Bạn đang xem bài viết Dota 2: Điểm Mặt Những Hero Hưởng Lợi Từ Item Siêu Khủng Mới Bloodthorn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Được ghép từ Orchid và Crystal, cộng thêm Recipe trị giá 1000 gold, tất nhiên những gì mà Bloodthorn mang lại cũng hoàn toàn xứng với đồng tiền bát gạo.
Mang lại cho hero 25 intelligent, 30 attack speed, 60 damage cùng 150% mana regenation, những chỉ số trên có thể chưa phản ánh hết sức mạnh của Bloodthorn. Ngoài passive crit damage nhờ được hợp lên từ Crystal, Bloodthorn còn có thể active lên người kẻ địch. Nhờ Orchid, Bloodthorn có thể silent đối thủ, đồng thời mang lại khả năng true strike, cho không chỉ riêng bản thân mình mà còn cả đồng đội, gây 1.35x damage từ những đòn đánh cơ bản lên đối thủ.
Mạnh mẽ là vậy, thế nhưng không phải hero nào cũng phù hợp cho món đồ đắt đỏ này. Tuy nhiên, cũng không ít hero được hưởng lợi và vô cùng hứng thú với Bloodthorn.
Nature’s Prophet
Có lẽ không cần phải nghi ngờ về độ hợp của Nature’s Prophet với Bloodthorn. Vốn nổi tiếng là hero cực kỳ cơ động trong những tình huống bắt lẻ, thậm chí dạo gần đây còn được khá nhiều đội tuyển build ở vị trí hard carry, thế nên Bloodthorn mang lại sức mạnh khá đồng đều và hài hòa cho Nature’s Prophet.
Món đồ tuy có hơi đắt đỏ, nhưng đó không phải là vấn đề lớn với người chơi NP. Họ hoàn toàn có thể build trước Orchid, rồi sau đó tùy tình hình mà lựa chọn những item tiếp theo chứ không nhất thiết phải rush thẳng lên item đắt giá này.
Có thêm Bloodthorn, ngoài việc sức mạnh được cải thiện, Nature’s Prophet sẽ càng mạnh mẽ và có thể tiêu diệt đối thủ nhanh hơn trong những tình huống Teleport bắt lẻ của mình. Chưa kể, những chỉ số như intelligent, attack speed hay damage là tất cả những gì mà một hero như Nature’s Prophet cần.
Queen of Pain
Mặc dù nhiều người có thể nghi ngờ độ hiệu quả của item này với Queen of Pain, khi cho rằng đây là hero thuần về gank và gây sát thương phép, nhưng thật ra, Bloodthorn vẫn rất hữu hiệu, tùy theo xu hướng của người chơi khi sử dụng QoP. Nếu tập trung vào những tình huống combat tổng, thì rõ ràng những Aghanim’s Scepter, gậy lốc hay gậy Hex sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn cho QoP.
Nhưng đừng quên QoP cũng cực kỳ mạnh khi build theo lối carry và có thiên hướng bắt lẻ. Trong các phiên bản trước, QoP theo hướng semi carry sẽ thường lên những item như Orchid, Assault Cruisass hay Monkey King Bar. Còn ở phiên bản 6.87 này, một khi đã lên Orchid thì không nghĩa lý gì mà QoP không lên nốt cho mình Bloodthorn trong slot đồ ấy.
Có animation tốt cùng lượng damage tay cơ bản khá ổn, QoP hoàn toàn có thể vẫn mạnh mẽ và giữ được sự cơ động cần thiết của mình khi build theo xu hướng carry như vậy.
Nhiều khả năng, chính việc Bloodthorn ra mắt có thể sẽ dẫn đến một trào lưu QoP semi carry trở lại tại đấu trường chuyên nghiệp. Vẫn mạnh mẽ và cơ động, chả tội gì mà QoP không lên Bloodthorn.
Clinkz
Nếu nói về hero nào hưởng lợi nhất từ việc cho ra mắt Bloodthorn thì đó chắc hẳn phải là Clinkz. Những item hợp lên Bloodthorn như Crystal hay Orchid đều là những core item, trấn phái của vị tướng này. Thường thì để giải quyết vấn đề thiếu hụt mana, các game thủ chuyên nghiệp thường lựa chọn Soul Ring. Nhưng tại các trận đấu pub, Orchid vẫn là ưu tiên hàng đầu, khi ngoài giải được bài toán mana, nó còn khiến Clinkz thêm dễ dàng hơn trong những tình huống chủ động gank lẻ.
Chỉ có khả năng gây sát thương vật lý mạnh mẽ, thế nên Crystal cũng là item không thể thiếu để cải thiện sức mạnh cho Clinkz. Hợp nhất hai item này, Clinkz vừa tiết kiệm một slot đồ, vừa có sức mạnh tổng hợp và giờ đây có lẽ không mất quá nhiều thời gian để hero này trừng phạt những con mồi đi lẻ, một khi đã sở hữu cho mình Bloodthorn.
