Bạn đang xem bài viết Dota 2: Những Hero Offlane Của Patch 7.20 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
7.20 mang đến những tướng offlane mới cũng như sự ổn định cho các hero cũ, giúp cho meta trở nên đa dạng và thú vị hơn. Nó cũng gần như loại bỏ meta carry đi – các hero offlane hiện tại chủ yếu là các hero có bộ skill hổ trợ.
Nguyên nhân đầu tiên là do trận đấu trở nên ngắn đi – bạn có thể tham lam, nhưng đừng quá tham lam trong tình hình hiện tại của Dota. Bạn cần những hero tạo khoảng trống, mở combat và đi đầu, thay vì gây sát thương, nếu không hero offlane này sẽ nhanh chóng bị càn quét.
Lý do thứ hai thú vị hơn – setup 2-1-2, tuy vẫn phổ biến, nhưng không còn còn chiếm vị thế độc tôn. Chúng ta thấy các đội chăm lo cho carry hơn, rồi hero đi roam nhiều hơn, điều đó có nghĩa là đôi khi hero ở offlane phải có khả năng solo và tự thân vận động.
Chúng ta không thể nói về các offlane trong 7.20 mà không nhắc qua Magnus. Magnus dễ dàng trở thành hero tiêu biểu trong patch này. Phantom Assassin rõ ràng rất mạnh trong những tình huống nhất định, nhưng trong nửa số game đó, Magnus mới là hero khiến PA nổi bật lên.
Hero này tăng sát thương bonus thêm cho các carry, tăng khả năng farm lên rất nhiều nếu là hero tay ngắn. Farm và gây sát thương là hai yếu tố lớn mà carry phải làm trong game và Magnus bổ trợ cả hai điều này.
Magnus cũng có khả năng dọn lane và nuke, nên luôn có thể bắt kịp mọi người và luôn thủ trong người skill trốn thoát nếu cần. Skewer vừa làm chậm, giải cứu, mở combat: bất kỳ điều gì bạn muốn – bạn có thể nghĩ Skewer giống như Meat Hook AoE, nhưng có thể đẩy đối phương ra xa đội của mình.
Cuối cùng, chúng ta có Reverse Polarity. Đây là skill ổn, nhưng cooldown lâu khiến cho nó không thể trở thành tốt. Dù sao đi nữa, AoE xuyên BKB trong gần 4 giây có thể thay đổi cục diện trận đấu và kết hợp tốt với các skill còn lại của Magnus.
Một trong những hero nổi trội nhất trong đấu trường chuyên nghiệp, nhưng có vẻ như không được trọng dụng trong pub. Sand King mới là hero đáng gờm phải coi chừng, dù đã bị nerf. Lượng sát thương cùng disable tốt và khả năng trốn thoát an toàn, buộc support đối phương phải tốn toàn nguyên cho SK. Sand King chắc chắn là ứng cử viên sáng giá cho offlane.
Ngày càng nhiều người nâng Sandstorm mới lên tối đa trước. Tuy nó giới hạn khả năng mở combat trong giai đoạn đầu-giữa game, nó gần như đảm bảo Sand King sẽ lên Blink Dagger đúng thời điểm. Nếu có Blink, Burrow Strike sẽ có phạm vi thấp (do chưa nâng nhiều điểm) không còn là điều quá lo ngại.
Sand King cũng đối đầu rất tốt với nhiều carry tay ngắn trong lane. Melee carry khá phổ biến trong game hiện tại và điều đó sẽ giúp SK là khắc tinh hiệu quả. Do Finale khó mà giết chết ngay đối thủ, nhưng nó sẽ làm chậm tốc độ farm của họ và buộc carry đối phương phải đầu tư thêm item hồi máu trong quá trình đi lane.
Làm chậm carry đội bạn trong khi vẫn farm tiếp là combo tuyệt vời với một hero mạnh ở giữa game. Sand King có thể không hiệu quả về cuối game, nhưng hero này rất mạnh trong 20-30 phút đầu game và đó cũng là thời điểm mà đại đa số trận đấu kết thúc.
Hawk mới có thể mất đi sự linh hoạt, nhưng nó tạo ra tầm nhìn rộng – điều cực kỳ quan trọng trong đấu trường chuyên nghiệp cũng như những trận pub rank cao. Beastmaster hiện tại gần như có cho mình thêm hai cái ward trên bản đồ ở bất kỳ thời điểm nào của game – điều này không đã đủ giúp các đội lựa chọn Beastmaster.
Ngoài ra, skill stun xuyên BKB một đối tượng 4 giây và aura rất mạnh, Beastmaster sẽ luôn hữu dụng trong mọi tình huống.
Xu hướng lên đồ mới nhất cho Beastmaster là lên Vladmir’s Offerting thay vì thêm những item summon mới từ Necronomicon hay Helm of the Dominator. Chúng ta đã phân tích giáp có tầm ảnh hưởng như thế nào và người chơi đang dần thích nghi với 7.20. Kết hợp với aura Inner Beast, Beastmaster sẽ giúp đội có lợi thế hơn về DPS cũng như khả năng sống sót.
Centaur có skill mới giúp cho các đòn đánh tay của bản thân rất mạnh vào đầu game và có lợi về cuối game. Đó là cách mà những đội Trung Quốc tại vòng loại Chongqing Major đã dùng: 1-1-3 trong quá trình đi lane, khiến cho đối phương sơ hở bằng đón đánh tay hơn 300 sát thương trước 10 phút đầu game.
Giai đoạn giữa và cuối game của Centaur Warrunner chủ yếu dựa vào Stampede – công cụ tuyệt vời giúp đội trốn thoát an toàn, hay biến bất kỳ hero nào trong đội thành người mở combat tốt. Nâng cấp Aghanim’s Scepter rất đáng đầu tư- giảm 40% lượng sát thương nhận được thật sự tăng khả năng sống sót lên rất nhiều.
Brewmaster được làm lại có thể chơi ổn tại offlane, nhưng thường nằm ở vị trí support 4 hiện tại. Chơi ở offlane, Brewmaster có thể lên được nhiều item hơn, không chỉ dừng ở Blink hay những món item cộng aura.
