể tham chiến với đầy đủ sức mạnh của mình là quá cao. Dota 2 Asia Championship 2018 sẽ là giải đấu đầu tiên chúng ta chứng kiến những thay đổi này với Gyrocopter.
Trong khi Gyrocopter thường mất đi vị thế sau 40 phút vào trận đấu, meta hiện tại vẫn tập trung vào việc áp đảo từ đầu đến giữa game. Điều đó phù hợp với bộ skill của Gyro. Với sự hiện diện của hero này đầu game, cùng lượng sát thương ổn, và khả năng farm nhanh hơn trung bình – khiến đây là một hero đáng tin cậy trong bất kỳ lineup nào.
Death Prophet
Những hero counter Death Prophet:
Hiệu quả khi đối đầu với:
Được ưu ái bởi: VGJ.Thunder OpTic Gaming Infamous
Death Ball Dota (đẩy trụ) được phục hồi trong meta hiện tại. Chiến thuật này ưu tiên đẩy trụ sớm và tập trung giành mạng giúp cho Death Prophet xuất hiện ở các giải đấu gần đây. Chiến thuật Death Ball – được ViCi Gaming sử dụng phổ biến trong TI4- yêu cầu đội hình hero có khả năng AoE và những chiêu mạnh để triển khai tốt. Với bộ skill của mình, Death Prophet là nền tảng cần thiết cho chiến thuật đó. Bộ skill linh hoạt cho phép hero làm nhiều vai trò cùng lúc khi combat: đẩy trụ bằng Exorcism, hút máu với Spirit Siphone, hoặc silence nhiều đối tượng nhờ AoE skill lên tới 425 unit.
Patch 7.12 tăng manacost của Silence từ 80 lên 80/90/100/110, trong khi thời gian phục hồi charge của Spirit Siphone tăng từ 45 lên 60/55/50/45. Tuy không có thay đổi gì lớn kể từ patch 7.07, thế nhưng chúng ta cần lưu ý các tuyển thủ chuyên nghiệp sẽ điều chỉnh như thế nào trong 7.12. Nhìn chung, Death Prophet vẫn là đối thủ đáng ở mid nhờ độ trâu cũng như lượng sát thương lớn. Meta thi đấu chuyên nghiệp tập trung vào việc giành lấy nhịp độ trận đấu từ lúc đầu ở giai đoạn đi lane. Điều đó có lợi cho Death Prophet – khi hero này chuyển sang áp đảo ở những lane khác sau khi xử lý xong lane của mình. Như đã nói, khả năng áp đảo lane không phải là thứ lợi hại duy nhất – hero này còn ảnh hưởng đến cả teamfight. Thứ duy nhất đáng sợ hơn những con ma bay vòng vòng quanh bản thân và đồng đội mình chính là chiêu Spirit Siphone. Spirit Siphone giảm lượng sát thương mà Death Prohpet nhận phải, trong khi liên tục kéo máu đối phương.
Ngoài chiến thuật và bộ skill ra, Death Prophet có thể đi mid khỏe, nhờ những buff mà hero này nhận được từ patch 7.00 đến 7.07 – khiến hero này là một lựa chọn không thể thiếu ở đấu trường chuyên nghiệp. Ở giải GESC: Thailand Minor, Death Prophet là hero được cạnh tranh nhiều nhất ở mid và đứng thứ 5 tổng thể. Death Prophet hiện đứng thứ 7 trong bảng thống kê ưu tiên pick của DPC – với tổng cộng 120 lần ban/pick 30 ngày qua và có tỉ lệ thắng 50.8%. Tại thời điểm này, rõ ràng Death Prophet nằm trong tầm nhắm của tất cả mọi người.