Storm Spirit
Từ khi Bloodstone cũng như bản thân Storm Spirit bị nerf một cách thậm tệ, sau màn thể hiện quá tuyệt vời của Sumail trước đó thì linh hồn sấm sét này gần như biến mất hoàn toàn khỏi đấu trường chuyên nghiệp. Hầu hết người chơi Storm Spirit bây giờ thường lựa chọn Orchid như item chủ đạo, hướng tới những pha gank hay bắt lẻ, thay vì chọn Bloodstone để bù đắp cho sự thiếu hụt mana như trước.
Bloodthorn có lẽ không phải quá phù hợp cho Storm Spirit, đặc biệt là ở giai đoạn đầu game. Tuy nhiên, càng về cuối trận đấu thì không tội gì mà Storm Spirit không lên item này. Khi thời gian trôi về cuối, vấn đề về thiếu hụt mana được giải quyết, Storm Spirit hoàn toàn có thể nâng cấp Orchid lên thành Bloodthorn ngay khi có điều kiện.
Tiết kiệm một slot đồ, có thêm những chỉ số và hiệu ứng khá ổn, đó là còn chưa kể, lượng sát thương mà Storm Spirit gây ra vẫn dựa chủ yếu vào những đòn đánh tay có tác dụng thêm của Overload. Thế nên, có thêm Bloodthorn thì những đòn đánh sấm sét của vị tướng này sẽ càng thêm phần thốn cho đối thủ.
Dota 2 Patch 6.84: Những Hero Hưởng Lợi Nhiều Nhất Từ Aghanim’S Scepter
1. Alchemist
Có thể nói đây là trường hợp khá đặc biệt khi bản thân Alchemist không hưởng lợi nhiều khi được Valve buff thêm hiệu ứng với Aghanim’s Scepter, mà người hưởng lợi nhiều nhất lại chính là những người đồng đội của anh.
Thật vậy, khi mà ở phiên bản này, Alchemist có thể buff Aghanim’s Scepter lên người đồng đội, giúp đồng đội có buff và hiệu ứng vĩnh viễn của Gậy xanh. Cụ thể, đồng đội của anh sẽ nhận được hiệu ứng về kỹ năng cũng như toàn bộ stats mà Aghanim’s Scepter mang lại sau khi nhận buff từ Alchemist.
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng sau khi buff cho đồng đội, Aghanim’s Scepter trên người Alchemist sẽ tự động hủy ngay lập tức, đồng nghĩa với việc vị tướng này vừa buff 4200 gold cho đồng đội của mình. Nhưng với bộ kỹ năng của mình cùng với việc được buff gold khi ăn Bounty Rune, trong một thế trận thuận lợi, việc sở hữu sớm một hoặc nhiều chiếc Aghanim’s Scepter cho Alchemist là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
2. Legion Commander
Buff từ Gậy xanh trong phiên bản 6.84 này giúp ích quá nhiều cho Legion Commander. Khi giờ đây sẽ không còn cảnh cuộc Duel kết thúc bất phân thắng bại do hết thời gian nữa mà mỗi lần Legion sử dụng ultimate của mình sẽ là một lần phải có một người nằm xuống.
Trang bị thêm Aghanim’s Scepter, Duel của LC sẽ không bị giới hạn thời gian, và chỉ có thể bị phá vỡ nếu mục tiêu vượt quá 2500 range (có thể sử dụng IO hay Chen để phá). Điều này khá lợi cho LC ở giai đoạn mid game khi mà đôi lúc lượng sát thương của vị tướng này cũng như đồng đội là không đủ để có thể kết thúc đối phương trong thời gian khuôn khổ của Duel.
Ngoài ra, trang bị này cũng mở ra một lối lên đồ mới cho vị tướng này, khi giờ đây LC có thể lên max tank rồi Duel vào hero chủ chốt của đối phương, câu giờ cho đồng đội có một combat thắng lợi.
3. Morphling
Với Gậy xanh, Morphling sẽ sở hữu cho mình kỹ năng Hybrid. Morphling có thể sử dụng lên đồng đội của mình để tạo ra một ảo ảnh giống hệt từ chỉ số cho tới kỹ năng, có điều người nước sẽ không thể sử dụng ultimate của bản thể. Nhưng thế cũng đã là quá đủ cho Morphling. Chỉ riêng việc sao chép 100% các chỉ số của hero mục tiêu đã là quá mạnh, đằng này Valve còn buff cho Morphling thêm khả năng sử dụng luôn các skill sẵn có của hero đó.
Thử tưởng tượng đến cảnh Morphling, sau khi dùng hết những gì có thể trong combat, sau đó lập tức Hybrid vào Medusa-carry của đội, và viễn cảnh sẽ là 2 con Medusa sẽ bắn nát đội hình team địch. Điều này càng xây dựng cho Morphling thêm chắc chắn cho một vị trí offlane, thậm chí là support trong phiên bản 6.84 này.
Khi mà giờ đây, không cần quá nhiều đồ, Morphling cũng có thể gây ra hiệu ứng làm choáng kéo dài hơn 4s, thậm chí là gây một lượng sát thương lớn chỉ với trang bị Aghanim’s Scepter của mình.
4. Nature Prophet
Dường như Alliance vượt qua cơn bão dư luận để kick Niqua và chiêu mộ lại Bulldog cũng vì những điều chỉnh của Valve trong phiên bản 6.84 này nhằm vào Nature Prophet. Nếu như trước đây anh chàng này nổi tiếng với Furion phong cách Blink và Necronomicon thì trong phiên bản 6.85 này, chắc Bulldog nên bổ sung thêm Aghanim’s Scepter vào core item của mình.