Thunder Clap là chiêu làm chậm và nuke rất mạnh, nhưng không phải là disable tốt. Đại đa số đối tượng sẽ có đủ thời gian để hóa giải, hầu hết những carry đều kịp lúc bấm BKB và đủ khả năng phản ứng. Do đó, lên theo hướng tank Brewmaster với aura tốt để đi đầu, thu hút sự chú ý, và sử dụng ultimate của mình trong trận đấu.
Để điều đó trở nên hiệu quả, bạn không nhất thiết phải lên Blink Dagger, từ đó giảm chi phí chung của hero xuống đi đôi chút. Điều đó đồng nghĩa Brewmaster có thể chơi ở support và vẫn hoàn toàn ổn, hoặc cách khác là solo trong lane sau 5 phút đầu game, hút XP và farm rừng nếu cần thiết.
Axe vẫn mạnh. Sở hữu ‘Reverse Polarity phiên bản dỏm’, nhưng cooldown chỉ 10 giây thay vì 130 giây. Ngoài ra, Axe rất mạnh trong quá trình đi lane và farm rừng nhanh hơn hầu hết các hero của game.
Điều đó khiến cho Axe ổn định. Hero này có thể lên Blink Dagger đúng thời điểm cũng như level. Axe có thể bắt những hero chống phép (spell immune). Axe có thể gây lượng sát thương lớn đều đặn.
Thế nhưng, chúng không có nghĩa là Axe ‘vô đối’. Magnus có thể thay đổi vị trí đối phương, Centaur có chiêu thoát, Brewmaster vô hiệu hóa một mối nguy hiểm trong thời gian rất dài, Beastmaster thì aura tuyệt vời cùng tầm nhìn bao quát. Axe thì có thể mở combat hoặc phản công, chỉ có nhiêu đó. Đặc biệt là trong giai đoạn sau của game, khi Culling Blade buff trở nên khó đạt hơn.
Do đó, hero này có thể phát huy tối đa khi đội sở hữu nhiều hero mạo hiểm, nhưng mạnh – những hero cần khoảng trống và chỉ hiệu quả ở một số tình huống nhất định, như đánh kẻ thù không thể phản kháng được (ví dụ: Sniper + Axe, do Sniper rất dễ chết nếu đối phương bắt được, việc có Axe sẽ giúp Sniper tha hồ bắn tỉa từ xa).
LỜI KẾTThông qua các chỉ số có được từ những vòng loại gần đây cũng như các giải đấu nhỏ, chúng ta có thể chắc chắn một điều – meta đang biến chuyển. Vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá và tìm ra cách khắc chế. Tất nhiên, meta hiện vẫn còn Magnus và PA – bộ đôi gần như không thể đánh bại. Nhưng có lẽ, dù không cần đến những patch nerf sau, chúng ta tin rằng các đội sẽ sớm tìm ra câu trả lời cho bộ đôi hero này.
Việc tìm ra câu trả lời là một trong những điểm thú vị nhất của Dota và các game thủ nên tiếp tục thử nghiệm, cũng như chia sẻ ý tưởng của mình với cộng đồng.
Theo Dotabuff
Dota 2: Những Hero Carry Của Patch 7.20
Cuối cùng, chúng ta sẽ tập trung vào những hero carry phổ biến và ổn định nhất của meta 7.20. Đây là những cái tên hiện diện nhiều nhất trong pub và là những hero chúng ta phải luôn sẵn sàng đối đầu. Anti-Mage trở lại mạnh mẽ trong meta ngay cả trước 7.20 cộng với những buff mà hero này nhận được sau đó. Couterspell là chiêu cực mạnh giúp hero này trốn thoát – không có nerf gì nhiều với hero, ngoại trừ việc mất thêm 5% trong magic resistance.
Điều này biến Anti-Mage trở nên tốt hơn trong tay những game thủ nhiều kinh nghiệm. Trước đó, người chơi Anti-Mage giỏi cần phải hiểu rõ cơ cấu lane cũng như cảm giác map tuyệt vời, để họ có thể khai thác sự linh hoạt của hero, vượt mặt kẻ thù và thắng game bằng cách sở hữu nhiều item và level hơn.
Hiện tại, Anti-Mage có thể chơi chủ động hơn, đặc biệt là khi đối phương không thể stun liên tục lên hero này.
Có lẽ là hero nổi trội nhất nhì trong patch này, tùy thuộc vào MMR của bạn. Phantom Assassin và Magnus là bộ đôi combo dễ dàng triển khai và hiệu quả cực kỳ cao.
Sau khi bị nerf liên tục, cộng đồng đang tranh cãi khi nào Phantom Assassin có thể tự thân mình vận động, mà không cần Magnus hỗ trợ. Empower giúp hero này rất nhiều, tăng tốc độ farm, cho phép hero bỏ qua Battlefury và lên thẳng những món đồ làm chủ nhịp độ trận đấu, vừa tăng lượng sát thương hero lên nhiều.https://www.youtube.com/watch?v=G0PWUoDrp1E
Theo những thông số cho thấy, Phantom Assassin chỉ có thể hiệu quả khi có Magnus hiện hữu trong đội, đặc biệt là sau những đợt nerf vừa rồi. Hero hiện có tỉ lệ thắng 50% và chúng ta có thể giả định rằng tỉ lệ thắng của PA sẽ cao hơn khi chơi cùng Magnus. Điều này cũng đồng nghĩa rằng tỉ lệ thắng của PA khi không có Magnus là dưới 50% – không có cách biệt lớn, nhưng nó có nghĩa PA sẽ không quá mạnh như trong một số game.
Phantom Assassin là hero kiểm soát nhịp độ trận đấu và cực kỳ yếu nếu không có khởi đầu thuận lợi. Lên Battlefury tăng tốc độ farm rất nhiều và thường được xem là item cần thiết khi Magnus không nằm trong đội hình, thế nhưng item Desolator buộc phải trì hoãn. Nếu không có món đồ giảm giáp này, Phantom Assassin phải lên hướng Phantom Brawler (trâu) và tất nhiên Phantom Brawler không có sức đột phá như trên. Nếu bạn thấy PA đang lên Battlefury, hãy áp lực lên hero này ngay lúc đầu và chơi chủ động nhiều nhất có thể – bạn không muốn đối mặt với PA khi đã lên đủ đồ đâu.
