Bạn đang xem bài viết Các Hàm Database Trong Excel (Dsum, Dcount, Daverage) được cập nhật mới nhất trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong Excel, bên cạnh những hàm cơ bản như SUM, COUNT, AVERAGE, còn tồn tại các hàm này ở phiên bản nâng cao hơn, giúp ích cho bạn trong nhiều trường hợp hơn, đó là các hàm DSUM, DCOUNT, DAVERAGE.
Các hàm cơ sở dữ liệu trong Excel trong bài viết này đều có chung 1 cấu trúc cho các tham số:
+ Tham số đầu tiên: vùng chứa dữ liệu
+ Tham số thứ 2: cột thực hiện phép tính toán cộng, trung bình, và phép đếm
+ Tham số thứ 3: vùng điều kiện cho việc tính toán
+ Vùng điều kiện có thể là đại diện cho điều kiện trong 1 cột (G1:G2) với điều kiện là các dòng có cột Amount lớn hơn 2000
+ Vùng điều kiện có thể kết hợp điều kiện nhiều cột trong cột database (G8:H9)
+ Vùng điều kiện có thể kết hợp nhiều điều kiện AND hoặc OR (G13:H15)
Trong Excel, một nhóm hàm có chức năng tương tự như những hàm cơ sở dữ liệu này là SUMIFS, SUMPRODUCT và các bạn có thể theo dõi ở những bài viết sau đây:
SUMIFS
Đánh giá bài viết này
Cách Dùng Hàm Dsum Trong Excel
Cách dùng hàm DSUM trong Excel
Cách sử dụng hàm SUM để tính tổng trong Excel
Hướng dẫn tạo biểu đồ tương tác trong Excel với hàm INDEX
Cách sử dụng hàm Vlookup trong Excel
Hướng dẫn tính tổng có điều kiện bằng DSUM
Hàm DSUM là hàm cộng các số trong một trường, cột trong danh sách dữ liệu thỏa mãn với các điều kiện xác định.
Cú pháp hàm là DSUM =DSUM(database; field; criteria).
Trong đó:
Database là đối số bắt buộc, là cơ sở dữ liệu được tạo từ 1 phạm vi ô. Danh sách dữ liệu này sẽ chứa các dữ liệu là các trường, gồm trường để kiểm tra điều kiện và trường để tính tổng. Danh sách chứa hàng đầu tiên là tiêu đề cột.
Field là đối số bắt buộc chỉ rõ tên cột dùng để tỉnh tổng các số liệu. Có thể nhập tên tiêu đề cột trong dấu ngoặc kép, hoặc dùng 1 số thể hiện vị trí cột trong danh sách không dùng dấu ngoặc kép, hay tham chiếu tới tiêu đề cột muốn tính tổng.
Criteria là đối số bắt buộc, phạm vi ô chứa điều kiện muốn hàm DSUM kiểm tra.
Lưu ý người dùng
Có thể dùng phạm vi bết kỳ cho criteria nếu phạm vi đó chứa ít nhất 1 nhãn cột và ít nhất 1 ô bên dưới tiêu đề cột đó mà sẽ xác định điều kiện cho cột đó.
Không đặt phạm vụ điều kiện ở phía dưới danh sách vì sẽ không có vị trí thêm các thông tin khác vào danh sách.
1. Tính tổng số tiền đã bán của sản phẩm iPhone Bước 1:
Trước hết chúng ta tạo phạm vị điều kiện cho hàm DSUM để tính tổng số tiền đã bán của dòng iPhone. Điều kiện cho hàm DSUM là iPhone*.
Bước 2:
Tiếp đến người dùng nhập công thức hàm DSUM là =DSUM(A6:E13;”Thành Tiền”;C2:C3).
Trong đó:
A6:E13 là phạm vi cơ sở dữ liệu chứa cột cần tính tổng và cột chứa điều kiện cần kiểm tra.
“Thành Tiền” là tiêu đề cột sẽ sử dụng giá trị trong cột đó để tính tổng.
C2:C3 là phạm vị điều kiện chưa tiêu đề cột và 1 giá trị điều kiện.
Nhấn Enter và chúng ta sẽ được kết quả chính xác như hình.
Hoặc người dùng có thể thay giá trị trong Field thành tham chiếu tới cột Thành tiền. Công thức nhập là =DSUM(A6:E13;E6;C2:C3). Kết quả cũng thương tự như khi bạn nhập cột Thành tiền vào công thức.
Bước 2:
Chúng ta nhập công thức hàm là =DSUM(A6:E13;E6;C2:C3) và nhấn Enter.
Kết quả tổng số tiền sẽ như trong hình.