Với Gậy xanh trong tay, cứ mỗi một unit bị giết bởi Wrath of Nature sẽ biến thành một con Treant tương ứng với level của Nature’s Call, trong khi nếu tiêu diệt được hero địch sẽ tạo ra 1 con Treant khỏe hơn (3x damage và máu).
Quả là hoàn hảo cho Bulldog với phong cách Rat Doto của mình, khi giờ đây, ở bất cứ đâu, với ultimate cùng với Aghanim’s Scepter, Nature Prophet có thể gây áp lực lên cả 3 đường của đối thủ, cùng với đó có thể kết hợp farm rừng, kiếm thêm lượng gold cho bản thân. Quá đông và quá nguy hiểm khi NP sở hữu cho mình Gậy xanh.
5. Lone Druid
Lại một hero tủ nữa của Bulldog được buff từ Aghanim’s Scepter. Sở hữu Gậy xanh, Spirit Bear, đồ đệ trung thành của Lone Druid sẽ có thể tấn công các mục tiêu khác mọi lúc mọi nơi mà không còn bị giới hạn bởi khoảng cách với gấu bố. Bên cạnh đó, kể cả Lone Druid có bị tiêu diệt thì Spirit Bear cũng sẽ không biến mất mà có thể tiếp tục chiến đấu cùng đồng minh.
Valve đã cải thiện rất nhiều sức mạnh của Lone Druid thông qua buff này. Thời điểm có Gậy xanh, Lone Druid có thể farm ở cả 3 lane cũng như rừng nhờ vào sự cơ động của Spirit Bear. Bên cạnh đó, các support team địch sẽ phải cảnh giác cao độ với Spirit Bear khi chỉ cần 3 món đồ trong người, việc không bị giới hạn khoảng cách tấn công hoàn toàn có thể giúp Spirit Bear thoải mái trong việc truy đuổi và thậm chí kết liễu luôn các support yếu máu.
6. Life Stealer
Lifestealer sẽ sở hữu thêm kỹ năng Assimilate khi trang bị cho mình Aghanim’s Scepter. Với Assimilate, Lifestealer có thể nuốt chửng một hero đồng đội, cho phép đồng đội đó núp trong người hắn. Tất cả các nguồn hồi máu của Lifestealer sẽ được chia cho hero nằm ẩn nấp.
Hero ẩn nấp có thể chui ra bất kì lúc nào bằng cách bấm skill xuất hiện, gây ra 300 damage trong phạm vi 700 AOE. Tuy nhiên, nếu Lifestealer chết hoặc nuốt 1 hero khác, hero đang núp sẽ tự động chui ra. Như vậy, sau khi sở hữu Aghanim’s Scepter, Lifestealer sẽ không còn thụ động trong việc bám lane hoặc rừng farm nữa mà có thể chủ động phối hợp đi gank cùng đồng đội.
Valve cũng mở ra cho Lifestealer hướng đi sát thủ giống với Slark khi giờ đây, item mà Lifestealer chọn lựa sau gậy xanh hoàn toàn có thể là Blink để phối hợp gank cùng đồng đội tốt hơn, đa dạng hóa lối chơi vốn rất tẻ nhạt trước giờ của Lifestealer.
Điểm Mặt Những Hero Mang Tên “Assassin” Trong Dota 2
Là 1 sát thủ trong DotA 2 nhưng Riki không thật sự mạnh ở đầu game, vì là tướng agi, Riki còn khá dễ chết bởi số máu khá thấp của mình. Chỉ khi nào level 6, tăng cho mình 1 điểm vào Permanent Invisibility mới giúp anh chàng này có cuộc sống dễ dàng hơn. Có thể nói Permanent Invisibility là kĩ năng tối thượng của Riki, khi nó giúp Riki tàng hình vĩnh viễn trừ những lúc tấn công và sử dụng skill. Nhờ đó Hero này có thể ở bất cứ đâu để kết hợp cùng những đồng đội của mình tiêu diệt đối phương một cách đầy bất ngờ và nhanh chóng.
Nhờ khả năng tàng hình, Riki luồn ra sau sử dụng “bom khói” kết hợp với Clock.
Khoảng giữa game là thời điểm phát huy bản năng của Riki. Với 1 lượng đồ kha khá, nhờ skill Smoke Screen có khả năng làm chậm, Silent và miss đến 70% cho những đơn vị đứng trong vùng ảnh hưởng, cùng với khả năng áp sát của Riki quá tuyệt vời nhờ skill Blink Strike cộng với Backstab gây damage dựa trên số agility của anh ta khi chém từ phía sau, thì cơ hội sống sót cho những mục tiêu của Riki gần như không có.
Tên “Assassin” Nhưng PA lại là 1 Late Hero, 1 carry hạng nặng. Chỉ đến cuối game khi có được cho mình những món đồ cần thiết, hoặc khi có được những item như Black King Bar + Helm Of The Dominator PA mới thực sự phát huy được bản năng “sát thủ” của mình.
Về late game, PA có thể 1 “cân” 2 hoặc 3 hero địch.