Sand King
Những hero counter Death Prophet:
Hiệu quả khi đối đầu với:
Trong quá khứ, meta thi đấu chuyên nghiệp thường bỏ qua Sand King. Nhưng với meta áp đảo lane hiện tại, đây là thời điểm để Sand King tỏa sáng. Độ linh hoạt của SK giúp cho hero này đứng 3 trong tổng lượt ban/pick – đằng sau Gyrocopter và Chen trong 30 ngày qua. Hero này hiện đứng đầu trong lượt pick (với tổng cộng 80 lần). SK cũng là hero được chọn đi offlane nhiều nhất và đứng thứ 4 top core tổng thể. Không cần nói nhiều, Sand King đã trở thành tâm điểm của mọi người.
Sand King gây ra chú ý vì khả năng thích nghi với hầu hết mọi vai trò (bao gồm semi-carry nếu thi đấu tốt). Tuy thường được ưu tiên ở offlane, Sand King có thể là support chủ động cho carry ở dual hoặc tri-lane (đặc biệt là khi đối đầu với các melee). Những kỹ năng như Burrowstrike hoặc Sand Storm, sẽ là thứ ngăn cản đối phương muốn giết carry. Nếu Sand King gặp khó khăn trong việc ăn mạng đầu game, Caustic Finale giúp cho hero này đổi sang farm tốt. Những skill cooldown thấp và ít mana chắc chắn giúp Sand King trốn thoát dễ dàng hơn.
Sand King tiếp tục là mối đe dọa trâu lỳ trong trận đấu, nhờ khả năng farm đồ nhanh với bộ skill mà bản thân sở hữu. Các skill của Sand King còn được phát huy mạnh mẽ khi kết hợp với Blink Dagger và Force Staff. Nếu lên đồ đúng, Sand King sẽ là một trong những hero truy bắt tốt nhất của game. Nói về khả năng teamfight, nổi ám ảnh dính phải Epicenter có thể nhanh chóng lật kèo đại đa số pha combat. Nhờ khả năng mở combat cho phép hero stun/làm chậm đối phương, đồng thời gây lượng sát thương lớn trước khi rút về mà không bị trầy xước gì. SK là lựa chọn tối ưu cho những đội muốn điều khiển nhịp độ trận đấu ở đầu game.
Trong các trận pub, Sand King có tỉ lệ thắng chỉ 48.02% khi so với DPC là 51%. Sự chênh lệch tỉ lệ thắng đa phần là do hero này khá khó chơi. Nếu rơi vào tay những kỳ cựu, Sand King sẽ là thế lực lớn. Nhưng nếu rơi vào tay những ‘gà mờ’, SK không thể lên đồ cũng như level kịp và dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho đối thủ.
Bản nerf trong 7.12 không bỏ sót Sand King. Thời lượng stun của Burrowstrike đã sửa lại từ 2.17 thành 1.9/2.0/2.1/2.2 giây và tốc độ di chuyển gốc giảm từ 295 xuống 290. Thời lương stun ngắn tương quan với level thấp của Burrowstrike được xem là cuộc trao đổi khá công bằng để có được 0.3 giây thêm khi max level. Việc giảm tốc độ di chuyển dễ dàng được khắc chế bởi những món đồ bổ trợ trong hero khi lên đúng đồ.
Với bản cập nhật 7.12 được ra mắt ngay cùng thời điểm DAC 2018 – các fan sẽ sớm nhận ra nếu Sand King tiếp tục ngoi lên khỏi mặt đất hay không.
‘Timing’ (canh thời gian chuẩn) là mọi thứ trong Dota, đặc biệt với meta hiện tại liên tục biến đổi. Hơn bao giờ hết, đội nào nắm được xu hướng mới của meta sẽ giành lợi thế hơn. Việc hiểu được hero này giúp ích cho đội nhiều nhất cũng như từ những thay đổi trong patch sẽ giúp họ bước lên bục vinh quang. Các hero kể trên đều phù hợp với meta hiện tại nhưng câu hỏi đặt ra sẽ là “trong bao lâu nữa?”
Dota 2: Oracle Có Phải Là Support Tốt Nhất Trong Meta 7.21?
Oracle hiện là hero được pick nhiều nhất và là một trong số những hero thành công nhất tại DreamLeague Season 11 với tỉ lệ thắng đạt gần 70%.