Strong Dispel và Hex được làm lại đã đưa Slark trở lại meta – một lần nữa, nếu chơi đúng cách, Slark có thể trở thành hero khó bị bắt nhất trong game.
Sau khi bị nerf liên tiếp, Slark giờ đã tạm ổn – hero không quá mạnh cũng như không quá yếu, và được pick thường xuyên trong trận.https://www.youtube.com/watch?v=XpB_KSDpSBg
Có lẽ, thay đổi lớn nhất với Slark không nằm ở patch cân bằng mà là cách chúng ta chơi game. Slark vẫn khá yếu ở giai đoạn đi lane, nên các đội chuyên nghiệp lẫn pub level cao đều tìm thấy thành công nhiều hơn khi chơi Slark trilane. Cụ thể, tầm quan trọng của việc cướp Agility vĩnh viễn – vài pha ăn mạng đầu game sẽ giúp hero này hung hãn hơn, tăng sát thương lẫn khả năng sống sót.
Có lẽ là một trong những hero ít thú vị nhất trong danh sách này, dù vậy Juggernaut vẫn là hero ổn định và thành công nhất. Có thể “tham chiến” ngày từ lúc đầu game và sự linh hoạt tốt để cho phép người chơi đối đầu với mọi tình huống.Juggernaut là mối đe dọa khi đi lane, dù đó là 2v2. Hero này không nhất thiết phải giết rất nhiều hero hay chơi áp đảo, nhưng Juggernaut không hoàn toàn dựa hết vào support để kiểm soát lane, vẫn có thể farm ổn và lên level tốt. Với khởi đầu thuận lợi, Juggernaut hoàn toàn có thể solo ổn ở lane. Support không cần phải bảo vệ carry này trong giai đoạn đầu game.
Ở giai đoạn sau của trận đấu, ultimate được làm lại biến Juggernaut thành mối nguy hiểm lớn hơn trước đó. Juggernaut vẫn có thể được xem là core tempo hiện tại, nhưng miễn là farm đủ, ultimate của mình giờ có sức ảnh hưởng nhiều hơn. 3.5 giây DPS không bị gián đoạn. Nhờ ultimate này, Juggernaut vẫn có ích trong mọi thời điểm của game đấu tuy là hero này tỏa sáng nhất ở giữa game, không có gì quá khó khăn nếu game bước vào giai đoạn cuối – hãy đảm bảo là các item lên được và chiến thuật của đội hỗ trợ điều này.
Faceless Void có tỉ lệ thắng khoảng 50% trong game từ rank Divine trở lên. Time Lock mới đôi khi khiến người điều khiển khó chịu, nhưng với những ai biết chơi, họ sẽ luôn tìm được cách khai thác.
Giai đoạn đi lane có lẽ sẽ bị yếu tố “may mắn” ảnh hưởng nhiều nhất – đôi khi bạn Time Lock ba lần liên tiếp, đôi khi đến phát đánh thứ 5/6 vẫn chưa bash được. Tuy nhiên, nhìn chung, Time Lock không nên được xem là yếu tố quan trọng để Faceless Void quyết định kết liễu được kẻ thù hay không.Ở giai đoạn sau của game, Faceless Void vẫn là một trong những carry có tiềm năng nhất, kết hợp item và khả năng gây sát thương cao. Void không giết hero nhanh như Phantom Assassin, nhưng có thể setup combat và cho phép bắt được core đối phương dễ dàng.
Một điều phổ biến trong danh sách tất cả hero này là melee và Monkey King chắc chắn nằm trong nhóm những carry tốt nhất để đối đầu với melee. Hero thường được pick để kiếm soát lane và đảm bảo luôn chơi ngang tay với đối thủ. MK có thể quấy rối đối phương, last hit tốt và khả năng giết người ngay từ level 2. Monkey King có thể trụ lâu và biến thành anti-carry, nhờ sự linh hoạt cao và sức mạnh kinh khủng đầu game.
Dù rất phổ biến và sở hữu những sức mạnh trên, Monkey King vẫn là hero “thua”, có tỉ lệ thắng chỉ hơn 45%. Thắng lane không quan trọng trong patch hiện tại so với trước, và trilane với hai hero tay dài hoàn toàn có thể vô hiệu hóa MK trong lane.
Ngoài ra, nhiều người thường tưởng nhầm MK là hard carry – Money King khó trở thành hard carry vào cuối game. Hero không gây sát thương nhiều như Phantom Assassin lẫn Juggernaut và không tiện ích như Faceless Void.Cùng nhìn qua các trận đấu chuyện nghiệp, các đội mạnh thường chơi Monkey King với tư cách off-core. Họ thắng lane, farm được chút đồ và bắt đầu roam map nhờ bộ skill của mình, đẩy lane, giết những support yếu và tạo không gian cũng như thu thập thông tin cho core của đội.
Khoảng không này cho phép các đội có Monkey King bắt đầu kết thúc game sớm và Wuking’s command thường đóng vai trò không phải để gây DPS, mà dùng để cô lập một khu vực. Với Strength và lượng giáp có thêm từ Wukong’s Command, MK có thể đi đầu cho phép bạn đẩy highground đầu game.
LỜI KẾTCác carry Melee Agility hiện đang làm chủ trong Dota. Rất nhiều hero được buff mạnh, thế nhưng nguyên nhân của việc này lại nằm ở Wraith Band.
Các carry muốn farm nhanh và gây sát thương nhiều. Trong meta hiện tại, họ muốn tham gia chiến đấu sớm nhất có thể. Wraith Band là item duy nhất đầu game thỏa mãn cả hai điều nói trên, tăng tốc độ farm bằng agility và tốc độ tấn công, cho phép hero tham chiến sớm hơn với lượng HP cao hơn.