Stifling Dagger giúp PA có thể farm ở đầu game cũng như dùng để truy đuổi con mồi vì có khả năng làm chậm. Blur tăng khả năng né đòn cho PA 20/25/30/35% . Tuy nhiên khả năng sát thủ của PA được biết đến nhờ skill Coup de Grace, với Coup de Grace PA nâng cấp khả năng sát thủ của mình lên 1 cấp độ mới, khi tăng 15% khả năng “chí mạng” với lượng damage gây ra bằng 250/350/450% sát thương của anh ta. Cùng đó Phantom Strike cho PA khả năng áp sát kẻ địch và tăng tốc độ đánh trong 3s.
Về cuối game rất có thể chỉ với 1 lần áp sát bởi Phantom Strike , PA đã có thể nhanh chóng kết thúc 1 hero dịch. Giống như với Riki, PA cũng rất khó chơi bởi rất dễ bị gank và cần 1 lượng đồ rất nhiều. Khi quyết định chơi PA tốt nhất nên có 1 hoặc 2 Hero có thể hỗ trợ và “bảo kê” bạn . Nếu không rất dễ làm gánh nặng cho team.
Templar Assassin (Lanaya)
Cũng với 1 lượng máu rất thấp. Cô nàng sát thủ này tăng khả năng chống chịu và gây damage cho mình bằng skill Refraction. Meld cho phép Lanaya tàng hình ở bất cứ thời điểm nào, và ra 1 đòn tấn công gây khá đau 50/100/150/200 trừ 2/4/6/8 giáp trong 10s nếu tấn công trại vị trí tàng hình. Dù là 1 hero range nhưng tầm tấn công của cô nàng khá thấp, khoảng 140. Do đó Psi Blades giúp Lanaya cộng thêm 60/120/180/240 cho bản thân cũng như cho cô nàng khả năng bắn xuyên theo đường thẳng.
Lanaya kết thúc nhanh chóng sniper bằng bộ skill của nàng khi mới level 7.
Chỉ với Refraction và Meld thì Lanaya khó lòng nào mà áp sát để tiêu diệt đối phương được. Nhưng với Psionic Trap, Lanaya đặt ra những cái bẫy thần bí vô hình để theo dõi những chuyển động của đối phương và khi được kích hoạt, sẽ làm chậm những đơn vị xung quanh bẫy 1 khoảng. Với Psionic Trap nó giúp cô nàng trở thành 1 “sát thủ” hoàn hảo.
Với bộ skill gây damage khá nhiều, người chơi Lanaya thường lên Blink Dagger sớm nhất có thể để tăng thêm sự cơ động của Lanaya. Tuy nhiên để chơi được Lanaya, người chơi cần 1 sự nhuần nhuyễn để có thể phát huy hết sức mạnh của hero này.
NA được coi là 1 “Assassin” hàng đầu theo đúng nghĩa của nó. Gọi NA là 1 Anti Mage thứ 2 quả thật cũng xứng đáng. Khi mà Mana Burn đốt 1 lượng mana, HP gấp 5 lần Intelligence của đối phương. Skill Impale khiến đối phương bị hất tung lên trời, bị stun và gây ra 80/140/200/260 damage cho đối phương. Spiked Carapace tạo ra 1 lớp giáp tuyệt vời cho NA mỗi khi kích hoạt, Spiked Carapace đỡ và phản lại 100% đòn tấn công đầu tiên vào NA gây stun 1 khoảng thời gian.
Vendetta khiến NA cơ động và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Khi đạt level 6, và có Vendetta, chỉ với 1 combo Vendetta + Impale + Mana Burn thì bất cứ hero nào cũng có thể bị tiêu diệt bởi NA. Vendetta không chỉ cho NA khả năng tàng hình, mà còn tăng 20% tốc độ di chuyển và gây ra 250/400/550 Damage khi tấn công đối phương. Khi NA đã có cho mình Dagon thì thật là xui xẻo cho những “con mồi” nào bị chú ý tới. Người chơi NA nên đi mid lấy level thật nhanh để tận dụng khả năng gây damage đáng kể đáng kể của anh chàng này ngay từ đầu game.
Điểm Mặt Những Hero “Trái Nghề” Trong Dota (Phần I)
Những hero này có lối chơi không giống với đại đa số hero cùng class.
Như chúng ta đã biết DotA có 104 hero được chia thành 3 class chính gồm Strength, Agility, Intelligence. Mỗi class đều có thế mạnh riêng và hầu hết các hero trong class sẽ có lối chơi dựa trên thế mạnh đó chẳng hạn như các hero class Strength thường là tanker hoặc semi-tank (vừa late vừa tank), Intelligence thì là support, nuker,…
Thế nhưng trong cả 3 class đều có những hero “trái nghề”, tức là dù thuộc class đó nhưng lại thường đảm nhận vai trò đặc trưng của một class khác. Có lẽ Icefrog cho những hero này xuất hiện trong class để làm phong phú và đa dạng hệ thống hero, đồng thời giúp chúng ta có nhiều sự lựa chọn hơn khi chơi.