LỊCH SỬ BUFF
Các support thuần về phòng thủ hiện tại không phổ biến, nhưng Oracle vừa có thể gây sát thương lớn vừa có thể chơi chủ động trong giai đoạn đi lane. Từ khi sát thương của Fortune’s End được tăng lên trong 7.20, nó trở thành một trong những chiêu nuke tốt nhất khi đi lane – 120 sát thương với 75 mana.
Hero này cũng có lượng máu và giáp khởi đầu ổn, cũng như có chỉ số intelligence tăng theo mỗi level cao nhất trong game, cho phép Oracle tiếp tục sử dụng phép mà không phải đầu tư nhiều vào các item mana.
Tuy sát thương khởi điểm khá thấp, nhưng chỉ số BAT lại đến 1.4, giúp cho Oracle tấn công Phoenix Egg, Tombstone hay Will-o-Wisp nhanh ở đầu game.
PHÙ HỢP VỚI META
Là support, Oracle có sát thương khá ổn trong giai đoạn đi lane, sở hữu một trong những ultimate cứu bồ tốt nhất của game. Nhưng lý do chính khiến hero này phổ biến hiện tại như vật là nhờ cách Oracle khắc chế cũng như phối hợp tốt với một số core phổ biến nhất hiện nay.
Các hero như Dark Seer, Ursa, Necrophos, Doom, Batrider và nhiều tướng khác gặp khó trước các effect purge, đặc biệt trước những purge có cooldown thấp. Dark Seer gần như vô dụng trước Oracle trong lane, do không thể dùng Ion Shell để farm, còn Ursa ko có burst sát thương của mình – bị vô hiệu bởi Disarm của Fate’s Edict hoặc Purge lên Overpower.
Trước nhiều hero phổ biến trong meta hiện nay, Disarm hoặc Purge có thể tạo ra khác biệt lớn: các hero thường dựa vào buff cho chính bản thân hoặc auto-attack để gây sát thương. Ngoài ra, Oracle có thể purge hầu hết các hiệu ứng từ đồng đội, cũng như giảm thời gian bị silence và root.
Những hero chịu sát thương cũng khá phổ biến hiện tại và điều đó đồng nghĩa False Promise trở nên hấp dẫn hơn. Những hero như Death Prophet, Razor, Leshrac và cả Viper thường thích kéo dài combat để có thể tối ưu hóa sát thương của mình. Những hero này không hẳn là có sát thương burst, nhưng gây sát thương nhiều hơn cả các core nếu bị bỏ qua và False Promise sẽ kéo dài khả năng sống sót của chúng để những hero này có thể lăn cầu tuyết trong teamfight.
ĐỂ CHƠI TỐT ORACLE
Oracle có 4 chiêu phép, 3 trong số chúng có thể cast lên đồng đội hoặc đối phương, khiến hero này hơi khó chơi. Tất cả những chiêu này có cooldown khá thấp, cho nên Oracle cần phải tích cực dùng phép để trở nên hiệu quả.
Trong khi đó, phạm vi cast của Oracle nằm trong số những hero tốt nhất: với các chiêu nâng tối đa, phạm vi cast thấp nhất của một chiêu lên đến tận 850, cho nên hiếm khi Oracle lộ diện trước đối phương.
Cách nâng skill, khác với sử dụng skill, lại khá rõ ràng: ở level 7, bạn sẽ muốn nâng Purifying Flames đến level cao nhất và cho 1 điểm vào các chiêu còn lại. Cách này sẽ tối đa sát thương và khả năng hồi máu của hero, mà không hy sinh quá nhiều tiện ích. Còn về talent, level 15 talent +120 GPM thường được chọn, đồng nghĩa +25% XP nhận được ở level 10 cũng ưu tiên hơn.