Nhìn chung cách sử dụng hàm DSUM trên Excel vô cùng đơn giản. Bạn có thể sử dụng hàm để tính tổng các giá trị theo cột với điều kiện đơn giản. Với những điều kiện phức tạp hơn chúng ta có thể sử dụng hàm SUMIF.
Hướng dẫn sử dụng hàm Index trong Excel
3 cách tính tổng trong Excel
Cách in bảng tính Excel trong một trang
Hàm Dsum Trong Excel, Cách Sử Dụng Hàm Dsum Và Ví Dụ Minh Họa
Mô tả hàm DSUM
Hàm DSUM là hàm cộng các số trong một trường (cột) trong danh sách dữ liệu thỏa mãn với các điều kiện mà bạn xác định.
Cú pháp hàm DSUM
=DSUM(database; field; criteria)
Trong đó:
Database là đối số bắt buộc, đây chính là danh sách (cơ sở dữ liệu) được tạo thành từ một phạm vi ô. Danh sách dữ liệu này là danh sách chứa các dữ liệu là các bản ghi và các cột dữ liệu là các trường, có chứa trường để kiểm tra điều kiện và trường để tính tổng. Danh sách chứa hàng đầu tiên là tiêu đề cột.
Field là đối số bắt buộc, đối số này chỉ rõ tên cột dùng để tính tổng các số liệu. Các bạn có thể nhập tên tiêu đề cột trong dấu ngoặc kép hoặc là một số thể hiện vị trí cột trong danh sách không trong dấu ngoặc kép (ví dụ số 1 là cột đầu tiên, số 2 là cột thứ 2… trong database) hay một tham chiếu đến tiêu đề cột mà các bạn muốn tính tổng.
Criteria là đối số bắt buộc, đây là phạm vi ô có chứa điều kiện mà các bạn muốn hàm DSUM kiểm tra.
Lưu ý về phạm vi điều kiện criteria
Các bạn có thể dùng phạm vi bất kỳ nào cho đối số criteria nếu phạm vi đó có chứa ít nhất một nhãn cột và ít nhất một ô bên dưới tiêu đề cột đó mà nó sẽ xác định điều kiện cho cột đó.
Không nên đặt phạm vi điều kiện ở phía dưới danh sách, vì sẽ không có vị trí thêm các thông tin khác vào danh sách.
Ví dụ hàm DSUM
Giả sử các bạn có bảng dữ liệu sau:
Đầu tiên các bạn có thể tạo một phạm vi điều kiện cho hàm DSUM, vì các bạn cần tính các sản phẩm iPhone mà có rất nhiều dòng iPhone nên điều kiện các bạn nhập thêm ký tự đại diện là dấu * sau iPhone.
=DSUM(A9:E18;”Thành Tiền”;C4:C5)
Trong đó:
“Thành Tiền” là tiêu đề cột mà các bạn sẽ sử dụng giá trị trong cột đó để tính tổng.
C4:C5 là phạm vi điều kiện chứa tiêu đề cột và một giá trị điều kiện.
=DSUM(A9:E18;E9;C4:C5)
Trong đó:
A9:E18 là phạm vi cơ sở dữ liệu mà các bạn sẽ làm việc.
E9 là tham chiếu đến tiêu đề cột cần tính tổng.
Phân Biệt Các Hàm Sum, Sumif, Sumifs Và Dsum
Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến 4 hàm cơ bản đó là SUM, SUMIF, SUMIFS và DSUM.
Để hiểu rõ hơn về chức năng mỗi hàm, bài viết sử dụng ví dụ về doanh số bán ô của một công ty. Đây là bảng dữ liệu 1000 hàng, do đó phạm vi dữ liệu sẽ từ ô A1 đến ô J1001.
Hàm SUM
Hàm SUM có chức năng tính tổng nhiều ô riêng lẻ, tính tổng trong một phạm vi hoặc thậm chí nhiều phạm vi trong một lần.
Ví dụ, tính tổng tất cả số lượng ô bán ra (cột I), sử dụng công thức sau:
=SUM(I2:I1001)
Tính tổng giá bán được (cột J), sử dụng công thức:
=SUM(J2:J1001)
Hàm SUMIF
Hàm SUMIF thực hiện tính tổng dựa trên một điều kiện.
Ví dụ:
Tính tổng tất cả số lượng ô màu xanh đã bán, sử dụng công thức:
=SUMIF(G2:G1001,”blue”,I2:I1001)
Công thức của hàm SUMIF:
=SUMIF(Range, Criteria, Sum_Range)
Trong đó:
Criteria: là điều kiện cho hàm, trong ví dụ này là blue. Điều kiện không phân biệt chữ hoa chữ thường, do đó bạn có thể viết blue hoặc BLUE, hàm sẽ vẫn hiểu điều kiện bạn đưa ra. Bởi vì điều kiện là văn bản, ngày, nên nó cần dấu ” “. Nếu điều kiện là số, bạn không cần dấu này nữa.