Đây không hẳn là điều tồi tệ, và chúng ta tin rằng các đội sẽ sớm có những câu trả lời để khắc chế chúng. Nhưng ở carry meta hiện tại thì mọi thứ vẫn còn thay đổi, đặc biệt là ở những trận đấu đỉnh cao.Theo Dotabuff
Dota 2: Những Support Tốt Nhất Patch 7.20 Hiện Tại
Một trong những phàn nàn nhiều nhất về patch 7.19 là việc meta support gần như không đổi trong cuối patch này. Chỉ có vài support hữu ích có thể pick đầu hoặc pick thứ hai mà không để đội mình thua.
Nhiều người nghĩ rằng 7.20 thay đổi hoàn toàn điều này, thế nhưng sự thật lại không phải vậy. Game vẫn giới hạn lượng hero support có thể phát huy hiệu quả khi được pick sớm và game vẫn tồn tại những hero rất khó dùng, mà cái giá phải trả lại quá đắt.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những điểm khác biệt quan trọng trong patch này với patch trước. Khác biệt lớn đầu tiên là chúng ta có thể pick core hero ở trong những lượt pick đầu của draft. Bạn không muốn bị counter ngay từ lúc đầu, nhưng ở lượt 1 hoặc 2, việc pick Phantom Assassin, Juggernaut hay nhiều hero offlane vẫn được chấp nhận. Điều này có nghĩa là bạn có thể pick support ở giữa draft và từ đó mở ra nhiều lựa chọn cho bản thân hơn.
Khác biệt lớn thứ hai là lượng hero support phát huy tốt trong patch này nhiều hơn 7.19. Bài viết này sẽ phân tích vài hero support và giải thích tại sao chúng đáng chơi và đáng để bạn tìm hiểu trong 7.20.
BANE
Enfeedble của Bane đuoợc làm lại và giờ đây nó giảm tốc độ tấn công thay vì sát thương, trong khi tăng thời lượng của hiệu ứng tiêu cực ảnh hưởng lên đối phương. Về mặt lý thuyết Enfeedble mới có vẻ hấp dẫn, nhưng đại đa số người chơi Bane vẫn năng Brain Sap và Nightmare tối đa trước. Do đó, hero này không mấy khác biệt so với 7.19.
Trong trường hợp này, nó lại là điều tốt. Bane vẫn khá trâu, có thể trade hit tốt, không gặp khó khăn trong việc ra chiêu và có disable xuyên immunity. Đó là lý do Bane thành công trong 7.19 và là lý do Bane giờ đây vẫn thành công.
DAZZLE
Tuy được chơi ở vị trí core hiện tại, Dazzle vẫn là support tuyệt vời. Bad Juju cho phép hero này trở lại đấu trường chuyên nghiệp, trong khi các cập nhật sau đó gần như hoàn hảo hero này – tỉ lệ thắng của Dazzle chỉ hơn 50% chút xíu và không quá mạnh trong môi trường pub.
Sai lầm phổ biến mà support Dazzle thường mắc phải là họ chỉ nâng Poison Touch có 1 điểm. Đôi khi, Dazzle support có cách build khác trong đầu, đôi khi phải “điều chỉnh” cho phù hợp với lane, ráng sống tốt hơn. Cả hai nguyên nhân trên dẫn đến cách build sai 99%.
Rất nhiều người chơi già dặn nghĩ rằng Dazzle là tướng heal, nhưng việc chơi theo cách đó rất khó trong meta hiện tại. Bạn thật sự cần hai điểm cho Poison Touch, do nó tăng sức mạnh của bạn ở trong lane và có thể xoay chuyển tình thế. Còn không, bạn chỉ càng làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Sai lầm thứ hai là những lầm tưởng trong Medallion of Courage. Nó từng là item tuyệt vời cho hero này và lên Blight Stone đầu game có sức phá hoại kinh khủng, nhưng Medallion và Solar Crest giờ đây phù hợp với core hơn – lên chúng rất là đắt đỏ.
Nếu chơi ở support 5, thường bạn sẽ thành công hơn khi lên Arcane Boots và ráng có Mekansm và Guardian Greaves nếu bước vào giai đoạn cuối game. Có Greaves Aura và hiệu ứng kích hoạt chỉ tốn cooldown 20 giây ăn đứt những món đồ khác trong khung giá này. 950 gold recipe cho Mekansm có lẽ là thứ đắt nhất trong giai đoạn đầu đến giữa game, giúp cho cách lên đồ này khả ổn định.
Nói về cách chơi, bạn cần phải biết thích nghi. Trước đó, trong đại đa số trường hợp, bật Weave, rồi cứu đồng đội bằng Shallow Grave rồi lao thẳng vào đám đông với hy vọng dụ đối phương sử dụng stun lên mình cùng vài đòn đánh tay là cách chơi tốt nhất.
Giờ đây, bạn muốn liên tục chiến đấu và tiếp tục giảm giáp đối phương. Trong khi ở giai đoạn sau cuối game, bạn muốn khai thác tối đa Shallow Grave mỗi 7.5 giây.
GRIMSTROKE
Ink Tendrils giờ đây có thể charge đầy đủ chỉ từ một hero và điều đó khiến cho chiêu này cực kỳ tốt trong lane. Dù bị nerf đôi chút, thay đổi này không cũng đủ giúp Grimstroke hỗ trợ từ đằng sau cho đến chơi chủ động trong lane.
Với 600 HP và 3 giáp khởi đầu, hero này chưa bao giờ được xem là support trâu và phối hợp tốt khi đi cùng một hero có khả năng stun hay lao vào đối phương. Tuy nhiên, sau bản nerf 7.20d, sự hiện diện của Grimstroke rất là đáng sợ.
Ngoài ra, với talent+90 GPM đầu game, bạn sẽ có một support đi lane tuyệt vời, với những chiêu phép tốt ở giữa game và có thể lên những item nhắm một đối tượng vào giai đoạn sau của game.
JAKIRO
Jakiro hưởng lợi từ việc đi lane tốt, nhưng hero này cũng hấp dẫn hơn nhờ các game diễn ra ngắn hơn trong patch mới. Mọi người cuối cùng cũng tập trung đẩy trụ, và nhiều hero đẩy trụ đang nằm trong meta, điều đó có nghĩa là Liquid Fire trở thành chiêu phá trụ ưa thích.