Khi nói về cách chơi của hero này, cần phải hiểu rằng Oracle có thể ‘gây hại’ cho đội và bạn cần phải cẩn thận cũng như kiềm chế trong việc sử dụng phép. Tất nhiên, sử dụng Fate’s Edict lên đồng đội sẽ cho phép bạn hồi máu họ bằng Purifying Flames mà không dính sát thương, nhưng nó cũng cản hero tấn công. Tất nhiên, Purifying Flames là chiêu nuke mạnh, nhưng nếu không dispel nó, nó có thể hồi máu đối tượng rất nhanh và cần dùng cẩn trọng với những hero có chống phép cao (magic resistance) hoặc sở hữu Holy Locket.
Phía trên là một số thứ và điều kiện bạn cần chú ý về Oracle để hero này thật sự tỏa sáng. May mắn thay, chiêu mạnh nhất của hero này khá đơn giản và hero này sẽ đạt được 50% hiệu quả nếu ultimate được dùng hoàn hảo.
LỜI KẾT
Những lúc các hero được buff mạnh đôi chút là thời gian tốt nhất để tìm hiểu hero đó vì bạn có thể thử nghiệm hero này trong game mà không sợ tạo ra gánh nặng trong đội. Giờ là lúc để bạn thử qua Oracle, trước khi hero này bị nerf trong thời gian đến.
Theo Dotabuff
Dota 2: Những Hero Carry Của Patch 7.20
Cuối cùng, chúng ta sẽ tập trung vào những hero carry phổ biến và ổn định nhất của meta 7.20. Đây là những cái tên hiện diện nhiều nhất trong pub và là những hero chúng ta phải luôn sẵn sàng đối đầu.
Anti-Mage trở lại mạnh mẽ trong meta ngay cả trước 7.20 cộng với những buff mà hero này nhận được sau đó. Couterspell là chiêu cực mạnh giúp hero này trốn thoát – không có nerf gì nhiều với hero, ngoại trừ việc mất thêm 5% trong magic resistance.
Điều này biến Anti-Mage trở nên tốt hơn trong tay những game thủ nhiều kinh nghiệm. Trước đó, người chơi Anti-Mage giỏi cần phải hiểu rõ cơ cấu lane cũng như cảm giác map tuyệt vời, để họ có thể khai thác sự linh hoạt của hero, vượt mặt kẻ thù và thắng game bằng cách sở hữu nhiều item và level hơn.
Hiện tại, Anti-Mage có thể chơi chủ động hơn, đặc biệt là khi đối phương không thể stun liên tục lên hero này.
Có lẽ là hero nổi trội nhất nhì trong patch này, tùy thuộc vào MMR của bạn. Phantom Assassin và Magnus là bộ đôi combo dễ dàng triển khai và hiệu quả cực kỳ cao.
Sau khi bị nerf liên tục, cộng đồng đang tranh cãi khi nào Phantom Assassin có thể tự thân mình vận động, mà không cần Magnus hỗ trợ. Empower giúp hero này rất nhiều, tăng tốc độ farm, cho phép hero bỏ qua Battlefury và lên thẳng những món đồ làm chủ nhịp độ trận đấu, vừa tăng lượng sát thương hero lên nhiều.
https://www.youtube.com/watch?v=G0PWUoDrp1E
Theo những thông số cho thấy, Phantom Assassin chỉ có thể hiệu quả khi có Magnus hiện hữu trong đội, đặc biệt là sau những đợt nerf vừa rồi. Hero hiện có tỉ lệ thắng 50% và chúng ta có thể giả định rằng tỉ lệ thắng của PA sẽ cao hơn khi chơi cùng Magnus. Điều này cũng đồng nghĩa rằng tỉ lệ thắng của PA khi không có Magnus là dưới 50% – không có cách biệt lớn, nhưng nó có nghĩa PA sẽ không quá mạnh như trong một số game.