Bài viết hôm nay sẽ cho chúng ta thấy được những gương mặt này:
1. Class Strength
Khi nghĩ đến các Strength hero chúng ta thường nghĩ ngay đến những hero có máu nhiều, damage mạnh và khả năng tank mạnh nhất trong 3 class như Centaur, Panda, Tidehunter. Ngoài ra còn một vai trò khác là semi-tanker tức là vừa tank vừa có thể trở thành late hero cực mạnh như Leoric, Barathrum, Lycanthrope.
34 Strength hero của DotA.
Đầu tiên hãy nói đến vai trò nuker, hay còn gọi là combat chính và thường được các Intelligence hero đảm nhận. Và khi đã nói đến combat thì gương mặt đầu tiên chúng ta nên nhắc đến đó chính làEarthshaker, hero combat kinh khủng nhất DotA với combo skill quá hoàn hảo. Như đã nói, dù là một Strength hero nhưng hero này thường xuyên được pick dưới vai trò mở combat hoặc hỗ trợ gank, def chứ không bao giờ được dùng làm tanker hoặc semi-tanker.
Người chơi biết đến ES thông qua một hero combat hơn là tanker.
Kế đến là Undying, một hero combat có thể nói vượt trội hơn ES vì có thể combat lâu dài chứ không phải tung combo thật mạnh rồi lủi đi. Undy có 2 skill cooldown thấp nhưng rất lợi hại là Decay và Soul Rip nên càng combat lâu thì hero này càng khỏe.
Một gương mặt nữa mới được buff tại 6.72f đó chính là Pit Lord, với việc 2 skill chính của Pit được làm lại đã tăng sức mạnh của hero này trong những combat lớn lên rất nhiều. Hiện Pit có thể trở thành một cỗ xe tăng, càn quét và gây lượng damage cực lớn với combo Pit of Malice Expulsion Firestorm.
Đừng coi thường Pit lord tại 6.72.
Ngoài ra còn một số hero như Tauren Chieftain, Tuskar, Sand King, Rexxar, Clockwerk đều có thể combat và gank rất mạnh. Sang vai trò support, một vai trò cũng rất đặc trưng của class Intelligence. Thật khó tin khi những hero thuộc hệ Strength lại trở thành những hero đứng sau hỗ trợ cho những carrier nhưng thật sự là có vài hero được pick cho vai trò này.
Đầu tiên là Omni Knight với bộ skill tự vệ quá mạnh như bơm máu (Purification), kháng phép (Repel) và ultimate siêu cứng (Guardian Angel). Hero này thật sự thích hợp với vai trò support hơn cả vì những carrier mà được hero này bảo kê thì quá tuyệt vời. Trong những trận đấu clan war, Omni còn được pick để bảo kê những hero như Spectre để chúng bá đạo hơn trong những combat lớn.
Strength hero support tốt nhất DotA.
Kế tiếp là IO, một hero có thể nói chính xác là được Icefrog làm ra để đảm dương vai trò support. Tether tăng MS của chính IO và hero đồng đội đồng thời còn kết dính 2 hero lại để skill Overcharge và ultimate Relocate hoạt động trên cả 2 hero. Spirits thì tạo một vòng bảo vệ để có thể giúp gank hoặc lấy vision cho IO, đây xem như một skill hỗ trợ gank hoặc bảo vệ cho đồng đội khi cần. Overchage gia tăng AS cho hero bạn và ultimate thì có thể cứu đồng đội hoặc đi gank thì quá tuyệt vời.
Một số hero khác có thể support như : Abaddon, Phoenix.
2. Class Agility
Vốn là một trong những số những class hero được ưa thích nhất DotA vì hầu hết những hero nhóm này đều có thể trở thành carrier hoặc late hero, tức là những hero rất mạnh vào cuối trận đấu và có thể trở thành siêu nhân. Đơn giản vì những hero này được tăng điểm Agility nhiều sau mỗi lần lên cấp và như thế thì tốc độ đánh và armor cũng tăng theo.
31 Agility hero của DotA.
Nhưng hãy thử với vai trò combat và gank, bạn sẽ thấy có rất nhiều gương mặt triển vọng ở nhóm này. Đầu tiên là Nevermore, siêu hero solo mạnh hàng đầu DotA, dù cũng là một carrier mạnh nhưng Shadow Fiend có khả năng combat ít Agility hero nào bì kịp, kể cả các Intelligence hero. Đó là nhờ 2 skill Shadowraze và ultimate Requiem of Souls, chỉ cần một chút khéo léo và kinh nghiệm, hero này có thể tiêu diệt một lúc nhiều hero mà thậm chí chẳng cần đánh một phát nào (giống như các Intelligence hero).
Nevermore có lối chơi combat đẹp mắt nhất nhì DotA.
Thứ hai đó là Gyrocopter, máy bay quân sự của DotA đang dần khẳng định tên tuổi khi được pick cả trong Competitive. Giống như Clockwerk ở class Strength, hero này có thể gank và combat rất tốt vì bộ skill có manacost thấp nhưng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt khi có gậy xanh thì ultimate có thể cast global.