Tùy vào tình huống của trận, Jakiro có thể theo cách build tham gia teamfight nhiều hơn, giúp linh động trong combat. Trong khi Dual Breath có lẽ là chiêu level 1 tốt nhất và Liquid Fire giúp thắng lane, nếu bạn thấy trận đấu sẽ kéo dài và rất nhiều teamfight xảy ra, hãy nâng Ice Path tối đa trước để đạt kết quả tốt nhất.
Khác với nhiều support phổ biến hiện nay, Jakiro có talent GPM khá là trễ, nhưng cũng sẽ nhận thêm talent +30% ở level 10. Talent này cho phép Jakiro tham gia giai đoạn giữa game cùng những chiêu phép được nâng cấp tốt hơn, mạnh hơn.
Thế nhưng, hero này lại thụt lùi trong giai đoạn cuối game và tốt hơn là nên đẩy trụ cùng đồng đội ở phút 20-30. Tuy nhiên, khi kết hợp với những hero có khả năng setup mạnh như Faceless Void, Jakiro sẽ gây ra lượng sát thương lớn trong toàn trận.
LICH
Frost Shield có lẽ là một trong những chiêu support tốt nhất trong game và nó giúp cho Lich được ưu ái hơn. Frost Shield mạnh trong lane, cả phòng thủ lẫn tấn công. Nó tốt trong giữa game và hoàn toàn tuyệt vời vào cuối game, do lượng sát thương chủ yếu thường là vật lý. Kết hợp với phạm vi cast xa và thời gian cast chiêu nhanh, Frost Shield trở thành công cụ rất mạnh của Lich.
Tuy nhiên, Lich chỉ có tỉ lệ thắng trên 50%, một phần đến từ những chiêu khác của bản thân. Không có gì hấp dẫn vè Frost Blast – độ hữu dụng của nó ngày càng ít đi khi game kéo dài, nhưng ở đầu game thì khá ổn.
Sinister Gaze, chiêu mới của Lich, có lẽ là một trong những phép tệ nhất game – 120 mana cho disable 1.6 giây với phạm vi cast 500 và 30 giây cooldown. Disable vẫn là disable và có thể cứu đồng đội, nhưng Sinister Gaze lại quá yếu. Nó không phải là chiêu AoE, cần 2.4 giây để channel và hiệu ứng thứ hai kéo đối phương lại gần bạn gần như chỉ để làm cảnh.
Tất cả chiêu disable khác trong game đều hơn hẳn Sinister Gaze, nhưng Lich vẫn là hero dễ chơi với tỉ lệ thắng ổn. Frost Shield mạnh như vậy đó. Nâng nó tối đa trước, sử dụng hợp lý và bạn sẽ thắng trận đấu của mình.
LION
Lion liên tục được nâng cấp giúp cho tỉ lệ thắng của hero này cũng cao hơn trong pub.
Lion chưa bao giờ tệ. Kể từ patch 7.12, manacost level 1 Earthspike được giảm, Lion đã trở nên khá hơn. Lion từng là khắc tinh của Slark, do có nhiều disable và có thể trụ lâu trong lane bằng lượng mana của bản thân. Tất nhiên, Lion phải trả giá cho điều đó bằng chỉ số ban đầu thấp, nhưng nếu chơi khôn ngoan, Lion sẽ babysit tốt cho core và chơi chủ động hơn.
Mọi thứ kể trên vẫn đúng, ngoại trừ khắc tinh củ Slark. Có thêm 50 sát thương cho mỗi pha ăn mạng bằng Finger Death không thật sự giúp hero này mạnh hơn, nhưng điều đó giúp cho mọi người chú ý đến Lion và khai thác tiềm năng trong Lion. Talent level 15 +150 GPM rất tuyệt và Lion có thể lên những item lớn, nếu cần.
Sở hữu nhiều disable sẽ giúp Lion hữu ích trong giữa game, trong khi các chiêu nuke có thể tạo ra khác biệt lớn trong giai đoạn sau cuối game. Miễn là biết chơi Lion, cùng việc chọn vị trí và sử dụng spell hợp lý, hero này có thể là support cực kỳ mạnh.
SHADOW SHAMAN
Shadow Shaman là disable support tốt nhưng đánh đổi khả năng teamfight để tăng tiềm năng đẩy trụ. Thiếu talent GPM rõ ràng ảnh hưởng xấu đến Shadow Shaman và +20% XP không đủ để thay thế, nhưng Shadow Shaman vẫn có thể được pick đầu tiên.
Khi kết hợp với những hero trâu sở hữu khả năng thu hút đối phương và thay đổi vị trí của chúng thì Shadow Shaman rất mạnh ở trong lane. SS tuy ít máu, nhưng đòn tay lại rất cao và các chiêu nuke đầu game có thể xoay chuyển tình thế theo ý bạn.
Ngoài ra, Shadow có thể tạo ra nhiều khoảng trống hơn khi so với Lion. Shadow Shaman có khả năng kiểm soát map và đẩy trụ tốt hơn. Đối phương có thể bỏ lane mà Lion đang đẩy do Lion đẩy trụ châm. Trong khi Shadow Shaman buộc kẻ thù phải rotate, còn carry của đội mình thì farm rừng.
Điều này có nghĩa đội đối phương phải lãng phí thời gian và tài nguyên để gank support hero hoặc đi gank core, nhưng đổi lại có thể mất trụ trong quá trình gank core đó. Với Shadow Shaman, cảm giác map tốt và hiểu thế trận của game quan trọng hơn là vị trí đứng và khả năng dùng các chiêu của bản thân.
LỜI KẾTTrên là bảy hero support có độ thành công cao trong game, ít nhất là về dữ liệu thu thập được của meta hiện tại. Từ đó, bạn có thể pick đầu những hero này và nếu biết chơi chúng, bạn sẽ không tạo ra bất lời trong những đồng đội của mình.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa đây là những support hero tốt của game. Chúng chỉ là phổ biến nhất hiện nay và đồng đội bạn tốt hơn là biết cách phối hợp tốt với mọi người. Chúng ta vẫn có nhiều lý do để không pick bảy hero này, đặc biệt là ở giai đoạn sau của draft. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là giao tiếp với nhau, và đảm bảo đồng đội của mình biết cách chơi cùng bạn.