Phantom Assassin là hero kiểm soát nhịp độ trận đấu và cực kỳ yếu nếu không có khởi đầu thuận lợi. Lên Battlefury tăng tốc độ farm rất nhiều và thường được xem là item cần thiết khi Magnus không nằm trong đội hình, thế nhưng item Desolator buộc phải trì hoãn. Nếu không có món đồ giảm giáp này, Phantom Assassin phải lên hướng Phantom Brawler (trâu) và tất nhiên Phantom Brawler không có sức đột phá như trên. Nếu bạn thấy PA đang lên Battlefury, hãy áp lực lên hero này ngay lúc đầu và chơi chủ động nhiều nhất có thể – bạn không muốn đối mặt với PA khi đã lên đủ đồ đâu.
Strong Dispel và Hex được làm lại đã đưa Slark trở lại meta – một lần nữa, nếu chơi đúng cách, Slark có thể trở thành hero khó bị bắt nhất trong game.
Sau khi bị nerf liên tiếp, Slark giờ đã tạm ổn – hero không quá mạnh cũng như không quá yếu, và được pick thường xuyên trong trận.
https://www.youtube.com/watch?v=XpB_KSDpSBg
Có lẽ, thay đổi lớn nhất với Slark không nằm ở patch cân bằng mà là cách chúng ta chơi game. Slark vẫn khá yếu ở giai đoạn đi lane, nên các đội chuyên nghiệp lẫn pub level cao đều tìm thấy thành công nhiều hơn khi chơi Slark trilane. Cụ thể, tầm quan trọng của việc cướp Agility vĩnh viễn – vài pha ăn mạng đầu game sẽ giúp hero này hung hãn hơn, tăng sát thương lẫn khả năng sống sót.
Có lẽ là một trong những hero ít thú vị nhất trong danh sách này, dù vậy Juggernaut vẫn là hero ổn định và thành công nhất. Có thể “tham chiến” ngày từ lúc đầu game và sự linh hoạt tốt để cho phép người chơi đối đầu với mọi tình huống.
Juggernaut là mối đe dọa khi đi lane, dù đó là 2v2. Hero này không nhất thiết phải giết rất nhiều hero hay chơi áp đảo, nhưng Juggernaut không hoàn toàn dựa hết vào support để kiểm soát lane, vẫn có thể farm ổn và lên level tốt. Với khởi đầu thuận lợi, Juggernaut hoàn toàn có thể solo ổn ở lane. Support không cần phải bảo vệ carry này trong giai đoạn đầu game.
Ở giai đoạn sau của trận đấu, ultimate được làm lại biến Juggernaut thành mối nguy hiểm lớn hơn trước đó. Juggernaut vẫn có thể được xem là core tempo hiện tại, nhưng miễn là farm đủ, ultimate của mình giờ có sức ảnh hưởng nhiều hơn. 3.5 giây DPS không bị gián đoạn. Nhờ ultimate này, Juggernaut vẫn có ích trong mọi thời điểm của game đấu tuy là hero này tỏa sáng nhất ở giữa game, không có gì quá khó khăn nếu game bước vào giai đoạn cuối – hãy đảm bảo là các item lên được và chiến thuật của đội hỗ trợ điều này.
Faceless Void có tỉ lệ thắng khoảng 50% trong game từ rank Divine trở lên. Time Lock mới đôi khi khiến người điều khiển khó chịu, nhưng với những ai biết chơi, họ sẽ luôn tìm được cách khai thác.
Giai đoạn đi lane có lẽ sẽ bị yếu tố “may mắn” ảnh hưởng nhiều nhất – đôi khi bạn Time Lock ba lần liên tiếp, đôi khi đến phát đánh thứ 5/6 vẫn chưa bash được. Tuy nhiên, nhìn chung, Time Lock không nên được xem là yếu tố quan trọng để Faceless Void quyết định kết liễu được kẻ thù hay không.
Ở giai đoạn sau của game, Faceless Void vẫn là một trong những carry có tiềm năng nhất, kết hợp item và khả năng gây sát thương cao. Void không giết hero nhanh như Phantom Assassin, nhưng có thể setup combat và cho phép bắt được core đối phương dễ dàng.