Gyrocopter là một Agility nên chơi theo đường gank/
Một số gương mặt khác cũng có thể combat hoặc gank như: Venomancer, Razor, Yurnero, Mirana.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Điểm lại sức mạnh của 3 class Hero trong DotA Ba class hero chính trong DotA là Strength, Agility, Intelligence. Mỗi class có những đặc điểm riêng bao trùm lên 104 heroes DotA. Bất cứ hero nào trong DotA (Warcraft III) đều có 3 thuộc tính (attributes) cơ bản là: Strength, Agility, Intelligence. Mỗi hero đều có một…
Dota 2: Sự Trở Lại Của Hero Siêu Khủng Outworld Devourer
Xuyên suốt bề dày lịch sử của DOTA 2, đã không ít lần Valve “quá tay” buff các hero và biến chúng thành những quái vật imba đến khó tin.
Changelog
Outworld Devourer là một trong số ít những hero được Valve “làm lại” trong Patch chúc mừng giáng sinh 6.86. Trong những ngày đầu tiên, hero này không nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người chơi do chỉ số intel thảm hại và tâm lý ngại tìm hiểu hướng đi cho một hero mới rework.
Tuy vậy, trong quá trình chuyển đổi từ 6.86 sang 6.86c, Outworld Devourer đã nhận được những buff rất đáng chú ý. Cụ thể, Arcane Orb không chỉ tăng lượng intel trộm được của đối thủ từ 0/1/2/3 lên 2/3/4/5 mà còn cộng thêm duration.
OD đã dần dần thu hút được sự chú ý của các game thủ khi từng bước khẳng định được vị thế của bản thân ở mid lane. Hero này có thể dễ dàng outplayed hoàn toàn đối thủ, biến họ thành những con creep to xác không có mana, và đồng thời chiếm hoàn toàn thế thượng phong trong việc last hit – deny bằng skil Astral Imprisonment 4 giây.
Chỉ trong một thời gian ngắn, OD gặt hái được những thành công không nhỏ qua cách build skill khá mới mẻ ở những bracket MMR tương đối cao.
Tỉ lệ người chơi pick OD tăng gần gấp đôi sau 6.86c và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Những con số biết nói
Win rate của Outworld Devourer đạt đỉnh điểm là 53.06% tại 2k MMR và có dấu hiệu trượt dốc nhẹ về 50.09% khi xuất hiện trong 5k+ bracket
Hiện tượng này có thể được giải thích do OD là một hero không dễ gì để bị counter hoàn toàn. Ngăn chặn hero không chỉ cần tư duy chiến thuật tốt mà còn cả hiểu biết, nhận thức nhạy bén về gameplay. Những kẻ thù truyền kiếp như Anti Mage hay Nyx Assasin lại đòi hỏi một mức kĩ năng trung bình khá để có thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.
Ở mức MMR cao, nơi tập trung các game thủ thực sự để tâm đến meta, tuy win rate của OD có phần đi xuống nhưng phần trăm được pick lại tăng đáng kể. Với tần xuất được ban/pick là 23 trên tổng số 39 game đấu ở MDL, Outworld Devourer đã thu hút được không ít sự chú ý, đồng thời khẳng định được sức mạnh thật sự khi được tự do tung hoành trong một môi trường “nghiêm túc” hơn.
Skill build
Trong các pub game thông thường, Astral Imprisonment thường là sự lựa chọn “số 1” của người chơi.
Hướng đi thông thường của các OD picker.
10 giây cooldown và duration 4 giây của “W” chính là điểm mạnh của lối chơi này. Tuy không được hỗ trợ lượng damage và mana nhưng lợi thế disable liên tục không những làm khó chịu kẻ địch ở lane mà còn giúp cho những combat sớm trở nên dễ dàng hơn từ lợi thế hơn người.
Mặt khác, các pro player thường chỉ lấy 1 điểm Astral Imprisonment và ưu tiên max Essence Aura và Arcane Orb càng sớm càng tốt.
Hướng đi max Arcane Orb + Aura sẽ giúp OD own lane bằng lượng dam vượt trội và khả năng harass tốt. 22s cooldown tuy không thể thực sự gây khó dễ cho đối phương nhưng đủ dùng mỗi khi có wave creep mới, hơn nữa lại phù hợp với mục đích giữ mana cho skill “Q”. Không những thế, khi trận đấu đổ dần về mid game, Outworld Devourer sẽ snowball nhanh hơn, cũng như xây dựng được lượng damage đủ để sẵn sàng bước vào late game.
Đôi lời nhắn nhủ
Nhìn chung, Outworld Devourer là hero mà ta có thể tin dùng trong những trường hợp khó khăn. Sự hữu dụng, khả năng tự lập cũng như lượng damage khủng từ early đến late game là các yếu tố biến OD thành một trong những sự lựa chọn ưa thích của các tay chơi chuyên nghiệp khi họ cần đến một pick mang tính đột phá.
Hãy luôn linh hoạt và để tâm tới ý đồ của đối thủ, khai thác các lỗ hổng trong quá trình draft của họ, khéo léo đặt Outworld Devourer trong một tình huống bất ngờ nhất để có thể phát huy toàn bộ sức mạnh của hero này.
Điểm Mặt Những Hero Có Skill Toàn Map Dota (Phần I)
Global không tạo nên sự mất cân bằng cho DotA, nó chỉ tăng khả năng dứt điểm cùng một số lợi thế khác mà hầu hết các đội đều cần.