Những Combo Offlane Thành Công Nhất Trong Dota 2 Sau Patch 7.27D
Kể từ khi Team Secret đưa ra lựa chọn Bloodseeker đi Offlane của trong một loạt trận đấu với OG vào tháng trước, việc lựa chọn hero này đã nhanh chóng gia tăng và trở thành một trong những hot pick ở pos 3-.
Theo trang web chúng tôi về các combo hero offlane tốt nhất trong Patch 7.27d, Bloodseeker tự hào đứng top với tỷ lệ thắng lên đến 62,41% khi kết hợp với Crystal Maiden.
Bloodseeker và Crystal Maiden
Điều duy nhất mà Bloodseeker thực sự thiếu trong giai đoạn đi đường là khả năng kiểm soát. Không có gì ngạc nhiên khi một trong những hero khống chế đầu game tốt nhất là Crystal Maiden sẽ kết hợp hoàn hảo với kẻ săn mồi này.
Blood Rite của Bloodseeker là một kỹ năng gây sát thương thuần cực kỳ mạnh trên diện rộng nhưng lại có thời gian gồng chiêu khá lâu. Trong khi đó kỹ năng Crystal Nova của Crystal Maiden mang lại khả năng làm chậm trong 4,5 giây sẽ đóng vai trò khống chế đối phương đủ lâu để chúng có thể chịu toàn bộ sát thương dồn của Bloodseeker.
Crystal Maiden hầu như luôn đạt được tỷ lệ thắng cao trong các trận pubs, bất kể tier rank của hero này tệ đến mức nào, phần lớn là nhờ kỹ năng Arcane Aura cung cấp năng lượng cũng như độ hữu dụng của nó trong suốt trận đấu. Bloodseeker cũng không phải là ngoại lệ vì việc build theo hướng offlane đã biến tướng này thành một hero ngốn nhiều năng lượng hơn trước.
Underlord và Dark Willow
Underlord và Dark Willow là hai trong số những hero giỏi nhất trong việc biến mặt đất thành một cái bẫy nguy hiểm. Cả hai đều sở hữu những kỹ năng đặt bẫy cực kỳ khó chịu đồng thời bổ sung các khả năng khống chế cho nhau.
Skill Firestorm của Underlord và Pit of Malice tự nó đã là một combo gây sát thương cực kỳ mạnh mẽ trong khoảng thời gian giữa trận. Kỹ năng này giờ đây kết hợp với Bramble Maze và Cursed Crown của Dark Willow biến những tướng không có khả năng miễn nhiễm phép sẽ phải chịu mức sát thương đến nghẹt thở theo thời gian miễn là cả hai đều có đủ năng lượng để spam chiêu. Và nếu bạn cần tung một đòn kết liễu tầm xa, Willow sẽ rất sẵn lòng cung cấp khả năng sốc sát thương từ skill Shadow Realm.
Necrophos và Nyx Assassin
Combo Necrophos và Nyx Assassin khiến cặp đôi này gần như không thể bị chết. Đối đầu với 2 tướng này là vô vàn sự ức chế khi phải chứng kiến cả máu và năng lượng của mình bị tiêu hao từ skill Heartstopper Aura của Necrophos và Mana Burn của Nyx. Kể cả khi bạn cố gắng xông lên trả sát thương, bạn sẽ được chào đón với một loạt các hồi máu và sốc sát thương khó chịu của Death Pulse hoặc thậm chí bị stun bởi Spiked Carapace và bỏ mạng.
Thời điểm cặp đôi này đạt đến cấp độ sáu, cả hai đều nhận được sự gia tăng đáng kể về khả năng nhồi dame, khiến đối thủ gần như chắc chắn sẽ bốc hơi ngay lập tức sau khi ăn full combo. Vendetta và Impale của Nyx Assassin sẽ cung cấp sát thương và khả năng kiểm soát, trong khi Reaper’s Scythe của Necrophos sẽ đảm nhiệm vai trò kết liễu.
Dark Seer và Spirit Breaker
Là bộ đôi cận chiến duy nhất trong top 5, Dark Seer và Spirit Breaker đã trở thành cặp bài trùng kể từ khi phiên bản 7.20 ra mắt với sự thay đổi lớn về skill Charge of Darkness. Kỹ năng đã được thay đổi từ chỉ số tốc độ cơ bản thành tốc độ hiện tại của Spirit Breaker, biến đây trở thành sự kết hợp hoàn hảo với skill Haste-granting Surge của Dark Seer.
Thêm vào đó, Spirit Breaker giờ gây nhiều sát thương hơn khi có tốc độ di chuyển cao hơn với skill Greater Bash. Cùng với Ion Shell của Dark Seer, cặp đôi tanker này gần như không thể bị thua lane và thậm chí sẽ hạ gục kẻ thù với một tốc độ khủng khiếp, độ bền cao và khả năng chiến đấu tầm gần.
Cả hai hero đều thuộc loại trụ lane tốt. Warlock có Shadow Word, là một skill hữu dụng khi nó có thể hồi một lượng máu lớn cho đồng đội hoặc gây một lượng sát thương theo thời gian cực lớn, trong khi Legion có Press the Attack để loại bỏ hoàn toàn mọi khống chế đồng thời cung cấp một lượng hồi máu nhất định.
Cả hai hero đều có chiêu cuối xuyên miễn nhiễm phép, đây có thể được xem là một trong những skill khống chế quan trọng vào khoảng thời gian late game. Mặc dù đối mặt với combo này bạn sẽ không phải lo ngại về việc bị nuke chết vì cả 2 skill đều không có lượng sát thương dồn đáng sợ, nhưng bạn sẽ không muốn ăn trọn skill Duel cùng với Chaotic Offering.
Dota 2: Hướng Dẫn Đối Đầu Phantom Assassin Trong Patch 7.20
Phantom Assassin không còn mạnh như hồi Valve mới tung patch 7.20. Nhưng dù đã bị nerf liên tục trong ba patch kế tiếp, cô vẫn là hero được pick nhiều thứ ba trong pub.