Một điều phổ biến trong danh sách tất cả hero này là melee và Monkey King chắc chắn nằm trong nhóm những carry tốt nhất để đối đầu với melee. Hero thường được pick để kiếm soát lane và đảm bảo luôn chơi ngang tay với đối thủ. MK có thể quấy rối đối phương, last hit tốt và khả năng giết người ngay từ level 2. Monkey King có thể trụ lâu và biến thành anti-carry, nhờ sự linh hoạt cao và sức mạnh kinh khủng đầu game.
Dù rất phổ biến và sở hữu những sức mạnh trên, Monkey King vẫn là hero “thua”, có tỉ lệ thắng chỉ hơn 45%. Thắng lane không quan trọng trong patch hiện tại so với trước, và trilane với hai hero tay dài hoàn toàn có thể vô hiệu hóa MK trong lane.
Ngoài ra, nhiều người thường tưởng nhầm MK là hard carry – Money King khó trở thành hard carry vào cuối game. Hero không gây sát thương nhiều như Phantom Assassin lẫn Juggernaut và không tiện ích như Faceless Void.
Cùng nhìn qua các trận đấu chuyện nghiệp, các đội mạnh thường chơi Monkey King với tư cách off-core. Họ thắng lane, farm được chút đồ và bắt đầu roam map nhờ bộ skill của mình, đẩy lane, giết những support yếu và tạo không gian cũng như thu thập thông tin cho core của đội.
Khoảng không này cho phép các đội có Monkey King bắt đầu kết thúc game sớm và Wuking’s command thường đóng vai trò không phải để gây DPS, mà dùng để cô lập một khu vực. Với Strength và lượng giáp có thêm từ Wukong’s Command, MK có thể đi đầu cho phép bạn đẩy highground đầu game.
LỜI KẾT
Các carry Melee Agility hiện đang làm chủ trong Dota. Rất nhiều hero được buff mạnh, thế nhưng nguyên nhân của việc này lại nằm ở Wraith Band.
Các carry muốn farm nhanh và gây sát thương nhiều. Trong meta hiện tại, họ muốn tham gia chiến đấu sớm nhất có thể. Wraith Band là item duy nhất đầu game thỏa mãn cả hai điều nói trên, tăng tốc độ farm bằng agility và tốc độ tấn công, cho phép hero tham chiến sớm hơn với lượng HP cao hơn.
Đây không hẳn là điều tồi tệ, và chúng ta tin rằng các đội sẽ sớm có những câu trả lời để khắc chế chúng. Nhưng ở carry meta hiện tại thì mọi thứ vẫn còn thay đổi, đặc biệt là ở những trận đấu đỉnh cao.
Theo Dotabuff
Dota 2: Những Hero Offlane Của Patch 7.20
7.20 mang đến những tướng offlane mới cũng như sự ổn định cho các hero cũ, giúp cho meta trở nên đa dạng và thú vị hơn. Nó cũng gần như loại bỏ meta carry đi – các hero offlane hiện tại chủ yếu là các hero có bộ skill hổ trợ.
Nguyên nhân đầu tiên là do trận đấu trở nên ngắn đi – bạn có thể tham lam, nhưng đừng quá tham lam trong tình hình hiện tại của Dota. Bạn cần những hero tạo khoảng trống, mở combat và đi đầu, thay vì gây sát thương, nếu không hero offlane này sẽ nhanh chóng bị càn quét.
Lý do thứ hai thú vị hơn – setup 2-1-2, tuy vẫn phổ biến, nhưng không còn còn chiếm vị thế độc tôn. Chúng ta thấy các đội chăm lo cho carry hơn, rồi hero đi roam nhiều hơn, điều đó có nghĩa là đôi khi hero ở offlane phải có khả năng solo và tự thân vận động.
Chúng ta không thể nói về các offlane trong 7.20 mà không nhắc qua Magnus. Magnus dễ dàng trở thành hero tiêu biểu trong patch này. Phantom Assassin rõ ràng rất mạnh trong những tình huống nhất định, nhưng trong nửa số game đó, Magnus mới là hero khiến PA nổi bật lên.