Global là một tính từ có nghĩa mang tính toàn cầu, ở đây ám chỉ toàn map DotA. Thật ra không phải tuyệt đối chính xác 100% nhưng ý nói các skill có thể cast ở những vị trí rất xa nơi hero đang đứng.
Trước phiên bản 6.55 chỉ có vài hero có global skill, nhưng đến nay trải qua nhiều phiên bản, rất nhiều hero mới xuất hiện và không thiếu những hero có skill như vậy. Global không tạo nên sự mất cân bằng cho DotA, nó chỉ tăng khả năng dứt điểm cùng một số lợi thế khác mà hầu hết các đội đều cần.
Từ Zeus cho đến Spectre , Furion và nay là AA, Invoker , Clockwerk . Điều đó chứng tỏ các hero global luôn có một vị trí đứng quan trọng trong các chiến thuật hàng đầu hiện nay. Hôm nay chúng ta sẽ điểm mặt những hero đó và sự lợi hại của những global skill đó: 1. Zeus Đã nói đến global phải nhắc ngay đến Zeus, một trong những thuộc hero thuộc họ điện, sét. Với biệt danh “búa lùn” Hero này sở hữu skill Lightning Bolt gây damage cực kì mạnh, đây từng là hot-boy của đấu trường competitive khi có thể solo được với hầu hết các hero của DotA và khả năng gank rất “bá đạo” cho đến một ngày Magic Stick ra đời.
Zeus từ lâu đã khẳng định được sức mạnh của mình trong DotA.
Tuy nhiên ultimate của Zeus mới là cái cần bàn đến, khả năng global của skill này là hoàn hảo vì nó chỉ tác động lên hero (không tàng hình hay đang immune magic). Từ trên trời một luồng sét giật thẳng vào người hero địch. Đây là ultimate rất được ưa thích trong public vì khả năng ks (kill-steal) của nó. Còn đối với competitive game , ultimate giúp lấy sight các hero địch, giúp mở combat tốt, khóa dagger của các hero mở combat (initiator hero) như ES, Enigma ,…
Zeus rất được ưa chuộng trong các trận đấu public nhờ khả năng ks hoàn hảo.
Zeus từng nằm trong bộ 3 của chiến thuật global nổi tiếng do chúng tôi đã sang tạo ra gồm: Zeus, Spectre , Furion . Với 3 ultimate được triển khai lần lượt là Zeus ultimate trước lấy sight , sau đó Spectre ultimate để chọn hero yếu nhất hoặc đi lẻ và Furion ngay lập tức ultimate và Teleport đến đó để gank cùng Spectre . 2. Furion Chỉ thua Zeus về độ nổi tiếng, ngoài ra đây mới chính là hero global nhất DotA vì có những 2 skill giúp Furion có thể tung hoành khắp nơi trên map.
Furion có tới 2 skill có khả năng thực hiện trên toàn bản đồ.
Skill Teleport giúp Furion có thể dịch chuyển tức thời đến tất cả những nơi đã bị explore (khám phá). Ultimate Wrath of Nature có thể cast lên 16 unit bất kì trong những khu vực có tầm nhìn (vision area).
Với 2 skill kể trên đã quá đủ để Furion có thể gank và combat, farm push tuyệt vời. Không chỉ thế, chiến thuật 4-1-0 cũng được sáng tạo ra dựa trên chính hero này. Trong Public DotA thì game thủ hay lên Dagon để đi gank hiệu quả. 3. Spectre Một late hero thuần túy và được xem là một kẻ có khả năng gank và tank tốt nhất DotA. Desolate có khả năng giúp tăng damage khi tấn công đối phương, Spectral Dagger giúp Spec có thể farm, gank, dứt điểm và bỏ trốn khi bị truy đuổi, Dispersion giống như một Blade Mail AOE và thật nguy hiểm cho những hero muốn solo với Spec.
Spectre là late Hero duy nhất có khả năng tham gia combat mọi lúc, mọi nơi.
Ultimate Haunt cũng là skill góp phần tạo nên tên tuổi của Spectre trong đấu trường competitive với khả năng tham gia combat tức thời. Tận dụng skill này Spectre có thể farm ở một lane và khi cần có thể có mặt ngay trong combat. Skill này còn mạnh ở chỗ khóa Dagger một cách hiệu quả hơn cả ultimate của Zeus hay Furion vì các illusion đuổi theo tấn công liên tục các hero mục tiêu.
4. Guardian Wisp (IO) Xuất hiện từ 6.68 nhưng dù trải qua một thời gian khá dài nhưng cả 4 hero mới Gyrocopter, Shadow Demon, Thrall và IO đều không nhận được sự ưu ái từ cộng đồng DotA. Không có ai thực sự nổi bật để được ưa thích trên cả 2 đấu trường competitive và public.
Những Hero ra mắt cùng thời điểm với IO đều không được trọng dụng nhiều.
Tuy nhiên IO lại là một hero thú vị, là một strength hero nhưng lại đi theo hướng của một intelligent hero. Sở hữu cả 4 skill active và một ultimate có khả năng global khá lạ, sau khi dịch chuyển đến địa điểm cần thì IO chỉ được ở khu vực đó trong 12 giây, trước đó nếu muốn IO có thể dùng skill Tether để kéo một hero đồng đội theo đến khu vực đó.