Cụ thể hơn, Phantom Assassin là hero được pick nhiều nhất trong tier Ancient và Divine/Immortal. Tuy nhiên, tỉ lệ thắng của hero này chỉ tầm khoảng 50-51%, tương đương với tỉ lệ thắng của mình hồi 7.18 và 7.19. Khi đó, PA vẫn phổ biến (tỉ lệ pick khoảng 24%), nhưng không thể sánh bằng hiện tại (36%).
Sự phổ biến của PA không có nghĩa là hero này mạnh trong meta. Pudge luôn hiện diện trong pub, dù cho hero này mạnh hay yếu.
Thứ khiến PA giành lấy cảm tình của đại đa số người chơi nằm ở khả năng tiễn đối phương lên bảng trong tích tắc. Cô có thể tiêu diệt kẻ thù trên bản đồ trong khi không bị phát hiện khi đang kích hoạt Blur. Và trong giai đoạn giữa đến cuối game, talent Triple Dagger của PA cộng với lượng item tăng sát thương, bạn hoàn toàn có thể khiến đội đối phương khiếp sợ.
CÁC HERO KHẮC TINHSức mạnh của Phantom Assassin nằm ở khả năng burst damage trong lúc buff Phantom Strike. Đó là lý do Blur trong patch này là skill cực kỳ khó chịu, do PA có thể tung hàng loạt đòn đánh mà không sợ bị xử. Những hero thành công khi đối đầu với PA bằng các chiêu phép phòng thủ và/hoặc stun, hoặc khai thác điểm yếu của PA bằng khả năng burst damage phép.
Để kiểm soát PA, hai sự lựa chọn hiệu quả trong meta là Beastmaster và Brewmaster. Hai hero này không chỉ là offlaner mạnh đủ sức giành farm với PA mà cả hai hero này sở hữu bộ skill dùng được đến cuối game. Với Beastmaster, hero này có thể đẩy, tăng tầm nhìn và stun xuyên BKB vào những lúc quan trọng để cản trở PA bắt lẻ.
Drunken Brawler của Brewmaster cho hero công cụ phòng thủ để sống sót trước lượng burst damage từ PA, đủ để tung ultimate. Brew có khả năng kiểm soát giao tranh, trong lúc bật ultimate, giúp hero này là lựa chọn để chống lại những meta hero như Terrorblade và Huskar. Brewmaster có thể chơi linh hoạt ở vị trí support nếu cần. Keen Gaming đã liên tục pick Brew và Beast để đối đầu với pick đầu Phantom Assassin của IG.
Tại H Cup giải Trung Quốc, Invictus Gaming liên tục khắc chế PA bằng combo kinh điển Gyrocopter và Io. Bộ đôi này kết hợp sát thương phép và đủ khả năng sống sót để trụ lại lượng burst damage mà PA gây ra. Theo hướng sát thương phép tương tự, các hero như Morphling, Lina, Timbersaw, và Pugna, có lợi thế trước PA.
LÊN ITEMSilver Edge là một lựa chọn đáng cân nhắc, nhưng về thực tế thì nó thường không hiệu quả trước Phantom Assassin. Bốn giây không đủ thời gian, và nó không chống lại BKB khi mà PA kích hoạt. Silver Edge có thể lên đối với những carry có core item là Shadow Blade, nhưng MKB là lựa chọn tấn công tốt hơn. Thế nhưng, dù carry của đội có lên MKB hay Silver Edge nó cũng sẽ không tạo nên khác biệt lớn so với những item cần lên để chống lại PA.
Trong trận Pavaga vs. Vega Squadron tại Winter Madness, Glimmer, Ghost Scepter, Crimson Guard và Vladmir’s giảm độ hiệu quả của PA.
Các hero support có thể lên Glimmer Cape và Ghost Scepter, kích hoạt chúng theo phản xạ khi PA nhảy vào, và PA hiếm khi còn chỗ để mang theo detection (phát hiện tàng hình). Nhưng nếu các món đồ đó còn quá xa vời thì việc lên nhiều Bracer cũng có thể hữu ích nhằm kéo dài thời gian sống sót của support.
Danh sách item có thể đối đầu với PA còn dài nữa, nhưng chúng đều có một điểm chung: xác định độ nguy hiểm của PA và khai thác điểm yếu của hero này. Nhưng với tỉ lệ thắng và hiện trạng meta hiện tại, có thể bạn sẽ không cần đầu tư quá nhiều tài nguyên để khắc chế hero này.Theo Dotabuff
Dota 2: Đây Là Những Hero Support Mạnh Nhất Patch 7.23
Meta hiện tại vẫn rất khó đoán và liên tục thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không có những support ổn định. Cả position 4 và 5 đều thay đổi đáng kể vào đầu patch và tuy các passive gold và XP đã bị điều chỉnh, support về mặt kinh tế vẫn ổn hơn và mang nhiều trọng trách hơn, khi so với các patch trước.
Bài viết hôm nay sẽ liệt kê những top support 7.23 kèm phân tích ngắn gọn tại sao.
VENGEFUL SPIRITVengeful Spirit là hero của patch, theo thống kê cho thấy. Hero có tỉ lệ thắng ấn tượng thứ hai trong tuần này, với tỉ lệ pick đạt gần 20%. Dù bị nerf, VS không chỉ là pick support được ưu tiên đầu tiên trong pub, mà còn là ưu tiên bị ban trong đấu trường chuyên nghiệp.
Không có gì quá mới hay thú vị trong bộ skill của hero: hầu hết các game thủ rank cao nâng Wave of Terror tối đa đầu tiên, theo sau là Vengeance Aura. Magic Missle thường chỉ được giữ 1 điểm cho đén giai đoạn sau của game, do skill này không mạnh hơn nhiều cho mỗi điểm. Trong khi đó, sát thương thêm từ trừ giáp và chỉ số thêm giúp đội bạn lợi hơn so với giá trị “nuke” từ Magic Missle.