Hero này tăng sát thương bonus thêm cho các carry, tăng khả năng farm lên rất nhiều nếu là hero tay ngắn. Farm và gây sát thương là hai yếu tố lớn mà carry phải làm trong game và Magnus bổ trợ cả hai điều này.
Magnus cũng có khả năng dọn lane và nuke, nên luôn có thể bắt kịp mọi người và luôn thủ trong người skill trốn thoát nếu cần. Skewer vừa làm chậm, giải cứu, mở combat: bất kỳ điều gì bạn muốn – bạn có thể nghĩ Skewer giống như Meat Hook AoE, nhưng có thể đẩy đối phương ra xa đội của mình.
Cuối cùng, chúng ta có Reverse Polarity. Đây là skill ổn, nhưng cooldown lâu khiến cho nó không thể trở thành tốt. Dù sao đi nữa, AoE xuyên BKB trong gần 4 giây có thể thay đổi cục diện trận đấu và kết hợp tốt với các skill còn lại của Magnus.
Một trong những hero nổi trội nhất trong đấu trường chuyên nghiệp, nhưng có vẻ như không được trọng dụng trong pub. Sand King mới là hero đáng gờm phải coi chừng, dù đã bị nerf. Lượng sát thương cùng disable tốt và khả năng trốn thoát an toàn, buộc support đối phương phải tốn toàn nguyên cho SK. Sand King chắc chắn là ứng cử viên sáng giá cho offlane.
Ngày càng nhiều người nâng Sandstorm mới lên tối đa trước. Tuy nó giới hạn khả năng mở combat trong giai đoạn đầu-giữa game, nó gần như đảm bảo Sand King sẽ lên Blink Dagger đúng thời điểm. Nếu có Blink, Burrow Strike sẽ có phạm vi thấp (do chưa nâng nhiều điểm) không còn là điều quá lo ngại.
Sand King cũng đối đầu rất tốt với nhiều carry tay ngắn trong lane. Melee carry khá phổ biến trong game hiện tại và điều đó sẽ giúp SK là khắc tinh hiệu quả. Do Finale khó mà giết chết ngay đối thủ, nhưng nó sẽ làm chậm tốc độ farm của họ và buộc carry đối phương phải đầu tư thêm item hồi máu trong quá trình đi lane.
Làm chậm carry đội bạn trong khi vẫn farm tiếp là combo tuyệt vời với một hero mạnh ở giữa game. Sand King có thể không hiệu quả về cuối game, nhưng hero này rất mạnh trong 20-30 phút đầu game và đó cũng là thời điểm mà đại đa số trận đấu kết thúc.
Hawk mới có thể mất đi sự linh hoạt, nhưng nó tạo ra tầm nhìn rộng – điều cực kỳ quan trọng trong đấu trường chuyên nghiệp cũng như những trận pub rank cao. Beastmaster hiện tại gần như có cho mình thêm hai cái ward trên bản đồ ở bất kỳ thời điểm nào của game – điều này không đã đủ giúp các đội lựa chọn Beastmaster.
Ngoài ra, skill stun xuyên BKB một đối tượng 4 giây và aura rất mạnh, Beastmaster sẽ luôn hữu dụng trong mọi tình huống.
Xu hướng lên đồ mới nhất cho Beastmaster là lên Vladmir’s Offerting thay vì thêm những item summon mới từ Necronomicon hay Helm of the Dominator. Chúng ta đã phân tích giáp có tầm ảnh hưởng như thế nào và người chơi đang dần thích nghi với 7.20. Kết hợp với aura Inner Beast, Beastmaster sẽ giúp đội có lợi thế hơn về DPS cũng như khả năng sống sót.
Centaur có skill mới giúp cho các đòn đánh tay của bản thân rất mạnh vào đầu game và có lợi về cuối game. Đó là cách mà những đội Trung Quốc tại vòng loại Chongqing Major đã dùng: 1-1-3 trong quá trình đi lane, khiến cho đối phương sơ hở bằng đón đánh tay hơn 300 sát thương trước 10 phút đầu game.