Với skill này IO chính thức là ganker global hàng đầu DotA, vì khi kết hợp với một số hero như Ursa, Butcher hay N”aix thì cặp đôi IO và hero đó sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Chỉ rất tiếc là Icefrog vẫn chưa đưa hero này vào competitive game . Còn tại sao public không thích hero này, đó là vì hero này quá thiên về support mà hầu hết game thủ chơi DotA ai cũng muốn mình là nhân vật chính.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Điểm mặt những hung thần “bắt buộc” phải bị… nerf ở phiên bản sauKhông khó để nhận ra điều này khi chúng đều đang là các hot pick trong DotA hiện nay.
Huskar
Không có gì phải bàn cãi khi khẳng định rằng Huskar chính là hero “sướng” nhất ở phiên bản 6.72 lần này. Dễ thấy, ở mỗi phiên bản được ra mắt, Ice Frog thường khiến cho chúng ta đỏ mắt vì sự xuất hiện của các hero quá imba. Nếu như trước đây, Tuskarr và Phoenix từng làm điên đảo cộng đồng thì giờ đây, Huskar nổi lên như là một trong những sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Ultimate Life Break của Huskar được buff quá mạnh.
Chỉ với một vài sửa đổi, buff trong Ultimate, Huskar đã thực sự lột xác khi giờ đây, ngay từ level 6, hero này đã có thể dễ dàng tiễn đối thủ của mình lên bảng và thậm chí có thể trở thành Carry chủ lực của cả team vào lúc Late Game. Với khả năng mới tiếp cận mục tiêu một cách nhanh chóng trong phạm vi 600 range, phải chăng sắp tới đây, chúng ta sẽ còn được thấy Huskar xuất hiện trong các competitive game?
Nếu như trước kia, Huskar từng phải đau đầu khi buộc phải cố công farm lên tận Phase Boots để tiếp cận mục tiêu thì hiện nay, hero này đã có thể ăn mạng ngay từ lúc đầu. Đặc biệt, Huskar sẽ càng “sát thủ” hơn nữa nếu như anh nhận được sự hỗ trợ của các đồng đội.
Invoker
Quả thực là một điều khó hiểu khi Ice Frog không mấy đả động đến hero hot nhất hiện nay, ở cả competitive lẫn public game. Đầu tiên, việc giảm 5 damage khởi điểm của Invoker có lẽ chẳng mấy ăn nhằm khi hero này vẫn có đến khoảng 60 damage khởi điểm (tăng ngọc lửa). Ngay từ lúc đầu, Invoker vẫn hoàn toàn có thể “đì” các hero đi cùng lane của mình nhờ range bắn xa (nếu không muốn nói là quá xa) và sau đó, damage của hero này sẽ càng tăng lên nếu ta tiếp tục tăng Exort.
Invoker vẫn quá mạnh.
Bên cạnh đó, rõ ràng là việc nerf skill Arcarity từ manacost 50 lên 100 cũng như giảm damage chẳng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng skill của hero này. Invoker vẫn có thể gây damage quá khủng cũng như lượng mana dồi dào mà hero này nhận được (từ Exort).
Không khó để dự đoán rằng đây vẫn sẽ là một hot ban/pick trong thời gian tới.
Lich
Không phải là một Carry có thể cân team vào lúc Late Game như 2 hero trên nhưng với những gì mà Lich làm được ở Early cũng như Late Game, ta dễ thấy Ice Frog cần tiếp tục có những thay đổi đối với hero này ở các phiên bản tiếp theo.
Không chỉ đì mọi hero mình gặp lúc ban đầu, Lich còn có khả năng nghiền nát cả team đối thủ vào lúc Mid Game.
Skill Dark Ritual vẫn quá mạnh! Không chỉ giúp Lich liên tục có mana để spam Nova lên đầu đối thủ, skill này còn khiến cho những hero đi cùng lane với Lich bị giảm đi một lượng exp lẫn tiền đáng kể. Tự deny creep của mình và khiến cho đối thủ không thể nhận được lượng exp từ creep đó, Lich thực sự có thể đì tất cả mọi đối thủ mình phải đối mặt ở các level đầu. Ở phiên bản 6.72 này, tuy thời gian Cooldown của skill Dark Ritual bị sửa từ 30/27/24/21 thành 35/30/25/20s nhưng qua điều này có lẽ chẳng thể làm giảm sự đáng sợ của Lich.
Thậm chí, ở giai đoạn Mid Game, Lich vẫn tiếp tục tỏa sáng khi đóng một vai trò quyết định trong chiến thắng của cả đội trong combat. Ultimate gây damage quá khủng khiếp và hoàn toàn có thể nghiền nát cả team đối thủ nếu họ sơ xuất.
Theo PLXH
Nắm bắt xu hướng của DotA 6.72b: Gank! Các trận đấu phải combat nhiều hơn, không còn chuyện các hero chỉ biết farm nữa mà có thể gank ngược lại thậm chí áp đảo ở lane. Dù chỉ mới ra mắt được vài tuần và có một số phản hồi không mấy tốt đẹp ngay những…
Cập nhật thông tin chi tiết về Dota 2: Điểm Mặt Những Hero Hưởng Lợi Từ Item Siêu Khủng Mới Bloodthorn trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!