Range là phạm vi chứa điều kiện (criteria), trong ví dụ này là phạm vi chứa Blue, tức là cột G (Color).
Sum_Range là phạm vi tính tổng. Trong trường hợp này chúng ta cần tính tổng số lượng nên phạm vi ở đây là cột I (Qty).
Một điều bạn cần lưu ý là không được xáo trộn thứ tự hàm, đầu tiên là Range, Criteria và cuối cùng là Sum_Range.
Hàm SUMIFS
Hàm SUMIFS (chú ý ‘s’ ở trong tên hàm) tính tổng dựa trên nhiều điều kiện, khác với hàm SUMIF ở trên chỉ có thể tính tổng dựa trên 1 điều kiện. Bạn cũng có thể sử dụng hàm này với chỉ một điều kiện.
Ví dụ:
Tính tổng tất cả số lượng ô màu xanh, có kích thước nhỏ, chúng ta sẽ sử dụng công thức:
=SUMIFS(I2:I1001,G2:G1001,”blue”,F2:F1001,”small”)
Công thức của hàm SUMIFS:
=SUMIFS(Sum_Range, Range 1, Criteria 1, Range 2, Criteria 2, …, Range n, Criteria n)
Trong đó:
Sum_Range là phạm vi tính tổng của hàm SUMIFS được đặt lên đầu tiên. Đây là điểm khác biệt so với hàm SUMIF.
Theo sau là Range và Criteria của từng điều kiện, tương tự như hàm SUMIF.
Tất cả các điều kiện trong hàm SUMIFS là điều kiện Và, không phải điều kiện Hoặc. Do đó, không có hai điều kiện cho cùng một cột. Nếu làm như vậy, công thức sẽ khác một chút, chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Tương tự như trên bạn cũng không được xáo trộn thứ tự hàm.
Như trên đã nói bạn không được sử dụng hai điều kiện trong cùng một cột nhưng nếu muốn tính tổng số lượng ô xanh và ô vàng (trong cùng một cột G), ta sử dụng công thức như sau:
=SUMIFS(I2:I1001,G2:G1001,”blue”)+SUMIFS(I2:I1001,G2:G1001,”yellow”)
Theo công thức trên chúng ta kết hợp hai hàm SUMIFS để tạo điều kiện Hoặc. Bạn có thể sử dụng kết hợp hai hàm SUMIF để tính tổng trên.
Hàm DSUM
Bây giờ, nếu cần tính số lượng ô màu xanh, đen, vàng và hồng thì dùng công thức như thế nào? Bạn có thể sử dụng hàm SUMIFS + SUMIFS + SUMIFS + SUMIFS như trên.
Tuy nhiên nếu bạn muốn tính tổng 20 màu ô trong số 40 màu ô đang bán thì sao?
Thay vì viết =SUMIFS + SUMIFS + SUMIFS + SUMIFS + ….. 20 lần, đơn giản bạn chỉ cần sử dụng hàm DSUM. Hàm DSUM cho phép bạn tạo điều kiện bên ngoài công thức.
Để tính tổng số lượng ô màu xanh, vàng và đen, hãy tạo điều kiện bên ngoài bảng dữ liệu.
Bạn cần viết tiêu đề cột trước, trong trường hợp này là Color. Bên dưới bạn viết từng điều kiện cần tính tổng trong từng hàng. Khi viết điều kiện này bên dưới điều kiện kia có nghĩa bạn đang tạo điều kiện Hoặc.
Công thức sẽ là:
=DSUM(A1:J1001,I1,M21:M24)
Công thức chung cho hàm DSUM:
=DSUM(Database, Field, Criteria)
Trong đó:
Database: là phạm vi toàn bộ dữ liệu. Trong trường hợp này là A1:J1001.
Field: là tiêu đề của cột cần tính tổng, trong ví dụ này là cột Qty (I1).
Criteria là phạm vi dữ liệu bạn tạo điều kiện bên ngoài. Ở đây là phạm vi từ ô M21 đến M24.
Ví dụ 2:
Để tính tổng số lượng ô xanh, nhỏ và ô đen, lớn, tương tự như trên chúng ta cần tạo điều kiện bên ngoài.
Khi viết tiêu chí cạnh nhau có nghĩa là bạn đang tạo điều kiện Và, viết tiêu chí này bên dưới tiêu chí kia có nghĩa là tạo điều kiện Hoặc.
Công thức sử dụng để tính tổng theo điều kiện trên là:
=DSUM(A1:J1001,I1,M28:N30)
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Hàm Database Trong Excel (Dsum, Dcount, Daverage) trên website Hoisinhvienqnam.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!