Giai đoạn giữa và cuối game của Centaur Warrunner chủ yếu dựa vào Stampede – công cụ tuyệt vời giúp đội trốn thoát an toàn, hay biến bất kỳ hero nào trong đội thành người mở combat tốt. Nâng cấp Aghanim’s Scepter rất đáng đầu tư- giảm 40% lượng sát thương nhận được thật sự tăng khả năng sống sót lên rất nhiều.
Brewmaster được làm lại có thể chơi ổn tại offlane, nhưng thường nằm ở vị trí support 4 hiện tại. Chơi ở offlane, Brewmaster có thể lên được nhiều item hơn, không chỉ dừng ở Blink hay những món item cộng aura.
Thunder Clap là chiêu làm chậm và nuke rất mạnh, nhưng không phải là disable tốt. Đại đa số đối tượng sẽ có đủ thời gian để hóa giải, hầu hết những carry đều kịp lúc bấm BKB và đủ khả năng phản ứng. Do đó, lên theo hướng tank Brewmaster với aura tốt để đi đầu, thu hút sự chú ý, và sử dụng ultimate của mình trong trận đấu.
Để điều đó trở nên hiệu quả, bạn không nhất thiết phải lên Blink Dagger, từ đó giảm chi phí chung của hero xuống đi đôi chút. Điều đó đồng nghĩa Brewmaster có thể chơi ở support và vẫn hoàn toàn ổn, hoặc cách khác là solo trong lane sau 5 phút đầu game, hút XP và farm rừng nếu cần thiết.
Axe vẫn mạnh. Sở hữu ‘Reverse Polarity phiên bản dỏm’, nhưng cooldown chỉ 10 giây thay vì 130 giây. Ngoài ra, Axe rất mạnh trong quá trình đi lane và farm rừng nhanh hơn hầu hết các hero của game.
Điều đó khiến cho Axe ổn định. Hero này có thể lên Blink Dagger đúng thời điểm cũng như level. Axe có thể bắt những hero chống phép (spell immune). Axe có thể gây lượng sát thương lớn đều đặn.
Thế nhưng, chúng không có nghĩa là Axe ‘vô đối’. Magnus có thể thay đổi vị trí đối phương, Centaur có chiêu thoát, Brewmaster vô hiệu hóa một mối nguy hiểm trong thời gian rất dài, Beastmaster thì aura tuyệt vời cùng tầm nhìn bao quát. Axe thì có thể mở combat hoặc phản công, chỉ có nhiêu đó. Đặc biệt là trong giai đoạn sau của game, khi Culling Blade buff trở nên khó đạt hơn.
Do đó, hero này có thể phát huy tối đa khi đội sở hữu nhiều hero mạo hiểm, nhưng mạnh – những hero cần khoảng trống và chỉ hiệu quả ở một số tình huống nhất định, như đánh kẻ thù không thể phản kháng được (ví dụ: Sniper + Axe, do Sniper rất dễ chết nếu đối phương bắt được, việc có Axe sẽ giúp Sniper tha hồ bắn tỉa từ xa).
LỜI KẾT
Thông qua các chỉ số có được từ những vòng loại gần đây cũng như các giải đấu nhỏ, chúng ta có thể chắc chắn một điều – meta đang biến chuyển. Vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá và tìm ra cách khắc chế. Tất nhiên, meta hiện vẫn còn Magnus và PA – bộ đôi gần như không thể đánh bại. Nhưng có lẽ, dù không cần đến những patch nerf sau, chúng ta tin rằng các đội sẽ sớm tìm ra câu trả lời cho bộ đôi hero này.
Việc tìm ra câu trả lời là một trong những điểm thú vị nhất của Dota và các game thủ nên tiếp tục thử nghiệm, cũng như chia sẻ ý tưởng của mình với cộng đồng.
Theo Dotabuff
Cập nhật thông tin chi tiết về Dota2: Những Hero Phải Pick Trong Meta 7.12 trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!