Về talent, cách build khá dễ dàng: Vengeful Spirit có chỉ số Strength tốt, cho nên lấy thêm 15% kháng phép giúp chịu được burst damage từ phía đối phương. Kế tiếp là giảm cooldown cho Magic Missle ở vị trí support, tuy nhiên +15 Agility cũng đáng cân nhắc dù chơi ở position 5 – lượng giáp thêm bù đắp cho một số game hợp lý. Chỉ số thêm tại level 20 thì quá rõ ràng và khả năng cast spell khi là bóng ở level 25 thì không cần bàn cãi, do BKB thường khá ngắn khi bước vào giai đoạn này của game.
Kể từ khi ra mắt patch mới, hero này liên tục được điều chỉnh, tuy giờ không mạnh như một tuần trước đó. Thế nhưng, Treant Protector vẫn có tỉ lệ thắng gần 52% trong số game của mình với tỉ lệ pick 19% và điều đó giúp hero nằm trong danh sách top support 7.23.
Một điều phổ biến trong giới game thủ rank cao là họ thường bỏ qua Living Armor để thêm vài điểm cho Nature’s Grasp và Leech Seed. Nature’s Grasp thường được nâng tối đa trước và cho phép hero chơi hỗ trợ teamfight, thay vì chỉ hồi máu thụ động.
Bộ talent của hero khá thú vị: chúng ta không rõ nên chọn gì tại level 15 và 20. Tàng hình của Nature’s Guise thường tốt hơn cho support và lấy AoE Living Armor có thể thay đổi thế trận ở level 25, nhưng hai talent lại khá tùy thuộc vào tình huống. Hồi máu thêm tại level 15 phù hợp cho support hơn, nhưng nếu đối thủ có dispel hay đã nhắm lên Spirit Vessel, talent này có thể bị lãng phí. Giảm 15% cooldown thường là lựa chọn tốt hơn, nhưng sát thương thêm và tăng khả năng sống sót từ Leech Seed không thể bị coi thường, dù là support – Treant Protector là hero teamfight nên bạn cần tất cả mọi thứ để giúp hero trụ lại và gây sát thương.
Có thể gây sát thương khi dùng Winter’s Curse là buff khá mạnh, nhưng bài viết cảm thấy lý do lớn nhất hero này trở lại meta là do các core sát thương vật lý cũng trở lại meta. Cold Embrace là chiêu khắc chế sát thương vật lý và Winter Wyvern nằm trong top support 7.23 để đối đầu với Ursa và Drow Ranger.
Ngoài ra, rất ít thay đổi về Winter Wyvern. Cách build của hero vẫn là nâng Splinter Blast tối đa rồi 1 điểm cho các skill còn lại, hoặc thêm 1 điểm nữa cho Arctic Burn ở lane nếu muốn chơi chủ động. Chọn lựa talent thay đổi đôi chút và bài viết tin rằng nên lấy +60 Sát thương ở level 10, do nó sẽ cho phép Wyvern kết liễu đối phương dính curse. Tuy nhiên, nó chỉ vận hành tốt nhất khi chơi Wyvern core, thay vì ở support. Với talent +90 GPM, bạn có thể lên Necronomicon ở support Wyvern để thêm tiềm năng DPS và có vài phụ kiện hỗ trợ.
SNAPFIRECái tên cuối cùng trong danh sách support top tier này, Snapfire nằm trong nhóm những hero mạnh nhất ở rank cao nhất, có tỉ lệ thắng gần 55% và tỉ lệ pick trên 35%. Bài viết từng nói Snapfire đã sẵn sàng cho chế độ CM, khi so với Void Spirit, nhưng giờ đây phải rút lại: Void Spirit bị nerf rất nhiều và đã khá cân bằng, còn Snapfire thì không.
Lil’ Shredder là thủ phạm chính. Nó hiếm khi được nâng tối đa đầu tiên hoặc thứ hai, nhưng với khoảng 200 sát thương gây ra cho mỗi đợt creep ở level 1 thì thật quá khó chịu. Đây là skill level 1 cực kỳ giá trị trong số các hero support và hy vọng sẽ được điều chỉnh đôi chút, có thể không phải về độ hiệu quả mà ít nhất cũng phải nerf cooldown lại.
Scatterblast thường là chiêu được nâng tối đa bởi những game thủ rank cao khi đạt level 7. Nó giúp hero burst lượng lớn sát thương từ phút thứ 10 và cho phép hero gank solo: mở đầu bằng Cookie, rồi theo sau là Scatterblast rồi Kisses gây gần 1300 sát thương chỉ trong vài giây. Đây có thể là vấn đề khá đau đầu với hầu hết core Agility phổ biến hiện nay của meta.
Sau giai đoạn đầu-giữa game, hero có thể không còn được chơi theo cách đó, do hero đối phương thường sẽ có đủ đồ cộng chỉ số chịu đòn, nhưng Snapfire vẫn có thể làm support hậu cần: Cookies hồi máu là công cụ cứu đồng đội tuyệt vời hoặc phụ combat, trong khi phạm vi của ultiamte giúp Snapfire không gặp rắc rối trong hầu hết tình huống. Khía cạnh này cũng cần phải cân bằng và chúng ta hy vọng hero sẽ bị nerf đôi chút trong patch kế tiếp.
LỜI KẾTCác game thủ support đã có một khoảng thời gian khá thoải mái. Họ được buff quá nhiều về kinh tế và từng có lúc trở thành quân quan trọng nhất trong draft. Thế nhưng, sức mạnh của support đã giảm lại, nhưng chúng ta có thể nói rằng các hero vẫn có tác động đáng kể đến kết quả của game hơn và điều đó rõ ràng rất tốt.
Ranh giới giữa position 4 và 5 không còn rõ rệt như trước, nhưng patch vẫn đang ở trong giai đoạn đầu, cho nên meta sẽ còn phát triển nữa. Lấy Crystal Maiden làm trường hợp, hero đã bị buff quá tay và sau đó nerf trở lại, nên hy vọng rằng Snapfire ở patch sau sẽ bị nerf lại.
Theo dotabuff
Cập nhật thông tin chi tiết về Dota 2: Những Hero Offlane Của Patch 7.20 trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!